Ban đại diện Ngân hàng Chính sách thị xã tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024
Tác giả: Mi Ni - Tào Ka .Ngày đăng: 26/01/2024 .Lượt xem: 196 lượt.
Sáng ngày 25/01, Ban đại diện Ngân hàng chính sách thị xã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động tín dụng chính sách năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – TUV, Phó Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng ban đại diện, chủ trì Hội nghị.

Trong năm 2023 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn sau đại dịch Covid nhưng được sự quan tâm thường xuyên theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Nam, Thị ủy, HĐND, UBND, Ban đại diện HĐQT thị xã; sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đơn vị nhận ủy thác, UBND các xã, phường; sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ viên chức PGD NHCSXH nên đã hoàn thành tốt chương trình nhiệm vụ, kế hoạch được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.


Quang cảnh Hội nghị

Theo đó, tổng nguồn vốn được giao đến 31/12/2023 là: 622.260 triệu đồng, tăng 77.000 triệu đồng so với 31/12/2022; tỷ lệ tăng là 17,2% (trong đó: nguồn vốn TW là 495.206 triệu đồng, chiếm 79,46%; nguồn vốn  địa phương là 29.743 triệu đồng chiếm 4,77%; nguồn vốn huy động đạt 97.311 triệu đồng, chiếm 15,63% tổng nguồn vốn). Tổng dư nợ thực hiện  đến 31/12/2023 là 530.616 triệu đồng tăng so với đầu năm  là: 76.663 triệu đồng, tỉ lệ tăng 16,8% đạt 99,8 % so với kế hoạch. Công tác huy động vốn thực hiện tốt (vốn ủy thác địa phương là 7.325 triệu đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh là 21.718 triệu đồng và nguồn vốn huy động đạt 97.311 triệu đồng, chiếm 15,63%/tổng nguồn vốn). Trong năm, Phòng Giao dịch đã kiểm tra 100% hồ sơ, chứng từ phát sinh, và kiểm tra đối chiếu được 20 xã, phường, với 62 lượt Hội cấp xã, 66 Tổ TK&VV và trên 660 lượt hộ vay.

Chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của Phòng giao dịch, điểm giao dịch xã được giữ vững. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp 688 hộ thoát nghèo và 239 hộ thoát cận nghèo; 1.158 học sinh sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập, tiếp tục đến trường; hơn 3.437 công trình nước sạch, vệ sinh được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống cho Nhân dân nông thôn mới, khoảng 1.932 lao động được vay vốn để tạo việc làm, giải quyết lao động và hàng nghìn hộ vay vốn ổn định cuộc sống.... góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thị xã.

Công tác phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong việc quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách đạt hiệu quả. Đến 31/12/2023, tổng dư nợ ủy thác qua 04 tổ chức chính trị đạt 529.580 triệu đồng, tăng so với năm 2022 là 76.540 triệu đồng, chiếm 99,79% tổng dư nợ, với 11.986 khách hàng còn dư nợ, 317 tổ tiết kiệm và vay vốn, Trong đó: Hội Nông dân quản lý 189.112 triệu đồng, tăng 30.538 triệu đồng, chiếm 35,64% trên tổng dư nợ với 111 Tổ TK&VV và 4.020 khách hàng còn dư nợ; Hội Phụ nữ quản lý 288.369 triệu đồng, tăng 36.471 triệu đồng, chiếm 54,3% trên tổng dư nợ với 170 tổ TK&VV và 6.613 khách hàng còn dư nợ; Hội Cựu Chiến binh quản lý 18.092 triệu đồng, tăng 2.473 triệu đồng, chiếm 3,4% trên tổng dư nợ với 12 tổ TK&VV và 415 khách hàng còn dư nợ; Đoàn Thanh niên quản lý 33.976 triệu đồng, chiếm 6,4% trên tổng dư nợ với 24 tổ TK&VV và 727 khách hàng còn dư nợ.


Các đơn vị được khen thưởng tại Hội nghị

Các đại biểu đã tham gia thảo luận về vai trò, hiệu quả, công tác kiểm tra, giám sát của công tác tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Hội nghị đã khen thưởng cho 15 tập thể và 10 cá nhân; đồng thời triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.