Nội dung chi tiết

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng bè trên sông
Tác giả: Hữu Tú .Ngày đăng: 14/05/2018 .Lượt xem: 2411 lượt. [In bài]
Hơn 3 năm nay, người dân thôn Thái Cẩm (xã Điện Tiến, thị xã Điện Bàn) biết tận dụng mặt nước trên sông để nuôi cá lồng bè. Không chỉ thế, họ còn thành lập Tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản nhằm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và mở ra hướng phát triển kinh tế cho mô hình này.

Rủ nhau về sông nuôi cá

Trước đây, người dân thôn Thái Cẩm bôn ba làm rất nhiều nghề chỉ mong có đủ tiền trang trải cuộc sống qua ngày, dư giả một chút thì phòng lúc ốm đau. Những người trẻ rủ nhau tìm đến các khu công nghiệp làm công nhân, người già bám trụ khúc sông Bình Phước thả lưới bắt cá. Đến khi ông Trần Văn Lộc tiên phong làm lồng bè thả cá nuôi trên sông và đạt hiệu quả kinh tế cao, bà con nơi đây tìm đến học hỏi, chọn nghề này làm kế mưu sinh, nuôi khát khao đổi đời. Ông Lộc kể: “Hồi trước tôi đi làm thợ, lương ba cọc ba đồng không đủ nuôi con. Về nhà thấy vợ đan lưới thả cá dưới sông, tôi chợt nghĩ đến việc mua giống cá, làm lồng bè nuôi thử. Năm 2015, tôi quyết định gom góp hết tài sản lấy vốn bám trụ khúc sông cho đến ngày hôm nay!”. Từ 2 lồng bè nuôi thử nghiệm, đến nay trong tay ông Lộc đã có 10 lồng bè nuôi đủ các loại cá: diêu hồng, trắm cỏ, gáy, trê… Quy trình từ ngày thả cá giống nuôi đến lúc xuất bán đi ngót nghét hơn 6 tháng, cứ mỗi lứa cá như thế ông Lộc thu về tiền lãi hơn 100 triệu đồng.


Người dân thôn Thái Cẩm với mô hình nuôi cá lồng bè trên sông

          Từ mô hình của ông Lộc, nhiều người dân thôn Thái Cẩm rủ nhau về sông nuôi cá. Ông Phạm Thôi dù không có vốn nhưng cũng mạnh dạn vay tiền xây dựng lồng bè, hai năm đầu chưa có lãi, còn đọng vốn. Nhưng hai năm sau, cá xuất bán được bắt đầu thu hồn vốn và sinh lãi. Ông Thôi động viên con rể của mình là anh Đào Đức Đới từ huyện Đại Lộc tìm về khúc sông này lập nghiệp với 12 lồng bè. Anh Đới chia sẻ: “Nước sông ở đây sạch, chảy êm, hai bên là bờ tre rất mát nên việc nuôi cá thuận lợi hơn nhiều so với những chỗ khác. Lượng bèo và rau xanh khá tốt, tôi tận dụng nuôi thêm loại cá trắm cỏ. Sắp tới tôi dự định nhân rộng số lượng lồng để nhập thêm vài tấn cá giống!”. Từ khúc sông vắng vẻ, ngày ngày chỉ vài ba thuyền bè qua lại, nay lại trở nên nhộn nhịp, các lồng bè cá nối tiếp nhau. Định kì, nhiều thương lái ở TP.Đà Nẵng tìm đến, kẻ bán người mua tấp nập. Người dân nơi đây cho biết, giá cá thường xuyên dao động, nhưng vẫn luôn giữ ở mức từ 50.000 đồng – 56.000 đồng/kg. Mỗi lứa họ bỏ túi từ 100 đến 300 triệu đồng tùy lượng cá xuất bán đi.

          Đoàn kết nhân rộng mô hình

          Sau một đợt lũ lớn với nhiều rủi ro cá chết và trôi khỏi lồng bè, mỗi hộ nuôi cá nhận ra cần phải cùng nhau bảo vệ cá. Hơn nữa, nhằm tránh việc thương lái ép giá, người dân nuôi cá ngồi lại thảo luận và tìm hướng bình ổn giá đúng như công sức họ bỏ ra. Tháng 6.2017, mô hình Tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản của Hội nông dân xã Điện Tiến được thành lập. Nhờ mô hình này, những người nuôi cá có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau. Mỗi tuần, họ đều tổ chức cuộc họp và mời chuyên gia của các công ty chuyên cung cấp thức ăn cho cá đến tư vấn. Đến mùa cá dễ nhiễm dịch bệnh, mỗi thành viên trong Tổ hội lại chia nhau mua thuốc xử lí. Mùa lũ, tinh thần đoàn kết được phát huy cao độ, mỗi người một tay góp sức ép hơn 50 lồng bè thành một đường dài nhằm hạn chế nước chảy xiết, khắc phục việc cá tông nhau dẫn đến mất nhớt rồi chết hoặc thất thoát ra bên ngoài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Tiến cho biết: “Mô hình nuôi cá lồng bè đã làm cho thôn Thái Cẩm mang diện mạo mới. Đây là một nghề mang lại hieuj quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương”.

Để nuôi cá đạt hiệu quả cao, người nuôi phải biết các bệnh hay xuất hiện ở mỗi loại cá khác nhau, từ đó có phương pháp đề phòng phù hợp. Chẳng hạn cá diêu hồng thường bị lồi mắt, thối mang, còn cá trắm cỏ thường bị nấm thủy mi, đốm đỏ, một số loại cá khác thường nhiễm bệnh trắng da khoang thân… Anh Trần Văn Pháp – Tổ phó Tổ hội cho biết: “Nuôi cá giống như nuôi người. Mỗi ngày chúng tôi đều chèo ghe ra thăm và cho cá ăn ngày từ 2 đến 3 lần. Đến mùa đề phòng bệnh trên cá, tôi và các anh em ở đây lại mua Vitamin các loại về trộn cho chúng ăn nhằm tăng sức đề kháng!”. Đến giai đoạn cá xuất lồng, các thành viên trong Tổ hội lại phân chia, ưu tiên lồng cá lớn xuất trước và cứ thế xoay vòng, không ai tranh giành nhau. Niềm vui nhân lên gấp bội khi số tiền lãi họ thu về không chỉ đủ trang trải cuộc sống, mà còn có điều kiện xây ngôi nhà kiên cố tránh bão hoặc chu cấp cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Nông dân phường Điện Nam Bắc thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2018.
Điện Dương với công tác vận động ngư dân vươn khơi, bám biển.
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế quý I năm 2018.
Hội thảo mô hình liên kết, cánh đồng lớn trong sản xuất cây lạc.
Họp công bố dự án khu dân cư thương mại - dịch vụ Phong Nhị.
Hội nghị Đại biểu thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Ngọc I năm 2018 - nhiệm kỳ 2015-2020.
Điện Bàn sơ kết chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp 3 vùng và tổng kết công tác khuyến nông năm 2017, kế hoạch năm 2018.
Quỹ Tín dụng Gò Nổi tổ chức Đại hội Đại biểu thành niên thường niên năm 2018.
Điện Dương bế giảng lớp đào tạo nghề sản xuất rau an toàn.
Hội thảo nghề truyền thống “Dâu tằm tơ lụa” thực trạng và giải pháp phát triển giai đoạn 2018-2025.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm