Nội dung chi tiết

Chiến đấu trong lao tù
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 24/02/2009 .Lượt xem: 6619 lượt. [In bài]

Trần Minh Thọ

Vào ngày 25 tháng 11 năm 1967, tôi đi công tác cùng 3 đồng chí về tới đồi 91 (Cồn Nghi Điện Dương ) thì lọt vào ổ phục kích của địch. Không cân sức nhưng chúng tôi quyết chiến đấu với địch và bọn chúng gọi phi pháo ở Cẩm Hà bắn tấp nập từ 16h30 đến 18h. Tôi bị gẫy chân phải và dính nhiều mảnh pháo. 3 đồng chí thoát chạy, còn tôi bò vào một bờ ao, men đến một bụi trảy cất giấu tài liệu. Địch bò đến, tôi tung 2 quả lựu đạn cuối cùng. Một lát thì chúng tại tiến đến vay bắt được tôi. Vì tôi bị thương chúng đưa về trại giam Non Nước và cho điều trị.

Sau 1 tháng thì chúng đưa về C1A Hòa Cầm để khai thác suốt 3 tuần song vẫn không moi được tin tức gì nên trả tôi về trại giam Non Nước. Địch lại dùng đòn tâm lý chiến cho một thiếu tá, một thượng sỹ Mỹ và một trung sỹ người Việt làm thông dịch viên, liên tục dụ dỗ, khuyên bảo tôi “về với chính nghĩa quốc gia” sẽ được đãi ngộ. Khi bị bắt chúng thu được một bản đồ tôi đã khoanh tọa độ nên chúng nghi tôi là sỹ quan. Bọn chúng hỏi

Trong cuộc chiến tranh này, ai sẽ thắng?

Chính nghĩa sẽ thắng-tôi trả lời.

Rồi bọn chúng hỏi tôi được ai nuôi, công sự ở đâu, tại sao tôi đặt mìn mà dân không đạp chỉ có lính Mỹ đạp phải. Tôi nói đó là nghệ thuật quân sự và du kích không ở hầm, “du chơi-kích đánh”, luôn chủ động chiến trường, còn người Mỹ hòan tòan bị động.

Tại sao bị động? Chúng lại hỏi.

Vì các ông lập đồn bót, cứ điểm ở đâu chúng tôi đều biết cả, còn chúng tôi không có tiền phương, hậu phương. Chúng tôi quen thuộc tất cả địa hình, địa vật và bất cứ tình huấn nào, Mỹ đông bao nhiêu, mạnh bao nhiêu chúng tôi đều đánh được-tôi rắn rỏi đáp trả chúng.

Đấu lý không xong, chũng không hỏi nữa.

Tháng 2/1968 tại trại giam Non Nước chó nhiều đồng chí đang bị giam và đã thành lập được cơ sở đảng trong nhà lao. Anh Bá (Duy Xuyên), anh Trần Quốc Việt ( Điện Tiến) tìm hiểu và giới thiệu tôi tham gia cấp ủy, trực tiếp làm bí thư chi bộ Quảng Đà. Chi bộ quy tụ các đồng chí: Lê Đình Dinh, Lê Đình Ty, Phạm Thắng (Điện Nam – Điện Bàn), Nguyễn Hữu Trung, Đặng Công Thông và anh Mao ( Điện Ngọc), Bổng (Hòa Vang) vào sinh hoạt. Sau đó, chi bộ xây dựng chi đoàn Quảng Đà. Có tổ chức đảng, đoàn chúng tôi tiếp tục phát động đấu tranh chống điểm danh ban đêm, chống rào kẽm cách ly, chống bắt bớ đánh đập tù…Từ các cuộc đấu tranh, địch nghi vấn có tổ chức Đảng lãnh đạo, chúng nghi và bắt tôi lên thẩm tra, đánh đập nhiều lần nhưng không moi được tin tức gì về tổ chức. Qua thử thách, đảng ủy nhà lao tin tưởng đề cử tôi làm đại diẹn khi giam và có nhiệm vụ xây dựng chi bộ đảng ở bếp ăn tập thể…Sau đó, chi bộ tiếp nhận anh Nguyễn Tất Thắng, anh Thiêm ( tức Ba Vân-quê Hòa Hải), Hòang Thanh Thụy ( Đại Lộc) và nhiều đồng chí nữa. Chi bộ lớn mạnh về lực lượng với 17 đảng viên và chi đoàn có hơn 30 đoàn viên.

Tháng 12 năm 1970, chúng tôi tổ chức đấu tranh từ tuyệt thực đến bạo động chống chế độ nhà tù hà khắc, giam giữ người vô tội. Địch khủng bố bằng cách bắt 20 người, phần lớn là cốt cán đưa vào biệt giam. Có đồng chí lung lây, chịu không nổi đòn thù, có ý định đi chiêu hồi, tôi trực tiếp chặn lại và dọa anh ta nếu không giữ được bí mật cho Đảng thì sẽ bị tổ chức tiêu diệt. Anh ta khóc xin tha mạng và hứa sẽ ráng chịu đựng, không khai báo.

Đảng bộ lao Non Nước tiến hành chuẩn bị đại hội thì một cuộc xáo trộn lớn xảy ra, địch đưa các đồng chí ta đi ra đảo. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 là ngày địch đưa đi đông đảo nhất, với 600 người, hết 2/3 khu giam. Chi bộ Quảng Đà đi hết 17 đảng viên và 30 đoàn viên, may là tôi đã dự đoán được đúng tình hình nên đã trao đảng tịch chi bộ Quảng Đà lại cho anh Ba Vân (Thiêm-Hòa Vang).

Đến Phú Quốc, địch đưa tôi vào khu A7. Trại tù Phú Quốc có hai dãy của hai khu giam, có 21 phòng ở giữa có sân bóng. Hai phân khu có 2000 tù binh. Khu B có 1000 sỹ quan và hạ sỹ quan của ta. Nhà tù Phú Quốc còn có khu tân sinh danh cho khoảng 100 tên chiêu hồi ở, tiếp sức với địch khai thác, đánh đập anh em ta. Tôi cùng 100 anh em vừa đặt chân lên đảo và cổng trại thì bị đánh phủ đầu bằng dui cui, ma trắc. Hai tên hạ sỹ quan an ninh là Được và Niệm đánh hăng nhất. Bọn chúng vừa đánh vừa đe : “ Bòn bay ra đây thì nát xương chứ đừng hòng đấu tranh…”

Sau khi vào A7, tôi liên lạc được với anh em ra đảo trước và biết tình hình cụ thể thơn. Anh Đồng, người Quảng Ngãi là bí thư đảng ủy nhà lao biết được rôi là bí thư chi bộ Quảng Đà nen đã chủ động tìm cách trao đổi cho tôi nắm được tình hình. Bấy giờ trong lao, địch đang phân hóa lực lượng ra rất mạnh nên phong trào đấu tranh yếu. Tôi bàn và đề nghị đảng ủy trong nhà lao mở đợt sinh hoạt nội bộ. Đợt sinh hoạt diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt nhằm xác định rõ mục tiêu đấu tranh, rèn đúc khí tiết, phẩm chất của người cộng sản. Phần tôi tích cực vận động anh em quê hương góp phần tạo nên sự chuyển biến trong nhà lao. Đảng ủy nhà lao cũng thành lập ra ban đấu tranh gồm các đại diện: Anh Kỳ ( Bình Định), anh Sáu ( Nam bộ), anh Huỳnh Mính và tôi ( Điện Bàn). Anh Đồng cũng giao cho tôi tổ chức đại hội hợp thành chi bộ Quảng Đà, tôi làm bí thư.

Chi bộ Quảng Đà có 30 đảng viên, 60 đoàn viên, kết thành một mạng lưới bảo vệ nhau và bảo vệ tổ chức, đồng thời làm nòng cốt trong các cuộc đấu tranh xáp lá cà với bọn cai ngục. Đảng ủy nhà lao cũng liên tục phát động chống điểm danh ban đêm, đòi phá rào kẽm gia chung quanh phòng, chống tạp dịch, chống đánh đập tù nhân, bắt người vô cớ, đồng thời tổ chức văn nghệ. Các cuộc đấu tranh liên tục và được tổ chức chặt chẽ nên địch có lúc phải nhượng bộ. Tôi cũng đề xuất đấu tranh buộc địch phải cho anh em tổ chức dạy văn hóa. Chương tình dạy cấp 1 và 2 do anh Nhã ( Điện Tiến) phụ trách. Trong các buổi học ta xen chương trình văn nghệ, giác ngộ chính trị, nói chuyện thời sự, đánh giá tình hình địch thông qua tin tức nắm được qua báo gói thực phẩm.

Sau thời gian đấu tranh lên án chế độ nhà tù, địch nhượng bộ, nên tình hình khi giam được ổn định. Mặc dù vậy, bọn địch vẫn cài cắm người theo dõi, rình rập để nhằm phát hiện tổ chức đảng và lãnh đạo anh em tù. Chúng bắt 45 anh em, đa số là thanh niên, chuyển qua khu khác. Trước khi đưa đi chúng tập hợp anh em thành 2 hàng dọc, bắt giơ tay phải lên một góc 45 độ, một thằng cầm cây gỗ đánh gọi là “đánh phòng dịch cộng sản” đủ 45 cây. Thấy nhiều anh em trẻ đau quằn quại, tôi ở phía sau đưa tay và đứng lên. Tên Niệm chỉ ngay tôi là cộng sản. Tôi nói với chúng dù theo cách mạng đến bạc đầu cũng chưa dễ gì vào Đảng Cộng sản được. Chúng hỏi : “ sao mày gan vậy ?” tôi trả lời: “Tôi đi đánh Mỹ để bảo vệ tổ quốc, kể cả bảo vệ cho gia đình, vợ con các anh ngoài ấy. Tôi biết các anh rớt tú tài phải đi trung sỹ, còn vợ các anh ở ngoài ấy lấy Mỹ nuôi con, các anh có học chắc phải hiểu nước Việt Nam liền một dải đất hình chữ S. Mỹ xâm lượt Việt Nam, dày xéo đất nước và ngay ở miền Nam bọn Mỹ đã giết hại dân lành vô tội, cày ủi mồ mả ông cha…”. Bọn chúng tỏ vẻ đấu dịu, không đánh nữa lại hỏi tôi học hành đến đâu mà tuyên truyền giỏi rứa. Tôi nói chiến tranh loạn lạc, khi tôi 10 tuổi, hết Pháp đến Mỹ, làm gì có điều kiện để ăn học, tôi nói vậy là vị các anh, vì vợ con các anh. Chúng chất vấn rằng ai lãnh đạo, ai cầm đầu đấu tranh và đe dọa tôi : “ Ở đâu mi cũng họp đảng phải không ? ” Tôi tự nhủ không được mềm yếu, dù địch có nghi ngờ đúng hay không đúng thì vẫn bình tĩnh đấu tranh trực diện với chúng.

Trận đấu tranh tiếp theo có quy mô lớn hơn, kéo dái 10 ngày. Tên thiếu tá Phát, trại trưởng bắt anh em đi rào kẽm gai, tôi giữ anh em lại, đấu tranh không đi làm. Chúng bắt tôi ra phòng giám thị hỏi lý do vì sao cản tù không cho đi làm. Tôi đáp “ Quân đội tôi giáo dục không ai phải chịu cảnh cá chậu chim lồng, đào hào, rào kẽm là tự giam cầm mình”. Bọn giám thị lại hỏi “mi muốn gì?” – muốn ra tù, tôi nói cứng. Thế là chúng xô bàn đánh tôi túi bụi, vừa đánh vừa la : “ mi tù chứ phải cha tau tù đâu”. Tôi vẫn gắng khích bọn chúng : “ trình độ thiếu tá, đại úy của các anh chưa hiểu được binh thư sách lược quân sự, nếu hiểu không bao giờ đánh tôi. Họa may có đại tá Thọ ( tên đảo trưởng) mới hiều được, nên cho tôi gặp Thọ”.

Thọ đến, đầu trần, tay chống nạnh, tỏ vẻ vô tư, lịch sự bảo tôi : “Anh có gì thì nói đi !”. Tôi tranh thủ thời cơ tố cáo với Thọ về sự sách nhiễu của đám giám thị, rằng người tù không có tấc sắt trong tay mà đi đâu cũng bị lục soát, quà không được nhận, cơm không đủ tiêu chuẩn, còn bị đánh đập vô cớ thì ai chịu nổi mà không đấu tranh, tôi là đại diện khu giam tôi phải nói, phải lo cho những người tù. Đại tá Thọ không giấu được sự bực tức nhưng vẫn cố đấu dịu : “Anh nói đúng”. Tôi tiếp  : “ Thưa đại tá, anh em tù ai lại muốn mình bị nhốt trong dây kẽm gai, trong khi mạng lưới an ninh ở đây dư sức kiểm soát”. Nói một hồi, tên Thọ bảo giải tán thì  anh em nhất loại đưa tay lên trình bày yêu sách đòi rau tươi, thịt cá, nước đủ dùng hàng ngày (mỗi người tù bị chế độ hà khắc chỉ được dùng một ca nước sinh hoạt mỗi ngày). Ten đại tá gật đầu nhưng hắn về rồi thì dùng thủ đoạn nham hiểm cho lính đán áp suốt cả buổi. Chúng dùng lựu đạn cay và tiểu liên nã vào khu giam để uy hiếp tinh thần. Anh em tù chống trả bằng đá, dùng nước tiểu nhúng khăn để chống hơi cay. Những đồng chí nòng cốt dùng chảo gang che chắn xông ra sân úp lựu đạn cay và xông đến bắt mấy tên quân cảnh làm con tin. Cuộc đấu tranh kéo dài 10 ngày, bọn địch thua cuộc, yêu cầu trả quân cảnh và trao trả tôi cùng số anh em bị giữ làm con tin trở lại trại, không phải đi tạp dịch và rào kẽm gai nữa.

Hết đợt đấu tranh đó, bọn cai ngục lại chuyển tù từ A7 qua B10, rồi từ B10 sáng A9, tiếp tục đàn áp. Chúng dồn anh em ra sân bóng phơi nắng cả ngày, nắng đỏ rộp da. Đồng thời đại tá Thọ đưa tên thượng tá Tám Hà chiêu hồi ra tuyên truyền. Tám Hà từng là chính ủy trong quân giải phóng, bị gián điệp dùng mỹ nhân kế cài bẫy bắt được. Tám Hà lên sân khấu tuyên truyền ra rả về “chánh nghĩa ” quốc gia, kêu gọi anh em tù thành khẩn hối lỗi thì được hưởng khoan hồng và sống giàu sang sung sướng. Ở phía dưới anh em tù dùng bìa cattong khoanh lại làm hoa chĩa lên sân khấu vạnh rõ bản chất xấu xa, luận điệu lừa bịp bán dân, hại nước của Tám Hà. Một số anh em cũng vẫn động làm náo loạn, đòi đánh chiêu hồi phản động, Tám Hà phải tháo chạy.
Một ngày tháng 1/1973 khi tôi ra cổng nhận lương thực, thực phẩm cho hu giam thì đọc được tin về Hiệp định Pari. Tôi đọc qua và nắm được điều khỏan về trao trả tù binh, từ đó phổ biến trong tổ chức đảng, hoạch định kế hoạch đấu tranh chống tráo án, chống lăn tay, chụp hình, đòi địch thực hiện trao trả tù binh như tinh thần hiện định, đòi thay đổi thái độ đối xử với người tù…Đồng thời tổ chức cho anh em viết sẵn lời tố cáo chế độ nhà tù hà khắc, dã man của Mỹ, ngụy.

Ngày 14/3/1973, tôi cùng một số đồng chí rời Phú Quốc, được đưa về sân bay Lộc Ninh để trao trả về với cách mạng.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Cát vẫn gọi tên anh - người cộng sản.
HAI MƯƠI NĂM BỀN GAN TRANH ĐẤU

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm