Nội dung chi tiết

Tái cơ cấu nông nghiệp ở Điện Bàn
Tác giả: Phạm Lộc .Ngày đăng: 14/02/2018 .Lượt xem: 2945 lượt. [In bài]
Từ năm 2016 thị xã Điện Bàn triển khai “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”. Sau hai năm triển khai, ngành nông nghiệp của thị xã bước đầu đã hình thành những vùng chuyên canh mang lại hiệu quả đáng khích lệ.

   Triển khai đề án, thị xã tập trung xây dựng thành ba vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Trong đó, khu vực Gò Nổi với các xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây màu; vùng phía tây gồm các xã: Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Phước tập trung phát triển lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao và lấy thương hiệu gạo Phong Thử; riêng ở khu vực 5 phường vùng Đông: Điện Ngọc, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông và Điện Dương phát triển nông nghiệp đô thị chất lượng cao đẩy mạnh trồng cây rau sạch và hoa, cây kiểng.

          
Mô hình trồng rau trong nhà lưới
   Ở vùng Gò Nổi với diện tích trên 1250 ha đất sản xuất cây màu, thị xã đã quy hoạch thành 24 cánh đồng chuyên canh với quy mô lớn. Trên mỗi cánh đồng kết hợp dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng với việc phân lô (mỗi cánh đồng có ít nhất 4 lô và diện tích từ 2,5 - 5ha/lô). Trong quá trình quy hoạch, thị xã còn tập trung cho công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, thủy lợi hóa đất màu và giao thông nội  đồng. Cơ cấu cây trồng được bố trí trồng 4 loại cây chủ lực như: Ngô, đậu phụng, ớt và  đậu xanh. Ngoài ra, còn khuyến khích phát triển một số mô hình như: Ngô Đông xuân - Đậu xanh (hoặc mè)  Xuân hè - Ngô Hè thu; Ngô nếp Đông xuân - Đậu xanh (hoặc mè) Xuân hè - Ngô nếp Hè thu; Lạc Đông xuân - Đậu xanh (hoặc mè) Xuân hè - Ngô Hè thu và mô hình Ớt Đông xuân - Ngô Hè thu.

Để áp dụng mô hình này, năm 2017, thị xã triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng chuyên canh kết hợp cơ giới hóa trên cây đậu xanh” tại Điện Quang và mô hình  “Trồng và thâm canh ngô kết hợp công cụ gieo hạt” tại xã Điện Phong. Kết quả thực tế ở từng mô hình nhờ được áp dụng đồng bộ cơ giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu làm đất, gieo tỉa hạt, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh nên đã giảm được chi phí đầu vào như công lao động, thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất mang lại cao hơn. Thực tế, mỗi mô hình trình đều cho năng suất cao hơn từ 6,5 triệu đồng đến hơn 7 triệu đồng/1 ha so với sản xuất đại trà.  Có thể nói, mô hình không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực đối với bà con nông dân nhờ áp dụng công cụ, máy móc cơ giới, giải phóng sức lao động mà còn giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân đạm nên giảm tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái.

Vùng Tây thị xã được xác định là vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa, lúa chất lượng cao, tiến đến xây dựng thương hiệu lúa gạo Phong Thử. Trong vụ Hè thu  2017, Trạm KN-KL phối hợp với công ty CP giống nông nghiệp Điện Bàn triển khai mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ tại xã Điện Thọ, quy mô 3 ha. Mô hình nhằm giúp bà con nông dân ứng dụng tiến bộ KHKT và áp dụng quy trình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ đó là: Hoàn toàn sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc BVTV đồng thời áp dụng quy trình sản xuất lúa 3 giảm 3 tăng kết hợp công cụ sạ hàng...

Anh Nguyễn Văn Kiệt, Trưởng thôn Đông Hòa, người trực tiếp theo dõi mô hình này cho biết; năng suất lúa sau khi thu hoạch đạt 80 tạ  tươi/ha. Với giá thu mua của doanh nghiệp là 6.500đ/kg thì tổng thu đạt 41.600.000đ/ha, sau khi trừ các khoản chi phí nông dân lãi ròng 20.650.000 đồng và cao hơn so với sản xuất lúa thông thường là 7.150.000đ/ha. Mô hình là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp. Đây được xem là mô hình liên kết bền vững, ít chịu tác động bởi yếu tố thị trường, bà con nông dân không lo đầu ra sản phẩm, doanh nghiệp chủ động sản phẩm để sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc công ty cổ phần giống nông nghiệp Điện Bàn tiếp tục ký kết với nông dân triển khai mô hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ với diện tích trên 20 ha tại xã Điện Thọ. Trên cơ sở đó, toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch sẽ được công ty thu mua.

          Để vùng đông trở thành là vùng phát triển nông nghiệp đô thị chất lượng cao, thị xã cũng xây dựng thí điểm 4 mô hình canh tác nông sản sạch ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới. Mỗi nhà lưới có diện tích 500m² với kinh phí xây dựng khoảng 180 triệu đồng (chính quyền hỗ trợ 50%) bắt đầu triển khai từ tháng 9.2017 và đang cho kết quả khả quan. Với việc canh tác các loại nông sản như măng tây, xà lách trái vụ, cải con, ớt,… nhiều hộ nông dân ứng dụng thí điểm mô hình đều có nguồn thu nhập khả quan. Như trường hợp hộ ông Nguyễn Thanh Lành  ở khối phố Bình Ninh, phường Điện Nam Bắc đã thu lãi ròng hơn 32 triệu đồng chỉ trong 4 tháng.

Ông Bùi Thanh Cưỡng ở khối phố Ngân Câu, phường Điện Ngọc, cho rằng do cây trồng trong nhà lưới không ảnh hưởng của thời tiết mưa, nắng nên giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Cạnh đó, hệ thống tưới phun giúp độ ẩm trong nhà lưới được giữ ổn định  nên thời gian sinh trưởng ngắn hơn đại trà. Đặc biệt, rau trồng trong nhà lưới hạn chế được sâu bệnh nên giảm được được thuốc bảo vệ thực vật, rau sinh trưởng tốt từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính vì thế, chỉ với diện tích 500 m2 sau gần 3 tháng trồng và chăm sóc cây rau thực phẩm ông thu lãi ròng trên 24 triệu đồng.  Qua thực tiễn, phương pháp trồng rau trong nhà lưới ở các loại cải lứa, cải con và xà lách cho thu nhập bình quân cả năm cao hơn 50 - 80% so với trồng đại trà, nhất là ở các thời điểm trái vụ hoặc thời tiết xấu như vừa qua. Ngoài ra, nhiều hộ dân trong khu vực cũng đang mạnh dạn trồng thử nghiệm một số loại hoa cung cấp vụ tết được thị trường ưa chuộng nhưng ở địa bàn tỉnh còn ít canh tác như ly ly, hoa hồng… cũng thu được tín hiệu khởi sắc.

 
Mô hình lúa hữu cơ
   Ông Phan Minh Dũng, Phó chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho rằng; Dù đây là mô hình mới, nhưng qua thực tế không chỉ mang lại sản phẩm sạch mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian đến, để nâng cao giá trị của sản phẩm được sản xuất trong nhà lưới, thị xã sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, hoa, quả ở các phường vùng Đông theo chuỗi giá trị. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nhà sơ chế rau an toàn HTXNN Điện ngọc 1 để có cơ sở liên kết sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường. Đồng thời nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất mới (mô hình trồng rau thủy canh; mô hình trồng rau, củ, quả trên giá thể; mô hình trồng rau quả hữu cơ) và các đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.

Để đạt được mục tiêu đặt ra của Đề án, thời gian tới, thị xã Điện Bàn tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Xây dựng các mô hình sản xuất chuyên canh, kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm trên địa bàn...

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Điện Bàn giao ban sản xuất nông nghiệp trước Tết Mậu Tuất 2018
Chợ Điện Dương từ quê lên phố...
Khánh thành công trình đường ống dẫn nước sạch tại phường Điện Nam Trung.
HTX Nông nghiệp Điện Ngọc I giữ vững ngọn cờ đầu trong thi đua.
Khánh thành chợ Thanh Quýt - Điện Thắng Trung
Gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2018.
Mô hình sử dụng máy làm mạ khay và máy cấy trong sản xuất lúa theo quy mô cánh đồng lớn và sản xuất lúa theo hướng hữu cơ.
Làng hoa Tết Cẩm Phú vào Xuân
Công tác khuyến nông góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Điện Quang bế giảng lớp dạy nghề.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm