Nội dung chi tiết

Bà Hai quân y
Tác giả: Ngọc Đức .Ngày đăng: 26/02/2019 .Lượt xem: 1476 lượt. [In bài]
Ngày nay về xã Điện Thọ, nói đến bà Hai quân y có lẽ tất cả mọi người lớn trẻ đều biết đến và cảm phục, bởi bà không chỉ là chiến sĩ quân y đầu tiên của xã trong kháng chiến chống Mỹ và mà còn là người thầy thuốc đức độ, có nhiều đóng góp trong công tác khám chữa bệnh trên địa bàn xã nhiều năm qua…

   Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại thôn Thủy Bồ, xã Điện Thọ. Bà Trương Thị Kha, hay mọi người vẫn gọi là bà Hai quân y sớm ý thức được nỗi đâu mất nước và căm phẫn trước sự tàn bạo của giặc ngoại xâm. Năm 15 tuổi, cô con gái đầu của gia đình là Trương Thị Kha xin cha mẹ vào du kích làm liên lạc, 18 tuổi cô trực tiếp cầm súng chiến đấu. Chính nhờ sự thông minh, gan dạ mà năm 20 tuổi, cô gái nhỏ nhắn ấy là người nữ du kích duy nhất của xã Điện Thọ được cử đi học lớp quân y và tham gia chiến đấu trực tiếp khắp các chiến trường Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Quế Sơn, Nông Sơn…Đi đến nơi đâu, người nữ du kích ấy cũng đều được nhân dân ở đó yêu mến, bởi không chỉ là một chiến sĩ quân y gan dạ mà người nữ chiến sĩ ấy chưa bao giờ từ chối chữa bệnh cho bất cứ một người dân nào dù ngày hay đêm và dù biết sẽ gặp nguy hiểm khi kẻ thù luôn truy lùng bà khắp nơi.

          Cả cuộc đời mình bà Hai không thể nhớ hết là mình đã tham gia biết bao nhiêu trận đánh; băng bó, cứu chữa cho biết bao nhiêu chiến sĩ và người dân. Nhưng có lẽ sâu nặng và day dứt trong tâm trí bà nhất vẫn là vụ thảm sát tại thôn Thủy Bồ (xã Điện Thọ), vụ thảm sát của bọn giặc ngay trên chính xóm làng của bà. Bà Hai kể giai đoạn 1967-1968 là giai đoạn cuộc chiến trở nên tàn bạo, khốc liệt nhất. Địch điên cường trút đạn pháo xuống như mưa suốt ngày đêm, gây nên thương vong rất nhiều cho các chiến sĩ cũng như người dân ta. Ngày đó bà và những đồng nghiệp của mình bám trụ phải di chuyển liên tục trước những trận càn để thực hiện nhiệm vụ cứu chữa cho bộ đội. Trưa ngày 21 tháng Chạp âm lịch năm 1967, khi đang làm nhiệm vụ tại trạm cứu thương Cầu Dưa (xã Điện Phước), bà nhận được tin địch đang tàn sát rất nhiều người dân vô tội tại làng của mình tại thôn Thủy Bồ (xã Điện Thọ); vậy là bất chấp sự truy lùng gắt gao của địch đối với bà và bất chấp nguy hiểm dưới làn mưa bom đạn, bà Hai tức tốc trở về làng của mình cùng người dân nơi đây cứu được rất nhiều người dân bị thương trong làng mưa bom đạn của kẻ thù. Và cũng chính trong cuộc trở về quả cảm này, bà Hai đã bị thương rất nặng ở chân, vết thương không làm cho người chiến sĩ quân y ấy nhụt chí, nó chỉ làm cho bà khắc sâu hơn mối thù đối với quân địch tàn ác và là động lực thôi thúc bà cùng đồng đội anh dũng đứng lên chiến đấu lập thêm nhiều thành tích cho đến ngày quê hương được giải phóng. Và Với những thành tích lập được trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Trương Thị Kha vinh dự được nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác, tất cả đã chứng minh cho sự anh dũng, lòng kiên trung của bà đối với đất nước và với công tác quân y trong kháng chiến.

            Khi đất nước được độc lập, thống nhất, bà Hai được phân công nhiệm vụ làm trạm trưởng của trạm y tế xã Điện Thọ. Lúc bấy giờ, cơ sở vật chất của trạm gần như thiếu thốn về mọi mặt, từ trang thiết bị, các loại thuốc và cả con người để phục vụ nhân dân. Không trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên khi biết cả huyện lúc bấy giờ đều khó khăn, bà lặn lội khắp nơi để đi vận động, gõ cửa nhà những người quen, những đồng đội cũ để nhờ sự kêu gọi giúp đỡ. Chính sự nhiệt tình của bà, mà chỉ sau một năm vận động, trạm đã được ủng hộ hơn 18 triệu đồng (lúc bấy giờ là một khoản tiền lớn) để thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và thuốc men để phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, bà cũng chính là người đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn cho những thế hệ y tá, y sĩ đầu tiên của trạm. Dưới sự điều hành của bà Hai, cùng sự tham gia nỗ lực của rất nhiều cán bộ đầu tiên của trạm như: Đỗ Thị Mười, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Cúc, Lê Thị Khanh…nhiều năm liền sau giải phóng, trạm y tế xã Điện Thọ luôn là mô hình điểm trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch của các trạm y tế trên địa bàn huyện Điện Bàn lúc bấy giờ. Với nhiều người dân nghèo khó tại xã Điện Thọ, bà Hai không khác gì là người chị, người bà thân thiết trong gia đình, bởi gần như ngày ấy, nhà nào có bệnh nhân là ở đó có bà trực tiếp chữa bệnh, bất kể ngày đêm, mưa gió, gia đình giàu có hay nghèo khó.

            Cả cuộc đời bà gắn bó với công tác khám chữa bệnh, nhưng có lẽ ấn tượng nhất khi nhắc đến bà trong mắt người dân đó chính là bà một …bà đỡ rất mát tay. Suốt giai đoạn từ 1975 đến 1986, đã có không biết bao nhiêu đứa trẻ ở khắp các thôn trên địa bàn xã Điện Thọ được ra đời trên chính đôi tay của bà; nhất là những trường hợp sinh khó, bà đều có mặt để trợ giúp bất kể thời gian nào trong ngày. Rồi mỗi bước lớn lên của những đứa trẻ này đều có bóng dáng của bà trong công tác tiêm chủng, theo dõi sức khỏe định kì. Với bà, hạnh phúc nhất là mỗi khi ra đường, được nghe nhiều những đứa trẻ gọi minh bằng “bà Nội” “Bà Hai đỡ đầu”…, đấy đều là những đứa trẻ hoặc cha mẹ chúng đều do bà đỡ khi sinh được ra.

            Năm 1998, bà Hai được về hưu theo chế độ, nhưng đối với bà, về hưu chỉ là không trực tiếp làm cho một cơ quan nào đấy thôi, còn công việc, còn niềm đam mê được chữa bệnh cho mọi người và y đức nghề nghiệp thì vẫn mãi chảy trong trái tim của người chiến sĩ quân y ấy, bà chia sẻ: "Hơn 50 năm gắn bó với nghề, dù ở cương vị nào, giai đoạn nào của lịch sử đất nước và cuộc sống, bản thân tôi luôn giữ cho mình ngọn lửa nhiệt huyết và đam mê; không ngừng học hỏi, nghiên cứu để nâng cao chất lượng chuyên môn và luôn xem nỗi đau của bệnh nhân như nỗi đau của chính mình". Ở cái tuổi 77, nhiều người đã chọn cách nghỉ ngơi bên con cháu, nhưng đối với bà, được tiếp tục công việc mình yêu thích, được có cơ hội cứu chữa cho nhiều người thoát khỏi bệnh tật thì đấy mới là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời bà.

            Tiếp nối truyền thống gia đình, hiện nay bà Hai có 2 người con và 2 người cháu cũng theo nghề y. Mỗi khi gia đình sum vầy, bà luôn dặn dò con cháu của mình phải tận tâm, tận tụy với nghề, không bao giờ được coi thường trước bất kì dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất của bệnh nhân, và càng không bao giờ được nhìn vào gia cảnh của bệnh nhân để chữa bệnh, bởi tính mạng con người là duy nhất, bởi lương tâm, y đức của người thầy thuốc là phẩm chất cao nhất của người hành nghề y.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bị lừa, một thiếu niên trốn về quê được Công an phường Điện An giúp đỡ
Hội Cựu chiến binh xã Điện Hồng bàn giao nhà nghĩa tình đồng đội
Điện Bàn, 24 đại biểu tham gia chuỗi hoạt động “Hành quân về nguồn”
Công an phường Điện Dương tuyên truyền pháp luật cho chủ cơ sở lưu trú, cơ sở ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
Ban chỉ huy Quân sự thị xã Điện Bàn quy tập 3 hài cốt liệt sĩ tại phường Điện Nam Bắc
Ngày hội “Thanh thiếu nhi với pháp luật và văn hoá giao thông” năm 2025
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2025
80 năm tiến bước dưới quân kỳ
Điện Bàn quê ta giải phóng rồi
Công an xã Điện Hồng kiểm tra, bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phường Điện Ngọc tham gia các hoạt động tại Đồn Biên phòng Cửa Đại nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng.
Điện Hồng tổ chức Lễ kết nạp lực lượng dân quân năm 2019.
Thị xã Điện Bàn tổ chức lễ giao nhận quân năm 2019.
Thanh niên Điện Thọ sẵn sàng lên đường.
Thanh niên Điện Bàn chờ ngày lên đường
Các địa phương tổ chức gặp mặt thanh niên lên đường nhập ngũ.
Điện Ngọc chuẩn bị công tác tuyển quân năm 2019
Để thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ
Một bé gái tử vong do ngã vào bể cá.
Xử lý đối tượng chống người thi hành công vụ ở phường Điện Ngọc
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm