Cha anh Sâu (ông Nguyễn Hữu Xích) trong thời kỳ khánh chiến là cơ sở cách mạng, có công nuôi giấu cán bộ. Mẹ anh (bà Nguyễn Thị Xích) có 3 người con hy sinh qua 2 cuộc kháng chiến, được phong tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Người con đầu là anh Hai Xích hy sinh từ năm 1953. Liệt sỹ Nguyễn Hữu Đỏ du kích xã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1966. Những người con gái Nguyễn Thị Thước, Nguyễn Thị Luyến đều tham gia cách mạng, được tặng tưởng huân chương chống mỹ cứu nước hạng Ba.
Nguyễn Hữu Sâu sinh năm 1928. Trong kháng chiến chống Pháp anh tham gia đội thiếu niên cứu quốc, sau vào du kích tự vệ xã. Sau năm 1954, anh hoạt động trong tổ mặt trận đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, thực hiện tổng tuyển cử. Nhưng ngụy quyền tay sai đã lật lọng, bày ra trò hề trưng cầu dân ý ( bầu cử tổng thống). Anh Sâu cũng các đồng chí đi vận động quần chúng chống trò hề bầu cử. Lúc này địch tuyên truyền vận động bầu cử với câu : “phiếu xanh bỏ giở, phiếu đỏ bỏ thùng” (phiếu xanh: Bảo đại, phiếu đỏ: Ngô Đình Diệm) nhưng đồng bào lại nhổ nước trầu vào phiếu đỏ hoặc cứ bỏ lộn tùng phèo, có nơi còn tổ chức cướp thùng phiếu.
Sau khi đắc cử tổng thống, không bao lâu sau Ngô Đình Diệm ban hành luật 10-1959, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thi hành tố cộng, diệt cộng tàn khốc. Ở Điện Thắng, bọn có nợ máu cách mạng, bọn cơ hội chủ nghĩa đội lốt đảng phái phản động ngóc đầu dậy, tích cực truy tìm bắt bớ, đánh đập những gia đình có người thân đi tập kết, hoặc từng tham gia kháng chiến. Những cán bộ kỳ cựu của Điện Thắng như Ngô Hinh, Nguyễn Hữu Trấp, Trần Út, Ngô Diệt và Nguyễn Hữu Sâu … lần lượt bị bắt đi học tập tố cộng. Bọn địch bắt những người tham gia kháng chiến cũ phải tuyên bố ly khai, xé cờ đảng, đội đèn sám hối. Những đình làng, chùa chiền trở thành nơi giam giữ, tra tấn cán bộ ta. Nguyễn Hữu Sâu có người anh hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (anh Hai Xích) nên bị đưa vào lớp học tố cộng thí điểm tại đình La Thọ, đến đình chợ Vĩnh Điện, nhà thờ 7 tộc La Qua. Bị tố cộng theo kiểu lưu động như vậy khiến Nguyễn Hữu Sâu nhìn rõ hơn bộ mặt gian ác của kẻ thù, với những đòn tra tấn man rợn như châm lửa vào bụng, đè đổ nước xà phòng, vôi, trộn ớt vào miệng các nạn nhân, treo người trên lạt cật, phơi nắng, phơi sương…Nhưng qua các lớp học tốt cộng lưu động, bọn địch cũng không moi móc được gì và cũng không thể khuất phục được Nguyễn Hữu Sâu. Cuối năm 1959, địch đành thả anh về.
Từ những ngày bị giam giữ đã tôi rèn bản lĩnh cho Nguyễn Hữu Sâu và anh cũng nhận biết thêm nhiều tấm gương trung kiên với cách mạng. Về lại địa phương, Nguyễn Hữu Sâu lập kế hoạch làm một ngôi nhà sát bờ rào ấp chiến lược ở cuối xóm, nhằm tạo cơ sở dễ liên hệ với lực lượng cán bộ nằm vùng. Chính nhờ những cửa ngõ như vậy mà nhiều cán bộ huyện, tỉnh có chỗ vào ra khu ấp chiến lược, tạo dựng phong trào. Cơ sở của anh Sâu từng đón đồng chí Nguyễn Hồng Thắng, Bí thư Huyện ủy Điện Bàn về Điện Thắng chỉ đạo diệt ác, phá kèm.
Tháng 5/1963, Nguyễn Hữu Sâu vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vào Đảng Nguyễn Hữu Sâu càng thấy trách nhiệm nặng nề hơn và hăng say công tác. Tháng 9/1963, anh lập kế hoạch đưa được đồng chí Hân và Lý Trân lãnh đạo huyện lọt vào ẩn núp trong đình làng Thanh Quýt, sát cơ quan ngụy tề xã Thanh Trường để từ đó huy động nhân dân tổ chức cuộc mít tinh, giải thích chính sách khoan hồng của cách mạng vối những ai lầm đường lạc lối và kêu gọi nhân dân đấu tranh đuổi Mỹ, lật đổ ngụy quyền. Ấn tượng của cuộc mittinh in sâu trong lòng Nguyễn Hữu Sâu, bởi vì cũng trong lần đó anh chính thức ra mắt bà con với tư cách là trưởng ban tự quản thôn. Sau đó, anh chỉ huy một tổ du kích thọc sâu chiếm cầu Ngũ Giáp diệt 6 tên tề ngụy giữa ban ngày. Cuối năm 1963 – 1964 Nguyễn Hữu Sâu cùng đồng đội tích cực hoạt động, vận động quần chúng nhân dân tham gia phá ấp chiến lược, phá kèm, diệt ác, góp phần tạo nên khí thể đồng khởi giải phóng. Tiến bộ trong công tác khiến anh được tổ chức tín nhiệm bầu vào cấp ủy, thường vụ xã ủy và đến Bí thư Đảng ủy xã.
Giữa lúc phong trào cách mạng đang trào dân đến đỉnh điểm bằng cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thuân-1968 Nguyễn Hữu Sâu không may lọt vào trận địa pháo kích của địch. Anh ngã xuống ở vùng ven đô vào giữa tháng 5/1968 trong đợt hoạt động thứ hai chống phản kích và cản quét của địch.