Nội dung chi tiết

Lê Đình Ty – Tấm gương đấu tranh không mệt mỏi.
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 24/02/2009 .Lượt xem: 3735 lượt. [In bài]

Lê Vũ

              Mới 10 tuổi đầu đã phải đi ở mướn kiếm cơm qua ngày, cậu bé Lê Đình Ty đã sớm thấu nổi thống khổ của người dân nghèo sống trong cảnh nô lệ, cái phận của kẻ đi ở đợ bị bọn địa chủ áp bức, bóc lột. Cảnh tượng ấy còn thôi thúc Lê Đình Ty đến với cách mạng, khi có cơ hội tiếp cận với anh sáng của Đảng. Cũng từ đó trong hàng ngũ của cách mạng có thêm một chiến sỹ kiên trung…

            Sinh ngày 2 tháng 9 năm 1932, khi tròn 16 tuổi Lê Đình Ty đã tham gian làm giao liên cho các tổ chức cách mạng cơ sở. Năm 1952, được bầu làm Phân đội trưởng Đội thiếu niên tiền phong. Lúc bấy giờ, Ty cùng đội của mình thực hiện các nhiệm vụ như vót chông rào làng chiến đấu, đào hầm trú ẩn giấu cán bộ cách mạng. Sang năm 1953, Lê Đình Ty chuyển sang hoạt động liên lạc, cảnh giới ở vùng các Điện Nam huyện Điện Bàn. Trong một lần đi cảnh giới Lê Đình Ty bị lính Pháp bắn bị thương phải vào viện Cây Sanh. Sau khi xuất viện lại tiếp tục tham gia vào Đội Thanh niên cứu quốc và được chọn làm Tổ trưởng. Thời gian này Ty cũng các thành viên trong đội công tác dân công, chuyển thương, chăn nuôi, làm ruộng..

            Năm 1954, Lê Đình Ty được cấp trên phân công chuyển sang hoạt động cơ sở bí mật, làm tổ trưởng tổ hành lang (giao liên) dẫn cán bộ của tỉnh, huyện đến các trạm hành lang thông Đông Cẩm Sa, thôn Phong Hồ, Quảng Lăng, đến Điện Dương và Hội An. Cuối năm 1955, trong lúc làm nhiệm vụ cảnh giới cho một cuộc họp bí mật tại thông 5 xã Điện Nam, do cán bộ tỉnh về chủ trì, Lê Đình Ty bị địch phục kích bắt, đưa về giam tại lao xá Hội An; đến năm 1956 mới được thả về và tiếp tục hoạt động cách mạng. Để tuyên truyền kêu gọi quần chúng nhân dân theo về với cách mạng, Lê Đình Ty đứng ra vạch trần âm mưu phá hoại hiệp định Giơnevơ của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm… Cũng trong thời gian này, ông vận động nhiều gia đình cơ sở cách mạng đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ. Lúc bây giờ có cán bộ Huyện ủy Điện Bàn hoạt động tại đây như: Nguyễn Đức An-Bí thư Huyện ủy, Võ Nghĩa, Đặng Nhơn…

            Giai đoạn 1956-1959, địch tổ chức nhiều đợt càn quét, tố cộng, diệt cộng nhằm trấn áp tinh thần của nhân dân và đánh phá phong trào cách mạng nước ta. Lê Đình Ty bị bắt và bị đánh đập giã man.. Tuy nhiên, với ý chí kiên cường, một lòng kiên trung, Lê Đình Ty đã chiến thắng trong cuộc đấu tranh với bọn địch và với chính bản thân mình để bảo vệ cơ sở cách mạng tại địa phương.

            Năm 1963, Lê Đình Ty bắt liên lạc với đồng chí Lý Văn Quý (tức Lý Trân) và đồng chí Nguyễn Hồng Thắng là cán bộ Huyện ủy Điện Bàn và được giao nhiệm vụ làm công tác cán sự xã Điện Trung. Đội công tác còn có đồng chí Lê Đình Mạnh, Lê Đình Ất, Lê Đình Danh, Nguyễn Thị Truyền… thực hiện nhiệm vụ rải truyền đơn, đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị; vận động nhân dân nổi dậy phá ấp, giải phóng cho xã nhà. Đồng thời hỗ trợ cho các đồng chí khác trong huyện Điện Bàn. Tháng 7 năm 1964, các xã vùng cát phá kèm giải phóng, Lê Đình Ty được giao trọng trách làm Phó Bí thư chi bộ xã Điện Trung kiêm Phó chủ tịch xã và là Trưởng Ban đấu tranh chính trị, lãnh đạo nhân dân xây dựng “ làng chiến đấu”. Cuối năm 1965, ông giữ chức vụ Chủ tịch xã. Một năm sau ông được bầu làm Bí thư xã kiêm Trưởng ban đấu tranh chính trị.

Trong tháng 6 năm 1968, bọn lính đánh thuê Nam Triều Tiên tổ chức trận càn với quy mô lớn. Lúc đó, Lê Đình Ty cùng hai đồng chí cán bộ của xã đang trú ẩn dưới công sự bị mật, trong tay chỉ có một khẩu súng cạc-bin và hai quả lựu đạn. Bọn giặc sử dụng xe máy cày xới từng mét đất và phát hiện được miệng hầm bí mật. Ba đồng chí ở dưới hầm dùng lựu đạn đánh lên khiến địch bị thương và hoảng sợ. Bọn chúng quyết bắt sống để khai thác thông tin nên dùng quả mù và lựu đạn cay thả xuống hầm. Đồng chí du kích hy sinh, Lê Đình Ty và cán bộ phụ nữ xã bị bắt. Bấy giờ, ông xác định đằng nào mình cũng chết nên đối diện với bọn lính Nam Triều Tiên, Lê Đình Ty dõng dạc hô vang khẩu hiệu “ đã đảo quân cướp nước” và tát thẳng vào mặt chúng. Lính Nam Triều Tiên dùng bán súng đánh ông túi bụi rồi trói lại, chở về đồn Dốc Đó, thuộc vùng cát Điện Bàn. Tại đây, chúng thực hiện tra cung bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tra trấn dã man, lại nghĩ đằng nào mình cũng chết, Lê Đình Ty kiên quyết không khai, không làm lộ bí mật, tác hại đến cách mạng. Chúng nhốt ông ở đây 6 ngày 6 đêm. Sau đó đưa về tiểu khu Hội An. Ở đây bọn chúng lại dùng thủ đoạn đánh đấp, tra tấn nhưng ông vẫn quyết một lòng trung kiên.  Địch lại đưa ông ra nhà lao Non Nước Đà Nẵng. Tại đây, ông móc nối với cơ sở đảng, xây dựng lực lượng và lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh bảo vệ khí tiết cũng như đòi cải thiện chế độ tù nhân. Ông được đồng chí, đồng đội tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư chị bộ tù Quảng Đà, tiếp tục phát triển tổ chức, xây dựng đảng, xây dựng quần chúng, tạo nên tinh thần đòan kết chặt chẽ. Qua đó, phát động tổ chức nhiều cuộc đấu tranh trong nhà lao.

            Năm 1969, giặc chuyển ông vào nhà lao Hố Nai, Biên Hòa (Khu A), ở trong B-biệt giam. Bước đầu chúng sử dụng hàng chục tên chiêu hồi vào B tra tấn ông cho đến khi chết ngất. Trước tình thế đó Lê Đình Ty cắn răng chịu đựng đòn thù vừa tìm tổ chức, liên hệ với các đồng chí khác trong nhà lao, vừa làm công tác tư tưởng cho quần chúng, đả phá luận điệu tuyên truyền hù dọa của địch, tập hợp lực lượng, đấu tranh chống chế độ nhà tù.

            Năm 1973, ông được trao trả tự do tại sân bay Lộc Ninh, Bình Phước. Đến đây, người chiến sỹ cách mạng Lê Đình Ty, một người luôn đấu tranh không biết mệt mỏi trong mọi hòan cảnh, mới thật sự chấm dứt cảnh tù đày.

            Đồng chí Lê Đình Ty là một cán bộ trung kiên chí cốt của Đảng, Tận tâm với nhiệm vụ, đạo đức và lối sống giản dị thanh bạch, được quần chúng tin yêu, là tấm gương sáng vì quê hương, cách mạng.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Chiến đấu trong lao tù
Cát vẫn gọi tên anh - người cộng sản.
HAI MƯƠI NĂM BỀN GAN TRANH ĐẤU

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm