Nội dung chi tiết

Tiếng thét giữa đêm đen.
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 25/02/2009 .Lượt xem: 4048 lượt. [In bài]

Đặng Hữu Lý.

            Đồng chí Đăng Hữu Trình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Nam vào năm 1929-chỉ trước 01 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sớm giác ngộ cách mạng, từ những năm trước 1945 đồng chí Trình đã tham gia phong trào thanh niên xã Điện Nam. Sau hiệp định Giơnevơ được ký kết, ông được phân công ở lại làm cơ sở cách mạng cho vùng cát Điện Bàn.

            Được sự chỉ đạo của huyện ủy, Trong những namư 1956-1959, các xã vùng cát Điện Bàn đã vùng lên đấu tranh, đả phá chính sách diệt cộng, tổ cộng của bọ Mỹ-Diệm. Đó là những năm tháng cam, go, nhiều cán bộ, đảng viên đã hy sinh, không chịu đầu hàng giặc, nêu cao tấm gương kiên trung, bất khuất để giữ gìn ngọn lửa cách mạng. Các đồng chí Võ Nghĩa, Phan Đờn, Nguyễn Đức An, Lý Trân và Đặng Hữu Trình …lọt vào tầm ngắm, luôn bị kẻ thù rình rập giăng lưới tề điệp vay bắt. Cát đã thấm đẫm máu và nước mắt của bao đồng chí, đồng bào.

            Vào đêm 28 tháng chạp năm 1956, trên đường đi công tác đồng chí Đặng Hữu Trình bị bọn tề điệp theo dõi phát hiện, huy động bọn dân vệ và tề ngụy bao vây, bắt được dùng cây gậy đánh vào đầu và đưa về nhà lao Hội An. Ở đây chúng đã dùng những cực hình tàn bạo nhất, từ đổ nước xà phòng trộn ớt, đóng đinh vào những đầu ngón tay, kẹp điện hai đầu vú, bắt đứng đèn sám hối, phơi nắng, dầm sương, treo chân tay lên sàn nhà… nhưng cũng không thể lung lay ý chí người cộng sản Đặng Hữu Trình.

            Gần 5 tháng tra tấn bằng nhiều cực hình hết sức dã man nhưng vẫn không khai thác được gì, tuy nhiên kẻ thù vẫn biết chắc  Đặng Hữu Trình là “cộng sản gốc”, nếu thả về thì chắc chắn sẽ gợi dậy phong trào đấu tranh càng quyết liệt hơn, vì vậy chúng bàn cách thủ tiêu ông. Chúng bàn với bọn hội đồng cac Vĩnh Xuân (một phần đất Điện Nam) tạo nên màn kịch nhằm qua mắt nhân dân bằng cách vờ thả cho đồgn chí Trình về gia đình, dưới sự quản chế của chính quyền. Nhưng ngay sau khi thả đang đêm, bọn hội đồng xã Vĩnh Xuân đến nhà bắt lại đồng chí  Đặng Hữu Trình rồi bí mật đưa về nhà thờ tộc Trần ở thôn Cổ Lưu, nơi bọn ác ôn đang chờ để hành hính đồng chí. Chúng đánh đập một hồi rồi dùng lưỡi lê, mã tấu chặt đứt lìa cách tay của  Đặng Hữu Trình. Trong lúc đối mặt với cái chết, lại đứng trước những kể khát máu, đồng chí  Trình vẫn bền gan  nhưng nỗi căm thù mỗi lức càng dâng lên cao độ. Không để chúng đạt mục tiêu “ ném đá giấu tay, bí mật thủ tiêu, đồng chí  Đặng Hữu Trình vùng dậy hô lớn “Hồ Chí Minh muôn năm, đá đảo Mỹ-Diễm và bè lũ tay sai”. Bọn ác ôn hoảng hốt dùng lưỡi lê đâm chết đống chí  Đặng Hữu Trình. Nhưng tiếng hô dõng dạc của người cộng sản trung kiên đã vang lên giữa đêm đen, thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng.

            Giết Đặng Hữu Trình, bọn ác ôn vùi xác ông vào bụi tre gần nhà thờ để phi tang. Đến sáng hôm sau, chúng đưa lực lượng lên bao vay nhà, tịch thu gia sản, hòng tiêu diệt toàn bộ những gi chứng sống của người thân và gia đình của đồng chí Trình.

            Nhưng làm sao có thể tiêu diệt được ý chí, truyền thống của cách mạng từ một gia đình giàu truyền thống yêu nước, các em của ông  Đặng Hữu Trình lại lên đường chiến đấu. Người em trai là   Đặng Hữu Trinh tham gia cách mạng, làm cán bộ y tế hy sinh 1967, em gái là Đặng Thị Kiện, du kích hy sinh năm 1968. Còn ông Đăng Luận-cha của  Đặng Hữu Trình được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhị. Những người con đã hy sinh và mẹ Võ Thị Nghĩa của ông đã được phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

            Riêng đồng chí  Đặng Hữu Trình được Nhà nước truy tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huân chương độc lập hạng ba.

            Tiếng thét giữa đêm đen và chí khí lẫm liệt của  Đặng Hữu Trình sẽ còn lưu truyền mãi mãi.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Nguyễn Hữu Sâu- Người bí thư xã gan dạ
Người mang bí danh Siêng
Lời giới thiệu
Lời tựa
Lê Đình Ty – Tấm gương đấu tranh không mệt mỏi.
Chiến đấu trong lao tù
Cát vẫn gọi tên anh - người cộng sản.
HAI MƯƠI NĂM BỀN GAN TRANH ĐẤU

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm