Nội dung chi tiết

Hội thảo nghề truyền thống “Dâu tằm tơ lụa” thực trạng và giải pháp phát triển giai đoạn 2018-2025.
Tác giả: Phạm Lộc .Ngày đăng: 13/03/2018 .Lượt xem: 2513 lượt. [In bài]
Ngày 06/3, HTX Nông nghiệp Điện Quang phối hợp với Công ty Cổ phần tơ lụa Quảng Nam tổ chức Hội thảo nghề truyền thống “Dâu tằm tơ lụa” thực trạng và giải pháp phát triển giai đoạn 2018-2025.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, Công ty Cổ phần Tơ lụa Quảng Nam, lãnh đạo Phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn, xã Điện Quang, Ban Nhân dân các thôn và các hộ trồng dâu tiêu biểu trên địa bàn xã Điện Quang tham dự.


   Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Quảng Nam, trong đó có nông dân xã Điện Quang. Trồng dâu nuôi tằm vừa mang lại lợi ích kinh tế, giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vừa đảm bảo môi trường  sinh thái, chống sạt lở đất ven sông, biền bãi sau mỗi mùa lũ lụt, tích tụ bồi đắp phù sa.

Tại xã Điện Quang, diện tích trồng dâu có thời điểm hưng thịnh lên đến 340 ha với 1.200 hộ trực tiếp trồng dâu nuôi tằm với lượng kén sản xuất hàng năm đạt 270 tấn. Thế nhưng, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở Điện Quang dần mai một. Hiện tại xã Điện Quang còn một vài hộ nuôi tằm, hằng năm chỉ nuôi 6 lứa, mỗi lứa 50 kg tằm nhưng cũng chỉ làm thực phẩm chứ không sản xuất kén.

Thời gian qua, Quảng Nam đã thực hiện nhiều chủ trương thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nghành nghề trồng dâu nuôi tằm, mở ra triển vọng trong việc phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm để phục hưng lại làng nghề này. Tuy nhiên, để khôi phục, duy trì và phát triển bền vững nghề này là một quá trình lâu dài, cần có sự đồng tâm hiệp lực của các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân để nghề này đem lại thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người nông dân.  

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến phát biểu của các đại biểu lãnh đạo ở tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn cũng đã khẳng định: xã Điện Quang hoàn toàn có những tiềm năng, lợi thế về phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm. Do vậy trước mắt HTX Điện Quang phối hợp cùng công ty cổ phần Tơ lụa Quảng Nam tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn xã tham gia khôi phục lại nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm; trước mắt, địa phương bố trí 3 ha đất để trồng dâu. Về định hướng lâu dài từ nay đến năm 2025 từng bước tổ chức sản xuất chuyên canh 200 ha dâu với 800 hộ nuôi tằm.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Khẩn trương đưa vào hoạt động mô hình chính quyền hai cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
Điện lực Điện Bàn nâng cấp lưới điện tiếp nhận từ 4 hợp tác xã, đáp ứng tốt nhu cầu điện của người dân
Người trẻ chung tay “giải cứu” dưa hấu cho nông dân Quảng Nam
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức sàn giao dịch việc làm
Điện lực thực hiện chốt số lưới điện hạ áp nông thôn của các Hợp tác xã bàn giao cho ngành điện
Hội thảo đầu bờ giống lúa Hương Xuân
Phòng ngừa tình trạng lừa đảo qua các thông tin giả mạo
Đảm bảo cung cấp điện Phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Điện Bàn (29/3/1975-29/3/2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ Điện Bàn (5/4/1930- 5/4/2025); 10 năm thành lập thị xã Điện Bàn (2015-2025)
Khánh thành giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng Lai Nghi
Hội Nông dân thị xã phát động mô hình diệt cây mai dương
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ SX-KD tổng hợp 1, xã Điện Thọ kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập.
Điện Hòa tổ chức Ngày hội tư vấn xuất khẩu lao động và du học tại Nhật Bản năm 2018.
Phường Điện Ngọc tổ chức thăm đồng ruộng cuối năm.
Tái cơ cấu nông nghiệp ở Điện Bàn
Điện Bàn giao ban sản xuất nông nghiệp trước Tết Mậu Tuất 2018
Chợ Điện Dương từ quê lên phố...
Khánh thành công trình đường ống dẫn nước sạch tại phường Điện Nam Trung.
HTX Nông nghiệp Điện Ngọc I giữ vững ngọn cờ đầu trong thi đua.
Khánh thành chợ Thanh Quýt - Điện Thắng Trung
Gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2018.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm