Nội dung chi tiết

Anh thương binh làm kinh tế giỏi
Tác giả: Đặng Hữu Lý .Ngày đăng: 23/01/2014 .Lượt xem: 5282 lượt. [In bài]
Anh Nguyễn Đức Bích tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi, năm 1964 là đội viên du kích, đến năm 1970 làm Xã đội trưởng kiêm Trưởng Ban dân vận xã Điện Nam Bắc. Trong lúc đang chỉ huy xã đội chiến đấu với Lữ đoàn Dù của Mỹ tại thôn Trung (Cẩm sa – Điện Nam), anh bị thương nặng, được đồng đội đưa về tạm ẩn tại công sự. Nhưng bọn chiêu hồi chỉ điểm, quân ngụy từ Cồn khe- Điện Ngọc ập đến bắt. Anh Bích bị giam ở Non nước, rồi Phú Quốc.

   

   Đến 24 tháng 3 năm 1973, anh Bích được trao trả tại Lộc Ninh, rồi được Tổ chức đưa ra miền Bắc chữa trị. Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, anh được đưa về điều dưỡng tại D40 Tam kỳ-Quảng Nam, sau đó được về an dưỡng tại gia đình. Vợ anh là chi Hứa Thị Chính cũng là thương binh hạng 3/4. Trong quá trình tham gia kháng chiến anh Bích được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì, 5 lần được công nhận Dũng sỉ diệt Mỹ, Kỷ niệm chương Tù yêu nước.Cha, mẹ anh được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, mẹ anh là Liệt sỹ, có 3 con cũng là Liệt sỹ, được tặng danh hiệu cao quí Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng .

          Từ khi về lại với gia đình, mặc dầu là thương binh cụt một chân, nhưng anh Bích cùng vợ bắt tay vào việc khai hoang, vỡ hóa, lập vườn, tham gia cải tạo đồng ruộng cùng với bà con khôi phục màu xanh cho quê hương. Vợ chồng anh thương binh Nguyễn Đức Bích luôn gương mẫu chấp hành mọi chủ trương của Đảng, chính quyền địa phương từ việc thực hiện hợp tác hóa đến đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hội nhập kinh tế thị trường, luôn giữ vững phẩm chất cách mạng của người đảng viên Cộng Sản, người con của quê hương, của gia đình truyền thống cách mạng. Những năm gần đây theo chủ trương của huyện Điện Bàn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế, anh Bích thích nghi ngay, bắt tay vào làm kinh tế vườn với phương châm “Lấy hiệu quả làm thước đo” ngay trên mảnh đất gần một ngàn mét vuông trong khu vườn nhỏ của mình.

          Để làm được nhiều loại rau màu ngắn ngày, phù hợp với vùng cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao như rau cải, mướp, khổ qua...,anh lên kế hoạch chuyên canh 3 vụ rõ rệt tính theo âm lịch: Từ tháng 3 đến tháng 8 chuyên trồng cây mướp, một loại cây ưa chịu nắng có tưới nước; từ tháng 8 đến hết tháng 10 chuyên canh sản xuất rau cải; từ tháng 11 đến hết tháng 2 năm sau chuyên làm cây khổ qua. Đặc tính của cây khổ qua, cây mướp là loại dây leo, thời gian sinh trưởng dài ngày và cho ra nhiều lứa quả nên anh phải làm dàn kiên cố bằng hàng trăm trụ bê tông, dăng dây thép rồi phủ lưới nhợ lên trên. Khi chưa đến mùa làm mướp, khổ qua thỉ diện tích mặt đất được gieo trồng cây rau cải, cứ vậy, quanh năm, bốn mùa anh đều có măt trên mảnh vườn của mình và các loại rau, quả cứ lần lượt xanh tốt và cho năng suất cao.

          Trong năm 2013, anh thả trên 150 gốc mướp cho sản lượng trên 200 ký, thu được gần 10 triệu đồng; tiếp theo là cây rau cải , anh làm được 3 đợt cho sản lượng hàng trăm chục kẹp cải (cải được bán sỉ theo chục= 12 kẹp), mỗi chục từ 50 đến 60 ngàn đồng, sau lũ lụt có lúc cải lên đến 80 ngàn đồng một chục. Sau khi trừ chi phí anh thu được 25 triệu đồng. Hiện nay vườn anh đã có 200 gốc khổ qua đang leo tỏa lên đến mặt dàn, đã bắt đầu ra hoa và những chiếc nụ đầu tiên. Giá khổ qua thời điểm hiện tại trên thị trường từ 30 đến 35 ngàn đồng một ký. Dự tính trong những ngày cận Tết Giáp Ngọ này anh Bích sẽ bán ra thị trường lứa trái đầu tiên khoảng trên 100 ký. Ước tính cả vụ đến ra giêng, ra hai, vườn khổ qua của anh sẽ cho ra thị trường khoảng 250 đến 300 ký. Như vậy với mảnh vườn chưa đầy 1000 mét vuông, gia đình anh Bích có thu nhập bình quân mỗi năm trên 50 triệu đồng .

          Tết năm nay, bạn có dịp đến thôn Bình Ninh xã Điện Nam Bắc hãy ghé vào thăm nhà anh thương binh Nguyễn Đức Bích, sẽ rõ hơn về một gia đình thương binh làm kinh tế vườn rất hiệu quả. Gia đình anh Bích đã được bình chọn là hộ nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi năm 2013.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội nghị vể cung ứng điện, tiết kiệm điện năm 2024 và kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ phát động thực hiện mô hình “Diệt cây mai dương, xây dựng mô hình kinh tế” năm 2024.
Giống lúa VNR10 và Hương Châu 6 đáp ứng niềm tin của nông dân
Bảo hiểm xã hội thị xã Điện Bàn nỗ lực giải quyết hồ sơ giao dịch
Đại hội đại biểu thành viên HTX Nông nghiệp Điện Phước II, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN thị xã Điện Bàn quyết liệt triển khai nhiệm vụ năm 2024
Bảo hiểm xã hội thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị tuyên truyền, đối thoại, chính sách pháp luật về BHXH, BHYT cho người lao động
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn triển khai kế hoạch nguồn vốn vay năm 2024
Hoàn tất các thủ tục để tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn tại thị xã Điện Bàn
Điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách tại các xã, phường - Vì lợi ích hộ vay vốn
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Đi lên từ đam mê cây cảnh.
Nông nghiệp Điện Bàn trong quá trình đô thị hóa
Đi dọc vùng Đông
Vĩnh Điện phát triển hạ tầng đô thị
Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc mười năm, một chặng đường
Lễ công bố quyết định 02 Phó Trưởng Ban quản lý phát triển đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc
Cánh đồng mẫu ở Điện Bàn
Nông dân Điện Bàn với nghề chăn nuôi
Điện Trung “Chung tay xây dựng xã Nông thôn mới”
Quỹ tín dụng nhân dân xã Điện Dương tổ chức hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2012, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2013
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm