CHÂN DUNG ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN NHĨ
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 27/02/2009 .Lượt xem: 4945 lượt.

             

Đồng chí tham gia cuộc đấu tranh bãi khóa của học sinh-sinh viên ở Huế bị lộ, bị địch bắt cầm tù vào tháng 10-1930 và giam tại nhà lao Thừa Phủ. Do không khai thác được manh mối người cầm đầu cuộc đấu tranh nên chúng phải trả tự do cho Nguyễn Xuân Nhĩ vào tháng 2 năm 1931. Ra tù, Nguyễn Xuân Nhĩ tiếp tục hoạt động cách mạng, gây dựng cơ sở, thành lập tổ chức Nông hội đỏ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ cùng Trần Tống, Nguyễn Đức Thiện lập một tổ truyền bá chữ quốc ngữ đó cũng là cái cớ để các đồng chí ta được sinh hoạt trong một tổ chức Đảng bí mật, Nguyễn Xuân Nhĩ làm Bí thư chi bộ Bích Trâm, Hà Thạnh. Năm 1938, Đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ được bầu bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Nam, làm Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện ủy Điện Bàn.

Những người tổ chức cuộc mít tinh kỷ niệm cách mạng Pháp 14.7(1789-1939) tại Phong Thử bị tên tổng đốc tay sai Pháp truy bắt. Nguyễn Xuân Nhĩ lại vào tù, bị giam ở nhà lao Vĩnh Điện. Đến năm 1940, địch chuyển đồng chí xuống nhà lao Hội An rồi đày đi Lao Bảo, đầu năm 1943 chuyển vào nhà tù Buôn Mê Thuột. Do đấu tranh của tù nhân lên cao, kẻ thù lại phân tán anh em tù để đề phòng nổi dậy, Nguyễn Xuân Nhĩ bị đày lên Đăk-Min.

Ngày 9-3-1945, Nhật Pháp bắn nhau, Nguyễn Xuân Nhĩ ra tù về Quảng Nam tiếp tục hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa. Sau khi cướp chính quyền thành công đồng chí được cử làm Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Nam. Từ đó về sau, đống chí được đảm nhiệm nhiều chức vụ, trọng trách ở tỉnh và khu V, rồi giữ chức Ủy viên Thường vụ Quốc hội khóa VI.

Ngày 15/9/1983, Đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ từ trần do căn bệnh hiểm nghèo.