Nội dung chi tiết

Tấm gương vượt khó của một gia đình nông dân sản xuất giỏi
Tác giả: Ngọc Đức .Ngày đăng: 25/05/2018 .Lượt xem: 3094 lượt. [In bài]
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn thị xã đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp… góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều hội viên nông dân đã đạt danh hiệu Nông dân kinh doanh sản xuất giỏi các cấp, trong đó có gia đình anh Nguyễn Văn Tàu và chị Nguyễn Thị Nên ở tại thôn Cẩm Văn Bắc, xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn.

Anh Nguyễn Văn Tàu vốn trước đây là bộ đội phục vụ tại chiến trường Campuchia, năm 1986 anh giải ngũ về làm công nhân tại Trạm bơm Cẩm Văn, xã Điện Hồng và kết hôn với chị Nguyễn Thị Nên. Cuộc sống với đồng lương công nhân lúc bấy giờ khá khó khăn, anh chị phải ở tại Khu tập thể của trạm bơm, chị Nên lại hay đau ốm, hai con ngày càng lớn khiến kinh tế gia đình luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau nhiều đêm suy nghĩ, với mong muốn tìm ra một hướng đi mới cho gia đình, làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động và trí óc của mình. Vốn mong muốn đó hai vợ chồng anh chị bàn bạc, quyết định xin nghỉ công tác tại trạm bơm để đào ao cá trên những mảnh đất sản xuất lúa không hiệu quả của gia đình. Vậy là vào đầu năm 2003, vợ chồng anh Tàu mạnh dạng vay mượn bà con, bạn bè được 7 triệu đồng cùng với số vốn tích góp được để đào ao nuôi cá tại khu vực gần trạm bơm Cẩm Văn, Điện Hồng và anh chị là một trong những hộ đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá tại khu vực này.


            Ao cá trang trại gia đình anh Nguyễn Văn Tàu,
        tại thôn Cẩm Văn, xã Điện Hồng.

Giai đoạn đầu, do chưa nắm vững kĩ thuật nuôi, cá tại ao cá của anh chị phát triển rất chậm, dịch bệnh lại xảy ra, có thời gian, chỉ sau một đêm cá chết trắng nổi đầy mặt ao, lúc đó hai vợ chồng chẳng biết kêu ai. Vậy là anh Tàu lặng lội khắp nơi để học hỏi cách nuôi cá, với quyết tâm làm lại từ đầu từ đầu. Nhưng hình như trời vẫn muốn thử thách lòng người, khi mà anh chị bắt đầu nắm được kĩ thuật nuôi, cá phát triển ổn định và hứa hẹn về một hướng làm ăn mới ổn định, thì vào mùa mưa năm 2006, nước lũ về quá nhanh và mạnh đã cuốn phăng đi bờ ao, toàn bộ số cá trong ao trôi hết mà ao cũng bị hư hại rất nặng. Tuyệt vọng, hai vợ chồng nhiều ngày thẩn thờ, số vốn tích lũy được cùng tiền vay mượn của bà con, bạn bè để đào ao chưa trả được mà giờ nước lũ lại phá hỏng hết tất cả. Công việc cũ giờ cũng đã xin nghỉ, không thể quay lại, ao cá giờ hư hỏng nặng không có tiền sửa chữa, các con ngày càng lớn, như cầu sinh hoạt cho gia đình ngày càng cao, mọi thứ trở nên quá khó khăn đối với vợ chồng anh chị. Nhưng với phẩm chất của một người bộ đội, cùng sự chịu thương chịu khó của người vợ, giai đoạn này vợ chồng anh Tàu một mặt đi làm thuê để lo chi phí hằng ngày, đêm về hai lại cùng nhau dừng sức đắp đất tạo lại thành ao. Ngày qua ngày, biết bao công sức, mồ hôi đổ xuống, anh chị cũng đã sửa lại được ao, rồi tiếp tục vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua cá giống về thả lại. Cuối cùng thì trời cũng chịu lòng người, bao nhiêu công sức đổ xuống cũng đã được đền đáp, những lứa cá được nuôi đúng quy trình kĩ thuật lớn nhanh và sạch bệnh được thương lái ưa chuộng, tạo ra thu nhập ổn định, giúp cho gia đình anh chị từng bước vượt qua khó khăn.

Những năm gần đây, tích cực thực hiện chủ trương của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thị xã, cùng với việc được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương gia đình anh Nguyễn Văn Tàu mạnh dạng thực hiện mô hình Vườn - Ao - Chuồng khép kín. Hiện nay với diện tích mặt nước ao hơn 4000m2 gia đình anh thả hơn 19.000 cá các loại với hình thức nuôi ghép, gồm: Basa, trê lai, rô phi, cá mè, cá chim. Tổng doanh thu hằng năm từ cá đạt hơn 152 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thu nhập còn lại đạt 125 triệu đồng. Cùng với nuôi cá gia đình anh mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi 12.000 con gà lấy trứng, sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống, thuốc phòng bệnh, doanh thu từ gà hằng năm cũng mang đến cho gia đình anh hơn 60 triệu đồng.

Thời gian gần đây, gia đình anh còn mạnh dạng trồng thử nghiệm các loại cây ăn quả như: mít Thái, bưởi da xanh, ổi trên diện tích 500m2 bước đầu cũng cho những kết quả đáng tích cực khoảng 10 triệu đồng/ năm, anh Tàu dự kiến trong thời gian đến sẽ phát triển mô hình cây ăn quả lên diện tích 2000m2. Hiện nay, tổng doanh thu từ mô hình Vườn - Ao - Chuồng của gia đình anh Nguyễn Văn Tàu đạt khoảng trên dưới 200 triệu đồng/năm.


            Chị Nguyễn Thị Nên đang thu hoạch trứng tại trang trại của gia đình.

Để có được những kết quả tích cực trên, ngoài cố gắng nổ lực của vợ chồng anh chị, sự nắm vững về kĩ thuật thì phương thức tổ chức và liên kết hoạt động của mô hình là rất quan trọng. Hiện nay, ngoài gia đình anh Nguyễn Văn Tàu còn có các hộ nông dân khác cũng thực hiện mô hình Vườn - Ao - Chuồng tại khu vực Trạm bơm Cẩm Văn. Các hộ này đã chủ động thành lập Tổ hợp tác vào năm 2014, cùng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, hợp tác với các cở sở cung cấp thức ăn chăn nuôi, thị trường đầu ra cho sản phẩm… tạo ra một mô hình chuỗi sản xuất khép kín, kiểm soát được dịch bệnh, các sản phẩm đầu ra đảm bảo chất lượng từ sản xuất đến kinh doanh đáp ứng theo đúng tiêu chí Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của thị xã.

Tại hội nghị tổng kết công tác thi đua năm 2017 vừa qua, anh Nguyễn Văn Tàu vinh dự được UBND thị xã tuyên dương, khen thưởng là nông dân kinh doanh, sản xuất giỏi cấp thị xã giai đoạn 2014-2017. Đây là thành quả rất xứng đáng cho nỗ lực của vợ chồng anh chị trong xuất thời gian qua. Có những mong muốn trong thời gian tới, anh Nguyễn Văn Tàu nói: “Mong muốn của tôi cũng như bà con nông dân ở đây hiện giờ là có thể được cùng với nhà nước đầu tư bêtông hóa tuyến đường giao thông vào khu vực sản xuất, được hỗ trợ kinh phí vay vốn để mở rộng sản xuất, cũng như hỗ trợ kĩ thuật và cách khắc phục rủi ro thiên tai, dịch bệnh để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng…”.

Hi vọng trong thời gian đến, thị xã Điện Bàn sẽ có nhiều hơn nữa những tấm gương sáng như vợ chồng anh Nguyễn Văn Tàu và chị Nguyễn Thị Nên để nhiều nông dân khác học hỏi, đưa phong trào nông dân kinh doanh sản xuất giỏi của thị xã ngày càng vững chắc, nhằm thực hiện thắng lợi Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nâng cao hơn nữa các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới tại thị xã.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Hội thảo Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Đúc đồng Phước Kiều”
Nông dân Điện Bàn có 7 hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng bè trên sông
Nông dân phường Điện Nam Bắc thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2018.
Điện Dương với công tác vận động ngư dân vươn khơi, bám biển.
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế quý I năm 2018.
Hội thảo mô hình liên kết, cánh đồng lớn trong sản xuất cây lạc.
Họp công bố dự án khu dân cư thương mại - dịch vụ Phong Nhị.
Hội nghị Đại biểu thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Ngọc I năm 2018 - nhiệm kỳ 2015-2020.
Điện Bàn sơ kết chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp 3 vùng và tổng kết công tác khuyến nông năm 2017, kế hoạch năm 2018.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm