Bởi Cô là giáo viên mẫu mực, hiền từ và chịu khó, tâm quyết với nghề giáo. Đặc biệt 34 làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo mầm non phường Điện An (từ năm 1983 đến cuối năm 2016) mới nghĩ hưu theo chế độ. Cô cùng tập thể giáo viên nổ lực phấn đấu xây dựng cho ngành mẫu giáo mầm non phường Điện An từ thời kỳ khó khăn thiếu thốn ban đầu nay đã vươn lên xứng tầm với vai trò và nhiệm vụ. Được ngành giáo dục cấp trên tin tưởng và công nhận trường Trường chuẩn Quốc gia. Nhiều năm liền trường được bình chọn tiên tiến xuất sắc, xếp trong top đầu các trường mẫu giáo mầm non thị xã Điện Bàn. Riêng Cô đã được lãnh đạo ngành giáo dục tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen và các danh hiệu. Đặc biệt; là danh hiệu nhà giáo ưu tú và Đảng bộ thị xã Điện Bàn trao tặng Đảng viên tiêu biểu xuất sắc 5 năm liền 2011- 2016, vào năm 2016.
Cô giáo Đỗ Thị Bốn, năm nay ngoài 60 tuổi, ở khối phố 5 phường Vĩnh Điện. Cô nhớ lại trong những năm đầu thập niên 80, của thế kỷ trước, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành mẫu giáo mầm non cô giáo Bốn được phân công về công tác tại xã Điện An và đảm trách vai trò Hiệu trưởng của trường. Thời điểm nầy, cũng như những địa bàn nông thôn khác ở xã Điện An còn khó khăn về nhiều mặt, trong đó có ngành học mẫu giáo mầm non như Cơ sở trường lớp nghèo nàn “tranh tre là chính”, chưa nói đến thiết bị đồ dùng dạy học. Các cụm trường thường làm trong khu dân cư nhỏ lẻ, môĩ thôn có khi 1 đến 2 cơ sở trường và phần lớn đều dạy ghép các độ tuổi như 3 trong 1. Chưa kể số cụm trường lớp có nhưng trẻ đến lớp thường thưa dần các Cô phải đến tận nhà phụ huynh vận động đưa các cháu ra lớp học đúng độ tuổi và đúng cấp học cho các cháu. Ngoài ra trong thời gian nầy, việc đi lại của các Cô nuôi dạy trẻ cũng hết sức khó khăn, nhất là những lúc trời mưa đường trơn trợt không có chỗ tránh, các Cô phải vác xe đạp lên vai mới vào được các lớp học trong khu dân cư xa để dạy cho các cháu. Đêm về Cô hiệu trưởng còn phải cập nhật thông tin trong ngày, làm kế hoạch sắp xếp giáo viên các cụm trường hoặc soạn giáo án để các giáo viên đứng lớp giảng dạy cho tốt. Nhưng ngày đó chế độ lương giáo viên còn thấp lắm, giáo viên mẫu giáo mầm non hưởng theo công điểm của các HTX NN chủ yếu, mỗi tháng chỉ được 20 kg lúa cho mỗi Cô, ngoài ra đâu có chế độ nào khác. Nhưng điều kiện khó khăn chung các giáo viên mẫu giáo thời đó vẫn cố gắng miệt mài, chăm chỉ bám trường, bám lớp nuôi dạy các lớp mẫu giáo ngày càng tiến bộ được đông đảo phụ huynh trên địa bàn tin yêu gởi gắm. Cô Bốn tâm sự chia sẽ ! nhờ hồi đó còn sức trẻ cùng với lòng nhiệt quyết yêu nghề, yêu trẻ nên dần Cô cũng thích nghi nhạy bén với công việc. Theo đó được sự hổ trợ của bà con nhân dân, sự phối hợp các cơ quan ban ngành đoàn thể ở địa phương Cô Bốn cùng tập thể cán bộ giáo viên nhà trường tổ chức quản lý nuôi dạy tốt, trang bị cho các cháu đảm bảo các điều kiện kiến thức trước khi vào lớp 1 và cấp I. Cô cũng đã từng bước sắp xếp các cụm trường mẫu giáo trên địa bàn phường để đưa vào nuôi dạy chất lượng nhất là tham mưu các cấp lãnh đạo chính quyền vận động các nguồn kinh phí, theo các tiêu chí xã hội hóa giáo dục để đầu tư xây dựng phát triển cơ sở trường lớp. Còn nhớ từ năm 2.000, ngành mẫu giáo phường được gia đình Ông Lê Ba ở Thành phố HCM tài trợ xây dựng tại thôn Bằng An, cụm trường mẫu giáo kiên cố khang trang với quy mô trường tầng đầu tiên ở địa bàn phường, giải quyết nhiều trẻ mẫu giáo địa phận Bằng An và Câu Nhi đến gởi. Thời điểm nầy không những phụ huynh vui sướng mà cả Cô hiệu trưởng Đỗ thị Bốn lúc đó vui mừng khôn xiếc! Bởi ! vừa có ngôi trường khang trang kiên cố do người con quê hương tâm quyết chia sẽ xây dựng đã giúp cho ngành học mẫu giáo phường giảm bớt gánh nặng về trường lớp đang thiếu và xuống cấp. Vừa có cơ hội để ngành mẫu giáo phường áp dụng chương trình quy chuẩn của ngành học mầm non. Rồi 4 năm sau trường được Công ty Xây dựng cỗ phần Nam Việt Á ở Thành phố Đà nẳng đã đầu tư xây dựng cụm trường tại khối phố Câu Nhi Tây, giải quyết số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở địa phận khối Bằng An và Câu Nhi tập trung nuôi dạy. Tiếp đó ngành giáo dục thị xã và UBND phường đầu tư xây dựng cụm trường mẫu giáo tại khối phố Ngọc Tứ, tạo điều kiện bà con ở các khối phố còn lại gởi con em vào nuôi dạy tập trung. Năm 2007 phường Điện An hoàn thành việc xây dựng và tầng hóa được 2 trong 3 cụm trường mẫu giáo trên địa bàn phường và đi vào nuôi dạy nề nếp và hiệu quả. Sau việc cơ sở trường lớp ở địa phương cơ bản ổn định, Cô Hiệu trưởng Đỗ Thị Bốn cũng đã nỗ lực tổ chức quản lý giáo dục, trong đó trọng tâm công tác nuôi dạy trẻ trên địa bàn phường với các điều kiện và chuyên môn tốt nhất. Cô chú trọng nhất việc tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết để mua sắm đồ dùng dạy học hay dụng cụ phục vụ vui chơi cho các chàu, giúp cho các cháu học tập tốt chăm ngoan, biết vâng lời, tiếp thu nhanh, phát triển cả về thể chất lẫn kiến thức. Cô giáo Bốn cũng luôn động viên nhắc nhỡ các giáo viên về việc chăm lo nuôi dạy các lớp trẻ các Cô đảm nhận, tránh những sơ suất xãy ra đối với trẻ. Tạo cho con trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui và phụ huynh có trẻ cũng an tâm gởi đến trường hay Cô giáo luôn thể hiện là tấm gương sáng để trẻ học tập noi. Từ đó, Cô giáo Bốn xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Về nhiệm vụ của giáo viên là thế, còn về quan hệ các mặt đời sống của giáo viên Cô cũng rất quan tâm từng giáo viên, chia sớt, kinh nghiệm, công việc các giáo viên, những lúc các Cô bận việc nhà hay đi bồi dưỡng học tập nghiệp vụ thiếu giáo viên, Cô cũng trực tiếp dạy thay như bao giáo viên khác để hoàn thành tốt chương trình giảng dạy trong năm học các cháu.
Như vậy đó! Cô giáo Bốn nay đã nghỉ hưu và đã hoàn thành nghĩa vụ đối với sự nghiệp giáo dục song 34 năm công tác và cũng chừng đó thời gian làm Hiệu trưởng ngành mẫu giáo phường Điện An, cô Đỗ Thị Bốn đã làm được rất nhiều việc cho sự nghiệp trồng người, cho những cháu trẻ thân yêu lớn lên cùng với địa phương và phát triển như ngày hôm nay thật đáng ghi nhận và trân trọng.