Khối phố Tứ Ngân là 1 trong những địa bàn có số lượng gia trại chăn nuôi heo nhiều nhất của phường. Phần lớn thức ăn bà con lấy từ các nhà hàng, quán ăn ở Tp. Đà Nẵng, trong đợt dịch bệnh này bà con đã hạn chế. Khi lấy về bà con đun nấu kỹ, gia trộn thêm các thức ăn khác. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, chú trọng tiêu độc khử trùng bằng hóa chất và xử lý rãi vôi bột từ chuồng trại ra đến lối ra vào. Trong đợt tiêm phòng vắc xin phòng 3 bệnh đỏ ở đàn heo và vắc xin lở mồm long móng ở đàn bò của Tổ thú y phường vào đầu tháng 3 vừa qua, hầu hết các hộ chăn nuôi đều thực hiện tốt. Ngoài ra có hộ tìm hiểu và mua thêm các loại vắc xin về tiêm chích để phòng bệnh, tăng cường các thức ăn dinh dưỡng để đàn heo có sức đề kháng tốt với dịch bệnh.

Hộ chăn nuôi Nguyễn Nhi có 4 heo nái sinh sản và 30-40 con heo thịt, hay hộ bà Nguyễn Thị Nghi luôn thực hiện tốt công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại nên ít có dịch bệnh xảy ra. Các năm trước đây việc đổ chất thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm, hôi thối bà con trong KDC rất bức xúc, nay đã được bà con khắc phục bằng việc xây dựng hầm bioga. Những hộ xây dựng hầm bioga được Ban Nông nghiệp phường lập danh sách đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí là 3.000.000đ/hầm.
Qua tìm hiểu được biết, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các hộ chăn nuôi ở khối phố Tứ Ngân, phường Điện Ngọc đã hạn chế việc tái đàn, chủ yếu lấy nguồn heo con từ đàn nái của gia đình sinh sản và các địa chỉ có nguồn gốc rõ ràng đã được tim vắc xin miễn dịch.
Bà Võ Thị Hà - Trưởng khối phố, thành viên Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật của phường Điện Ngọc đã phối hợp với Mặt trận, các hội, đoàn thể Nông dân, Phụ nữ trong khối phố tích cực tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi tim phòng đầy đủ. Nhắc nhở hộ chăn nuôi và đề nghị UBND phường xử lý các hộ thải chất thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm và lây lan nguồn dịch bệnh đến đàn vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt luôn khuyến cáo bà con khi gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm, sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, chết không rõ nguyên nhân. Kịp thời báo cáo khi có dấu hiệu của dịch tả lợn Châu Phi, không dấu bệnh, không vứt xác chết ra KDC, không bán chạy lợn bệnh và không chủ quan điều trị vì bệnh này hiện nay chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh.