Giữa năm 1959, chiến trường miền Nam cần những cán bộ có kinh nghiẹp và trình độ để gây dựng phong trào chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đồng chí Phan Tứ-Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam trực tiếp ra bắc chọn và nhận 32 đồng chí về chiến trường quê hơng, trong đó có Tống Trị, Cùng về với ông có 3 đồng chí người Điện Bàn, mà hiện này chỉ còn đồng chí Nguyễn Tất Thắng-nguyên Bí thư Huyện ủy Điện Bàn. Ngày 1/9/1959 ông vác ba lô lên đường về Nam. Về tới quê hương ông được bổ sung vào huyện ủy, đứng chân hoạt động bí mật ở Điện An, Điện Hòa. Ông lặn lội xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng, vận động nhân dân giúp đỡ kháng chiến.
Cuộc chiến ngày càng ác liệt, một số đồng chí bị bắt, có người khai ra chỗ ở của ông trong hầm bí mật tại nhà ông Nguyễn Dần thôn Phong Lục xã Điện An ( nay là xã Điện Thắng Nam). Ngày 9/3/1959 bọn địch ở quận đã huy dộng cảnh sát, lính bảo an, dân vệ và bắt dân nổi trống mỏ bao vay xăm hầm bí mật, địch đã tìm ra miệng hầm chúng dùng loa kêu gọi Tống Trị đầu hàng. Ông đã bình tĩnh xé nát và đốt cháy tài liệu, sau đó nhảy lên miệng hầm, tay cầm súng nắng sẵn sàng chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Bọn địch vòng trong vòng ngoài không xông vào, chúng cố bắt sống ông cho được, đồng thời lấy nhân dân làm bia đỡ đạn. Nhiều người dân biết ông nên tìm cách dãn ra, không cho địch tiếp cận. Lợi dụng tình thế giằng co ấy Tống Trị tuyên truyền vạch mặt kẻ thù, kêu gọi nhân dân đoàn kết đứng lên đấu tranh để giải phóng miền Nam. Ông hiên ngang hát vang những bài ca cách mạng, hô khẩu hiệu đá đảo để quốc Mỹ và tay sai, ca ngợi Bác Hồ và Đảng. Cuộc thế trung trình kéo dài. Biết mình không thể thoát khỏi nanh vuốt của kẻ thù, đồng thời không để rơi vào tay giặc. Tống Trị đã tự kết thúc đời mình.
Sự ra đi của Tống Trị làm bọn địch ngỡ ngàng. Không bắt sống được Tống Trị, chúng căm tức hành hạ thi thể ông. Nhân dân đã đấu tranh quyết liệt để đem xác ông về chôn cất. Hành động bất khuất của Tổng Trị đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân, với hình ảnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng.
Cái chết lẫm liệt và dáng đứng bất khuất của Tống Trị đã thổi bùng lên ngọn lửa trong đêm đen của cách mạng miền Nam khi luật 10/59 gieo rắc chết chóc tang thương, khiến cho bao lớp thanh niên của quê hương Điện Bàn tiếp tục lên đường tham gia kháng chiến cứu nước, làm nên những chiến công anh dũng, hào hùng.