Nội dung chi tiết

Cát vẫn gọi tên anh - người cộng sản.
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 24/02/2009 .Lượt xem: 3814 lượt. [In bài]

Nguyễn Hữu Đổng

Sống trong cát, chết vui trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời….

( Tố Hữu)

Câu thơ viết về con người vùng cát bắc miền trung nhưng vận vào dải cát dài nối các làng Hà Gia, Hà My, Hà Quảng, Hà Bản… của Điện Dương ( Điện Bàn) vào giám Cẩm Hà, Cẩm An ( Hội An) và ra Điện Nam, Điện Ngọc …vẫn chẳng mảy may sai lệch. Từ sau năm 1954, bắt đầu nhưng đem đen phủ lên dải cát ấy bởi bộ máy ngụy tề của giặc. Lúc đó, chỉ có những người đảng viên cộng sản được tổ chức phân công ở lại nằm vũng, gây cơ sở mới là những người trực tiếp giữ gìn và thổi bùng ngọn lửa yêu nước cách mạng. Trong số ấy, đồng chí Lê Ngọc Giá hay ông Diện được người dân quê cát khôn nguôi nhớ thương và kính phục.

Sinh ra và lớn lên ở thôn 3 Hà Gia xã Điện Dương, hiểu cáu nghèo, cơ cực của cát bởi cuộc đời nô lệ, Lê Ngọc Giá, sớm tìm đến với ánh sáng cách mạng. vừa đúng 35 tuổi, ông đã tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở xã. 1945-1946, ông công tác trong Ủy ban hành chính kháng chiến xã Chấn Hiệp (cũ). Năm 1949, Lê Ngọc Giá vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản.

Sau năm 1954, hòa bình lập lại nhưng chỉ được một nửa đất nước; nửa miền Nam trong đó có quê hương của Lê Ngọc Giá còn trong lửa nước sôi. Được Đảng phân công ở lại hoạt động bí mật, Lê Ngọc Giá đảm trách Bí thư chi bộ Đảng ở Hà Gia, đồng thời nòng cốt chỉ huy lực lượng du kích mật. Lúc này, địch lập hội đồng hương chính xã, Lê Ngọc Giá đã trực tiếp vận động đưa các đồng chí đảng viên chưa bị lộ và một số đồng chí tốt tham gia hội đồng, cảnh sát, dân vệ xã. Nhờ vậy, trên suốt dải cát ven biển, tổ chức cơ sở đảng có chỗ đứng chân, dấy lên phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đảng gắn với dân, phát động ký đơn gửi đến dinh Tỉnh trưởng và Ủy hội quốc tế đòi thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ.

Cũng nhờ lực lượng cơ sở cài đặt trong hành ngũ địch mà Lê Ngọc Giá đã chỉ huy một cuộc tập kích ngoại mục bắt toàn bộ bọn Quốc dân đảng giả danh cán bộ cộng sản. Ấy là sự kiện quốc dân đảng tổ chức họp mặt đảng viên cộng sản để làm lễ tuyên thẹ “trung thành với Đảng”, kỳ thực là muốn nắm bắt tòan bộ Đảng viên Cộng sản ở lại nằm vùng. Chúng phổ biến rằng mỗi đảng viên không đi tập kết, còn lại ở xã phải may một lá cờ đảng và cở đỏ sao vàng, nhà còn giữ anh Các Mác, Lê Nin hay ảnh Hồ chủ tịch thì mang đến họp mặt. Nhiều đảng viên đã bị lừa, riêng Lê Ngọc Giá nắm chính xác được nguồn tin đã huy động hơn trăm thanh niên vay bắt, đưa về trụ sở xã. Thắng lợi lớn là đã thu hồi nhiều cờ, ảnh và đặc biệt là danh sách Đảng viên Cộng sản mà bọn Quốc dân đảng dự kiến thủ tiêu khi đến họp mặt tại rừng. Lực lượng của Đảng, nhờ đó tránh được sự tổn thất lớn.

Sau những thắng lợi đầu tiên, Lê Ngọc Giá đã vững tin lãnh đạo quần chúng phát động cuộc đấu tranh chính trị chống “trưng cầu dân ý” vào tháng 10.1955. Buổi sảng ngày 23.10, thông qua các cơ sở đảng, Lê Ngọc Giá vận động nhân dân tẩy chay không đi bầu cử. Chiều hôm đó hàng trăm đồng bào tiến vào khu vực bầu cử hô vang khẩu hiệu tố cáo trò hề dân ý của chính quyền ngụy tề. Bọn hội đồng, dân vệ, cảnh sát hoảng sợ bắn chết 3 người, cướp lại thùng phiếu và bỏ chạy về khu hành chính Cẩm Phô, cuộc bầu cử bị thất bại thảm hại. Chưa hết, đến sáng ngày 24.10, hàng nghìn bà con Điện Dương và vùng phụ cận từ mọi ngả đường đã tiến vào tràn ngập thị xã Hội An, đòi thi hành hiệp định và trừng trị bọn ác ôn gây nợ máu.

Những ngày đen tối nhất đã đến. đó là khi Mỹ-Diệm với Luật 10/59 đã lê máy chém đàn áp phong trào cách mạng. Bọn “bình trị” huyện Điện Bàn đã kéo đến vùng cát, mở các lớp “tố cộng”, bắt đảng viên can cứu, cha mẹ, vợ chồng có người thân đi tập kết nhốt vào trại, ngày khảo tra, đêm “đứng đèn” sám hối. Lê Ngọc Giá lọt ngay vào danh sách “tố cộng đặc biệt” vì chúng biết rõ ông là “cộng sản gốc” vùng này. Hết lao Điện Bàn đến lao Hội An, Lê Ngọc Giá bị tra tấn tàn khốc. Không khai thác được gì, có lần Lê Ngọc Giá bị chúng troi tay chân kéo lếch quanh lao. Lại có lần, chúng gán tội cho ông với chứng anh Bí thư, chính trị viên, tổ chức và chỉ huy lực lượng du kích mật “ám sát” cán bộ quốc gia; Lê Ngọc Giá thằng thừng đấu lý “tôi không biết ám sát ai, không tổ chức ai, chỉ có các ông mới ám sát, giết chết nhân dân khi nghi vấn, vu cáo…” Không làm gì được, bọn ngụy tè phải thả ông về.

Khi Lê Ngọc Giá về nhà, chân tay tê liệt, con cháu phải đút cơm, bón cháo. Hơn thế, ông còn bị địch quản thúc. Nhưng Lê Ngọc Giá vẫn rán lếch đến hội đồng xã, có khi đến nhà những tên ác ôn để cảnh cáo chúng: “ Các chú cho tôi đi tù, bị đòn roi tê liệt tôi vẫn cố gắng đến thăm các chú. Tôi bảo các chú làm sao cho nhân dân thương, dân mến, nếu không dân phải trị”. Những tên ác ôn lại bắt ông trói ở cột cờ, đánh đạp tàn nhẫn. Bọn địch cho Lê Ngọc Giá là cộng sản nguy hiểm, định thủ tiêu. Cơ sở nội tuyến báo cho Lê Ngọc Giá lãnh mặt, nhưng Lê Ngọc Giá vẫn kiên quyết bám trụ với tinh thần  “lúc cách mạng khó khăn mình phải luôn có mặt để dân tin, dù phải hy sinh đi nữa”. Và khi bọn mật vụ đến bàn với đại diện xã Cẩm Hải ( có Le Tài là cơ sở của ta) bắt ông ra rào ấp chiến lược rồi vu ông trốn ấp, thoát ly để thủ tiêu. Cơ sở lại báo ông tránh, nhưng Lê Ngọc Giá vẫn kiên cường : “ không trốn tránh đâu cả, Giá này ngã xuống có Giá khác thay, chết trên đất cách mạng này còn vinh dự hơn…”

Không những giữ vững khi tiết cộng sản kiên trung, Lê Ngọc Giá còn là người chỉ đạo sắc sảo việc thực hành kiểu chiến tranh du kích ở địa phương. Tính chung từ thời kỳ bí mật đến khi Mỹ đổ quân vào miền Nam ông đã hiến kế, chỉ đạo lực lượng vũ trang đánh trên trăm trận lớn nhỏ, diệt hàng trăm tên địch, hàng chục tên ác ông, tay sai, trong đó có trận bắt ống Mỹ (PaPy) tại Hà My. Những năm 1962-1963, Lê Ngọc Giá chỉ đạo xây dựng cơ sở vào các trung đội dân vệ của quận Hiếu Nhơn, khiến 3 trung đội của quận thành cơ sở nội ứng, góp phần vào trận đánh diệt cứ điểm cầu Phước Trạch, phá hủy đồn bót, phá đập đường bộ quân sự từ Cẩm Châu qua Cẩm An. Năm 1963-1964, được sự chỉ đạo của đồng chí Tám Đức ( tức Đinh Châu- Anh hùng LLVTNT) tỉnh đội trưởng, thanh niên Điện Dương được tập hợp thành hai địa hội đi phá ấp chiến lược ở các xã ĐIện Nam, Cẩm Hà, Cẩm An, mở rộng vùng giải phóng; từ đó, tiến đến phát động toàn dân phá kèm, phá sạch ấp chiến lược vào ngày 5.8.1964. Khi đó, Lê Ngọc Giá chỉ đạo du kích đánh thẳng vào trụ sở xã Cẩm Hải, bắt sống toàn bộ bọn địch, thu gọn vũ khí, điện đài, giấy tờ…Sau đó chính quyền tự quản được thành lập, ông giữ chức Chủ tịch UBND xã Điện Dương, kiêm chính trị viên xã đội. Rồi Mỹ kéo quân vào chúng đóng cứ điểm tại cồn Hinh, Lê Ngọc Giá tổ chức cho Nguyễn Cây ( Anh hùng LLVTND Hồ Văn Biển) cùng tổ thiếu nhi làm quen với lúnh Mỹ để nhân lúc chúng sơ hở lấy cắp lựu đạn, súng cho du kích. Ông cũng dùng thùng phuy và thuốc nổ, cọc sắt…chế tạo quả bom nặng gần 70kg đưa lên dốc Chờ phục kích đoàn xe địch, diệt 4 xe, làm hỏng 3 xe khác, loại khỏi vòng chiến đấu 35 tên Mỹ. Lực lượng du kích xã phối hợp với lực lương chính quy do Năm Dừa, Tám Đức, Trương Minh Hoàng chỉ huy, đánh nhiều trận diệt biêt kích ác ôn. Dưới sự lãnh đạo của Lê Ngọc Giá và cơ sở đảng, trong 3 tháng đầu năm 1967, lực lượng vũ trang xã đã tiến hành hàng chục trấn đánh, làm cháy 24 xe tăng Mỹ, diệt hơn trăm tên địch; đồng thời chỉ đạo dùng 3 khẩu súng trường giảm thanh bám sát bắn tỉa 15 tên Mỹ khi chúng đổi gác tại vọng lâu cồn Hinh. Tổ du kích này sau được mặt trận khu V tuyên tương tổ dũng sỹ diệt Mỹ.

Bên cạnh lãnh đạo đấu tranh vũ trang, Lê Ngọc Giá còn là người khôn khéo trong công tác binh vận, đã cảm hóa nhiều lính quốc gia bỏ súng quay về với nhân vân và cách mạng.

Sau một đợ đi họp Huyện ủy Điện Bàn trở về, Lê Ngọc Giá ngã bệnh nhưng vẫn kiên cường tham gian chống càn và ông đã hy sinh vào tháng 10.1967. Lê Ngọc Giá có ba người con trai cũng đã trở thành liệt sỹ (Lê Nọgc Diện, Lê Ngọc Trúc, Lê Ngọc Tửu); ba người con gái cũng thoát ly đi kháng chiến.

Lê Ngọc Giá đã để lại những trang sử thật đẹp về cuộc đời của một người cộng sản. Trên vùng quê cát Điện Dương, người dân vẫn mãi kể lại những câu chuyện về ông. Và những lớp cháu con lớn lên còn nghe âm vang cuộc đời ấy từ mái trường mang tên ông – Lê Ngọc Giá …

 

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
HAI MƯƠI NĂM BỀN GAN TRANH ĐẤU

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm