Nội dung chi tiết

Bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Tác giả: Minh Xuyến .Ngày đăng: 15/08/2024 .Lượt xem: 117 lượt. [In bài]
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền giữa người và động vật, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Vi rút Dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng. Hiện nay, bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại đều tử vong 100%.

Hiện nay, trên địa bàn thị xã Điện Bàn đã xảy ra 02 ổ dịch Dại trên đàn chó nuôi tại 02 TDP (2A, Cẩm Sa), phường Điện Nam Bắc gây cắn người. Vi rút Dại đang lưu hành trên địa bàn, trong khi đó, công tác quản lý đàn chó nuôi chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn nuôi theo hình thức thả rông, không kê khai chăn nuôi, nhiều hộ không tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo nuôi, mật độ dân cư đông... Vì vậy, nguy cơ phát sinh bệnh Dại trên địa bàn  thị xã Điện Bàn trong thời gian đến là rất lớn.


Nhân viên thú ý tiêm phòng bệnh Dại tại phường Điện Minh

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi cũng như để đảm bảo an toàn cho cộng đồng; người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như sau:

1. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với bệnh Dại. Tiêm phòng Dại cho chó, mèo nhiều năm sẽ tạo nên vành đai miễn dịch an toàn và khép kín, phòng tránh cho con người tránh xa bệnh Dại - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Đối tượng tiêm phòng bệnh Dại là những con chó, mèo khỏe mạnh từ 4 tuần tuổi trở lên, tiêm bắp hoặc dưới da, thời gian tiêm nhắc lại mỗi năm 1 lần.  

2. Đối với chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.

3. Không thả rông chó, mèo; xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;

Chủ nuôi chó, mèo phải chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:

- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng hay các chất tẩy rửa thông thường,… liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod.

- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

- Đến ngay cơ sở y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

         - Tuyệt đối không dùng thuốc Nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tặng 84 suất quà cho bệnh nhân chạy thận
Hội Đông y thị xã Điện Bàn tổ chức hội thảo chuyên đề “Bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại địa phương
Các tin cũ hơn:
Khám bệnh từ thiện cho bà con khó khăn tại 3 xã Gò Nổi
Khám sức khoẻ miễn phí cho hội viên phụ nữ phường Vĩnh Điện
Tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng cho phụ nữ phường Điện Ngọc
Đoàn phường Điện Ngọc phối hợp tư vấn, tuyên truyền sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân cho vị thành niên – thanh niên
Trao thẻ BHYT cho các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thị xã Điện Bàn
CLB Liên thế hệ tự giúp nhau khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người cao tuổi
Tuyên truyền giáo dục sức khỏe vị thành niên cho học sinh trên địa bàn phường Điện Nam Bắc
Xã Điện Hồng tổ chức tuyên truyền, tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành viên
Câu lạc bộ Thanh niên vận động hiến máu - Học viện Hành chính quốc gia khu vực miền Trung tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu
Cách phòng, chống bệnh dại
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm