Nội dung chi tiết

Một lòng theo Đảng
Tác giả: Nguyễn Thị Nga .Ngày đăng: 24/02/2009 .Lượt xem: 5370 lượt. [In bài]
Đầu năm 1949, tôi cùng phụ nữ huyện Điện Bàn phối hợp mở một lớp huấn luyện cho phụ nữ tại thôn 7 lẻ xã Điện Minh. Vừa bế mạc lớp, tôi cùng các chị Lê Thị Bích Hà, Trần Thị Thanh và ba chị nữa ra bến sông để xin ghe đi Phú triêm về lại cơ quan đóng tại Điện Nam. Không ngờ chiếc ghe đó là của địch, chúng đã nằm sẵn dưới gầm ghe. Địch bắt chúng tôi đưa về đồn Câu Lâu để khai thác cơ sở cách mạng. D

Ở Câu Lâu chừng một tháng, địch đưa tôi về lao Điện Bàn. Chúng ta tấn tôi rất dã man, dùng điện kẹp vòa hai lỗ tai châm vào hai ngón chân cái, đổ nước xà phòng vào mồn, vào mũi, tôi ngất đi một hồi rồi tỉnh lại, chúng lại tiếp tục khảo tra. Tôi bị chúng khảo tra nhiều lần vì là người sống trong vùng địch kiểm soát thoát ly ra. Song dù đau đớn bao nhiêu tôi vẫn một mực khai là đi buôn vì khi bị bắt rại bến sông Phú Triêm, tôi đã nhảy khỏi ghe lặn xuống nước thủ tiêu hết tài liệu. Không khai thác được gì chúng chuyển tôi về Hội An, nhưng tưởng chúng đưa tôi về lao xá Hội An, không ngờ lại đưa qua Sở mật thám Hội An để giam giữ và khai thác. Nghe đến “Mật thám Tây” là tôi thót cả ruột, người run lên, thần kinh co giật nhưng tôi tự nhủ lòng dù chết vẫn không để lộ cơ sở, trước sau như một, chỉ nhận là đi buôn mà thôi. Tại đây tôi đã bị châm điện, đổ nước vào mũi, vào miệng, khủng khiếp nhất là chúng xô tôi vào xà lim rồi thả chó Bec-giê vào cắn xé khiến quần áo rách bươm, mặt mày, tay chân rướm máy.

 Sau  một thời gian khảo tra đủ mọi hình thức nhưng không thu được kết quả gì, chúng trả tôi về lao xá Hội An. Sáu tháng sau chúng thả tự do cho tôi. Tôi về lại tiếp tục công tác. Được bầu làm Hội trưởng Hội Phụ nữa xã Điện Minh rồi chuyển sang phụ nữ cứu quốc huyện Điện bàn và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1949. Tuyở huyện nhưng tôi thường về làm công tác phụ nữa tại Điện Minh.

 Điện Minh là vùng xung yếu nhất của Điện Bàn, tứ phía là địch, tôi là người địa phương nên đặc trách xã này. Tối hôm đó, nghe tin có trận đại bao vay, tôi cùng các anh chị phan tán tìm hầm trú ngụ. Tôi đến nhà ông Phó Ba- cha chị Lan-cán bộ phụ nữ thông 7 lẻ. Sáng hôm sau, tôi và một số đồng chí cùng bị bắt ngay tại đây. Tài liệu thì đã chôn cất hết, tôi vô ý để sót lại trong túi một bảng danh sách, lanh tay tôi bỏ vào miệng nút đi. Bọn chúng trông thấy liền đè tôi xuống móc họng, đánh đạp rất tàn nhẫn rồi bịt mắt tôi lại vừa đánh vừa dẫn đi.

 Chúng đưa tôi ra ghe cùng với một số cán bộ, bà con chở thẳng về Hội An. Ghe vừa cập bến chợ Hội An, chúng đẩy chúng tôi ra sắp hàng, cho mọt tên tay sai ra nhìn mặt rồi nói “ Đây là Nguyễn Thị Ngọ, cán bộ gốc của Điện Minh”. Tuy tinh thần căng thẳng nhưng tôi vẫn bình tĩnh trả lời: “ tôi là Nguyễn  Thị Nga chứ không phải Ngọ”. Bắt đầu từ đấy tôi lấy tên là Nga. Sau đó chúng đưa chúng tôi về thẳng lao xá Hội An, giam ở phòng 7 dành riêng cho phụ nữ. Vài ngày sau chúng đưa tôi qua công an hỏi cung liên tục, ngày nào cũng đi, mỗi lần đi là tôi tự nhủ phải giữ vững lập trường dù bị tra tấn dã man. Sau mỗi lần đi công an hỏi cung về, chấn nhấc lên không nổi, khắp người ê ẩm, tai ù, mắt hoa, đầu choáng váng, chị em phải người quạt, người cho uống nước lá hẹ chưng với đường để giải điện, người thiừ xức dầu xoa bóp những nơi bầm tím. Nhiều lần , nữa đêm chị em phải đập cửa phòng la ó buộc bọn địch mở cửa khiêng tôi ra trạm xá. Anh chị em tù nhìn tôi bằng ánh mắt thân thương trìu mến vì biết tôi đã kiên cường trước đòn thù, không khai báo gì cả. Hằng ngày, các anh chị chăm sóc tôi từ ăn uống đến thuốc men, thậm chí nước tiểu cũng có người xách đi đổ. Những việc làm thể hiện tình cảm chân tình đó đã giúp tôi có thêm sức mạnh và lòng dặn lòng dù chết vẫn không lay chuyển.

 Qua tìm hiểu, tôi viết ở nhà lao có Chị bộ đảng anh Hoàng Mộng Hạc là Bí thư và anh Pham Minh Đệ là Phó Bí thư chi bộ. Tôi trực tiếp đề nghị và được chi bộ xét cho tôi được sinh hoạt đảng và còn được bố trí làm trưởng phòng giam phụ nữ. Hằng ngày tôi phân công một số chị em đi nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, tối đến họp chị em nói chuyện để nâng cao nhận thức và xác định lập trường cách mạng trước kẻ thù. Lúc này, ở nhà lao được tổ chức một lớp học cho những người chưa biết chữ. Chị Trần Thị Mại, Trần Thị Ninh, Phạm Thị Hồng được chi bộ bố trí làm giáo viên, đồng thời còn nhằm giác ngộ cách mạng cho chị em tù là quần chúng. Một thời gian sau  có lệnh của công an buộc giải tán lớp học, liền đó địch lại bố trí một máy phát thanh ở phòng ăn, tối lại tập trung tù nhân ra đó để nghe tin tức của chúng. Anh chị em tìm cách la ó, cải vã nhau, giả đau ốm kêu cứu, gây cảnh ồn ào, náo nhiệt nhằm phá rối, cuối cùng chúng phải dẹp máy phát thanh. Sau hai năm giam giữ nhưng không đủ hồ sơ để buộc tội, chúng phải phóng thích tôi cùng một số anh chị em.

 Tôi về nhà, cha mẹ đã mất, mấy chị em đùm bọc nhau lo chạy chữa cho tôi phụ hồi sức khỏe, tôi tìm cách bắt liên lạc với chị Nguyễn Thị Cận là Bí thư chị bộ để tiếp tục hoạt động.

 Thời gian này, sau khi hiệp định Giơ - ne -vo được ký kết, Mỹ ngụy tổ chức phong trào chống cộng ráo riết, đưa gián điệp vào tận thôn xóm để bắt cán bộ nằm vùng, gia đình có con em đi tập kết, tập trung một số người đã từng hoạt động cách mạng tại bến xe Vĩnh Điện bắt xé cờ, ly khai Đảng. Bấy giờ tôi cùng một số chị em góp vốn mua đồ gia vị ở Đà Nẵng về bán ở chợ Vĩnh Điện. Hôm đó, khi vừa về đến nhà thì có giấy mời của Chi cảnh sát Điện Bàn do tên Khánh - Chi trưởng công an ký tên. Tôi đến, hắn mời tôi ngồi đàng hoàng, đưa hai tờ giấy bảo tự khai “thường liên lạc với ai? người cầm đầu ở Điện Bàn tên gì? có mấy người? một tuần hay một tháng gặp nhau? đi Đà Nẵng liên lạc với ai?”. Hắn dọa phải khai báo cho hết, cho đúng thì được thả về, bằng không thì chết. Tôi bình tĩnh nói: “ Tôi không cha, không mẹ, ở tù Hội An về chỉ lo buôn bán làm ăn, nương nhờ chị em để kiếm sống. Tôi không biết gì hết làm sao khai được”. Chúng cầm các tờ giấy xé ngang, xô tôi vào phòng, thả cho Bec-giê vào cắn xé thật khủng khiếp. Tên Khánh, Minh, Tế, Lượng, Y đứng ngòai cửa sổ nhìn vào vừa cười hả hê vừa hăm dọa “ gan đi, gan thì chết, có người khai mày là cán bộ nằm lại để hoạt động”. Tôi mạnh dạn trả lời : “các ông nói có người báo cáo, vậy cứ đưa họ ra đối chấp với tôi, nếu đúng sự thật tôi xin chịu chết. Chứ tôi là đàn bà, con gái mà các ông hành hạ như thế thì làm sao sống nổi, cho về cũng thân tàn ma dại”. Chúng cột tréo hai tay tôi lôi ra sau lưng tống vào phòng giam suốt mấy tháng trời. Tại đây, tôi được tận mắt chứng kiến đồng chí Phan Đờn- cán bộ Điện Bàn bị xiềng hai chân, cột tréo hai tay đem phơi nắng suốt ngày, đêm đến bị xiềng tại phòng đi vệ sinh, chân anh bị lở loét lâu ngày, dòi rúc thấy thật đau lòng. Anh em tù phải tìm cách rửa ráy và xức thuốc cho anh. Tôi cũng được các anh chị chăm sóc thuốc men, ăn uống. cảm động nhất là chị Nhàn, chị Mẫn ở Điện An, suốt 3 tháng các chị đã thay phiên nhau giặt áo quần, đút cơm và quạt cho tôi cả ngày lẫn đêm vì phòng giam rất chật chội và nóng bức. Mỗi lần bọn công an gác la nhìn thầy lại mỉa mai : “ Kim Liên phò Nguyệt Nga”. Hai chị em vẫn tiếp tục chăm sóc tôi không hề nản lòng. Gần một năm trời chẳng khai thác được gì chúng thả tôi về.

[Trở về]
Các tin cũ hơn:
Người con gái Gò nổi 2 lần gặp Bác.
NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM
VÕ NGHĨA NGƯỜI TỬ TÙ NĂM ẤY
TÔN VINH NGƯỜI MẸ ANH HÙNG
SINH HOẠT ĐẢNG TRONG TÙ
SÁNG NGỜI HUYỀN THOẠI NỮ ANH HÙNG
NGUYỄN CHẮT BỊ ĐÀY ĐI NHIỀU NƠI GIAM GIỮ CỦA MỸ- NGỤY
NGƯỜI CON GÁI QUÊ HƯƠNG 7 DŨNG SĨ
NGƯỜI CON GÁI ĐIỆN TRUNG
MỘT KIỂU TRA TẤN ĐỘC ÁC CỦA HOÀNG NHU –CAI NGỤC Ở PHÚ QUỐC TẠI TRẠI B2
    
1   2   3  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm