Nội dung chi tiết

Phát huy vai trò tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở
Tác giả: Hữu Tú .Ngày đăng: 21/06/2019 .Lượt xem: 7571 lượt. [In bài]
Vừa qua, Tọa đàm “Nâng cao vai trò của tổ chức Hội trên địa bàn dân cư” do Hội Nông dân thị xã đã tổ chức đã chỉ rõ: “Địa bàn hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân là ở cơ sở. Cơ sở hội là cấp trực tiếp với hội viên, nông dân; là nơi tổ chức, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Hội”.

Tập trung củng cố, xây dựng cơ sở

Đại hội XI của Đảng đặt ra yêu cầu: "Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động khắc phục tình trạng hành chính hoá, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;…”.

Khoản 1, điều 13 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, chỉ rõ: “Chi hội là đơn vị hành động, cầu nối của Ban chấp hành cơ sở với Hội viên, nông dân…”

Tổ hội, chi hội, cơ sở hội là nơi hội viên, nông dân có điều kiện được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với tổ chức hội; đòi hỏi tổ chức hội kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cụ thể trong sản xuất kinh doanh, đời sống của hội viên, nông dân.

Vì vậy, Cán bộ chủ chốt cơ sở hội phải là người có năng lực và uy tín tập hợp nông dân và được nông dân tín nhiệm. Do vậy, tăng cường năng lực cho cán bộ hội cơ sở, hướng các hoạt động về cơ sở chính là nhằm xã hội hóa các hoạt động của Hội, khắc phục tính hành chính trong tổ chức và hoạt động của Hội; đi sâu đi sát cơ sở là điều kiện thuận lợi để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân.


   Hoạt động của Hội trong các lĩnh vực như: Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động dịch vụ hỗ trợ, các chương trình dự án... đều liên quan đến lợi ích thiết thân cả về vật chất lẫn tinh thần của hội viên, nông dân, nên từ việc đưa ra chủ trương, kế hoạch hành động, đến việc tổ chức thực hiện phong trào đòi hỏi các cấp hội phải hướng về cơ sở, đem lại lợi ích chính đáng hợp pháp cho các đối tượng trực tiếp của mình là hội viên, nông dân. Có như vậy, tổ chức Hội mới khẳng định vị trí trung tâm, nòng cốt của Hội trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh tại Thị xã Điện Bàn.

Đ/c Nguyễn Văn Thừa - Chủ tịch HND Thị xã Điện Bàn, cho biết: Các tổ chức Hội từ cơ sở, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cần thường xuyên xin ý kiến cấp ủy đảng để xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Hội, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành đoàn thể cơ sở và tuyên truyền, vận động tập hợp nông dân vào Hội, tổ chức các phong trào hành động cách mạng của nông dân. Trong từng thời điểm cụ thể, HND các xã/phường cần đẩy mạnh vai trò phát triển kinh tế xã hội xây dựng nông thôn mới; cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân để kịp thời phản ánh với Đảng, Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ nông dân tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bức xúc trong đời sống, sản xuất.

Định hướng hoạt động theo kế hoạch hành động

Chủ tịch HND xã Điện Thắng Nam – Đ/c Nguyễn Ánh, cho biết thêm: Việc định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm cơ sở Hội xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động của đơn vị mình góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế ở cơ sở, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nông dân. Cùng với đó, việc phân công các ủy viên Ban Chấp hành theo dõi tổ chức thực hiện từng nhiệm vụ trên địa bàn do mình phụ trách cũng hết sức quan trọng...

Xây dựng kế hoạch bao gồm việc xác định mục tiêu của Hội, của từng cấp hội cũng như biện pháp để đạt mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Xây dựng kế hoạch còn giúp cơ sở hội có cơ sở khoa học để kiểm tra được những hoạt động của mình trong hệ thống hội. Như vậy, cần phải nhận thức đầy đủ việc xây dựng kế hoạch ở cơ sở hội. Xây dựng kế hoạch hoạt động cần thiết trong mọi trường hợp, mọi giai đoạn phát triển của Hội. Cần nắm vững các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch công tác: Bảo đảm tính khoa học, bảo đảm tính linh hoạt và bên cạnh đó nội dung, hình thức kế hoạch hoạt động cần phong phú, đa dạng để nông dân hiểu rõ hơn về mục đích kế hoạch cần đề ra.

Phát huy dân chủ ở cơ sở

Phát huy quyền làm chủ của Nông dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đòi hỏi Hội vừa phải làm tốt vai trò là tổ chức dân chủ đại diện của giai cấp nông dân và vừa phải thực hiện các hình thức tổ chức tự quản của nông dân để phát huy chế độ dân chủ trực tiếp. Yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi Hội Nông dân phải nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn, tâm tư, nguyện vọng của nông dân; chủ động và có chính kiến đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền những chủ trương biện pháp đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nông dân; tham gia, hướng dẫn hội viên, nông dân tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, như: tổ chức dạy nghề tại chỗ cho nông dân, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội; đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ở nông thôn nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân...


   Các cơ sở Hội cần thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Phát huy dân chủ ở cơ sở là một khâu trọng yếu hiện nay nhằm động viên sức mạnh của các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương; đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cơ sở vững mạnh.

Việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở xã, phường, phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng và phải trở thành một nền nếp thường xuyên trong mọi hoạt động. Phát huy dân chủ phải đi liền với bảo đảm kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp luật. Hội Nông dân Việt Nam vừa là tổ chức dân chủ đại diện vừa giữ vai trò nòng cốt, thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp của nông dân; cần phải phát huy vai trò "trung tâm, nòng cốt của tổ chức Hội Nông dân cơ sở, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Hội trong giai đoạn hiện nay. Nét nổi bật trong hoạt động của Hội là xây dựng cơ sở hội vững mạnh; làm nòng cốt trong các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh, tham gia xóa đói, giảm nghèo; tham gia với chính quyền, các ngành đoàn thể hòa giải, mâu thuẫn, khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân; ….

Đổi mới hình thức, phương hướng hoạt động

Theo đ/c Đặng Hữu Tú – PCT. Hội Nông dân Thị xã Điện Bàn, cho biết: Trong thời gian đến, các cơ sở Hội xã/phường cần tập trung nắm chắc tình hình nông nghiệp nông thôn và tâm tư, nguyện vọng của nông dân. Chủ động hơn nữa trong việc đề xuất với cấp ủy chính quyền những chủ trương, chính sách đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của nông dân. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tích cực hướng dẫn hội viên, nông dân tổ chức các hoạt động ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn.

Đồng thời, Hội Nông dân Thị xã trong thời gian đến, sẽ tập trung các giải pháp, như: Đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức dạy nghề tại chỗ cho nông dân thông qua công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và qua các điển hình sản xuất giỏi. Động viên, khuyến khích, hỗ trợ hội viên, nông dân khôi phục phát triển làng nghề truyền thống và mở mang ngành nghề mới. Tham gia các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất ở nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng việc giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hội viên, nông dân; Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác vận động quần chúng trong tình hình mới.

Cán bộ Hội Nông dân nói chung, Hội Nông dân cơ sở nói riêng trong thời gian đến cần phải am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phương pháp vận động hội viên nông dân trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay, Hội Nông dân các cấp cần tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương để góp phần tích cực của mình trong xây dựng Thị xã Điện Bàn phát triển văn minh, giàu đẹp và công cuộc phát triển nông thôn mới ở các địa phương bền vững.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội đồng nhân dân phường Điện Bàn khóa I, nhiệm kỳ 2021–2026 tiến hành kỳ họp thứ nhất
Công bố các quyết định thành lập Đảng bộ phường, xã, đặc khu
Sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương hai cấp
Đại Lộc, Điện Bàn và Đông Giang vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp (đợt 2)
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm các cơ quan thông tấn, báo chí
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm, mừng thọ Người cao tuổi
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam đến thăm và trao tặng sinh kế cho các gia đình nạn nhân da cam tại Điện Bàn
Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025
Phát hành tập sách lịch sử Đảng bộ xã Điện Hồng giai đoạn 1975-2020
UBND thị xã họp nghe tình hình quản lý trật tự xây dựng, đất đai
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Các hoạt động từ thiện được triển khai hiệu quả của Công ty Cổ phần Tập đoàn VN Đà Thành.
Hội LHPN xã Điện Quang phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” và phong trào “Việc làm nhỏ - Công trình lớn” năm 2019.
Hội Nông dân thị xã phát hành 490 bản tin phục vụ sinh hoạt cơ sở.
Hội Nông dân thị xã kiểm tra, giao ban công tác Hội 6 tháng đầu năm 2019.
Xã Điện Tiến đã tổ chức gặp mặt cán bộ không chuyên trách và các chức danh khác ở thôn nghỉ việc do sắp xếp, sáp nhập thôn.
Đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Lễ khai giảng lớp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính tại Điện Bàn
Đại biểu HĐND thị xã tiếp xúc cử trị tại các xã, phường: Điện Hồng, Điện An, Điện Tiến và Điện Minh.
Tấm gương phụ nữ điển hình
Hội Cựu chiến binh thị xã Điện Bàn tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hội viên.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm