Qua kiểm tra nợ đọng xây dựng cơ bản, quyết toán dự án hoàn thành các công trình ở các xã xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015 các địa phương đã xây dựng 572 công trình. Trong đó, tất cả các công trình đều được quyết toán với tổng giá trị 190 tỷ 845 triệu đồng. Bao gồm nguồn vốn củaTrung ương và UBND tỉnh là 98 tỷ 138 triệu đồng, vốn thị xã 33 tỷ 482 triệu đồng, vốn cấp xã 18 tỷ 742 triệu đồng và lồng ghép và nguồn khác là 40 tỷ 483 triệu đồng. Đến ngày 24/12/2016, nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn các xã của Trung ương, tỉnh, thị xã đã thanh toán xong chỉ còn nợ xã khoảng dưới: 3 tỷ đồng (chủ yếu ở 2 xã Điện Thắng Bắc và Điện Thắng Trung và 2 địa phương này đã có kế hoạch thanh toán dứt điểm trong quý I/2017). Riêng với 3 xã triển khai xây dựng NTM đạt xã NTM năm 2016, Trung ương, tỉnh đã phân bổ 27 tỷ 356 tỷ đồng. Đối với, ngân sách thị xã, UBND thị đã có kế hoạch và phân bổ vốn đối ứng các công trình xây dựng NTM của 3 xã đạt chuẩn xã NTM năm 2016 theo kế hoạch đầu tư công trung hạn thị xã giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, chỉ đạo UBND thị xã chỉ đạo thanh quyết toán các công trình đầu tư theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Để có kết quả này, suốt trong thời gian qua, UBND thị xã, chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh về chương trình NTM. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, UBND các xã đầu tư thanh quyết toán công trình xây dựng NTM theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Văn phòng Điều phối NTM thị xã, các ngành liên quan thị xã, UBND các xã, rà soát đánh giá mức độ các tiêu chí cũng như lập kế hoạch, lộ trình với danh mục và nguồn vốn đầu tư của từng cấp cụ thể, trình HĐND, UBND thông qua, để đảm bảo nguồn lực đầu tư. Tránh tình trạng nợ xây dựng không có khả năng thanh toán.
Cạnh đó, thị xã cũng đã Ban hành danh mục các công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã theo quy định của cấp trên về thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù trong chương trình xây dựng Nông thôn mới. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giảm chi phí trung gian trong đầu tư xây dựng; Đa dạng hóa, xã hội hóa các nguồn lực đầu tư NTM. Từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình NTM, vốn từ các chương trình, Đề án, dự án đang triển khai trên địa bàn và các nguồn vốn lồng ghép khác, đầu tư xây dựng các tiêu chí NTM ở các xã. Riêng nguồn vốn đối ứng của thị xã, UBND thị xã xây dựng các chương trình, Đề án trình Hội đồng nhân dân thị xã thông qua các Đề án, chương trình như: Đề án phát triển giáo dục, đề án phát triển gaio thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi hóa đất màu, Đề án thu gom, xử lý chất thải rắn, Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp, Đề án Phát triển Văn hóa, chương trình phát triển chợ, dồn điền đổi thửa….đã lồng ghép đầu tư hơn 500 tỷ đồng đầu tư xây dựng. Đối với nguồn vốn đối ứng từ ngân sách xã. Ủy ban nhân dân thị xã đã có chủ trương. Đối với các dự án khai thác quỹ đất do xã làm chủ đầu tư, nguồn thu được UBND thị xã để lại 100% cho các địa phương đầu tư hạ tầng nông thôn và đối ứng nông thôn mới để hạn chế tối đa vốn huy động từ nhân dân đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong xây dựng NTM: Từ những kết quả đạt được trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Đức Chơi, Trưởng phòng Kinh tế thị xã kiêm Phó Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của thị xã Điện bàn khẳng định: Những địa phương nào làm tốt công tác kiểm tra giám sát nhất là giám sát của cộng đồng, thực hiện công khai minh bạch ở tất cả các khâu từ xây dựng, thực hiện quy hoạch đến quản lý vốn và tài chính, phát hiện kịp thời những sai phạm để chấn chỉnh thì ở những xã đó quá trình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới diễn ra sôi nổi có kết quả rõ nét, huy động được nguồn lực trong nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.