Nội dung chi tiết

Bệnh Sốt xuất huyết và cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Tác giả: Minh Diễm .Ngày đăng: 29/11/2019 .Lượt xem: 2502 lượt. [In bài]
Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 21/10/2019 trên địa bàn thị xã Điện Bàn ghi nhận 1.392 ca mắc sốt xuất huyết, riêng trong tháng 10 này bệnh tăng rất nhanh 767 ca sốt xuất huyết, dịch xảy ra 20/20 xã-phường. Để tiếp tục phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn thị xã đạt hiệu quả, Phòng Y tế thị xã Điện Bàn hướng dẫn, tuyên truyền cách phòng, chống sốt xuất huyết như sau:

1. Sốt xuất huyết là gì:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh lan truyền nhanh chóng làm nhiều người mắc bệnh, dễ gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 8,9,10,11.  

Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn, màn, rèm cửa và các đồ dùng trong nhà (Nhất là quần áo đã mặc có hơi của người).

- Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

          2. Biểu hiện của bệnh:

- Sốt cao đột ngột 39 – 400C, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt.

- Đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các cơ, khớp.

- Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng.

- Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, vết bầm tím chỗ tiêm, tiểu ít, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

- Khi bản thân hay gia đình thấy có các dấu hiệu như trên phải đến ngay cơ sở y tế để khám,điều trị và báo với y tế xã, phường để có cách phòng chống sốt xuất huyết kịp thời tránh lây lan.

3.  Xử trí khi nghi ngờ sốt xuất huyết:

Nếu sốt cao từ 39 độ trở lênnới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, cho uống thuốc hạ nhiệt là Paracetamol, tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin, và Analgin.

- Uống nhiều nước: Dung dịch Oresol, nước trái cây…

- Dinh dưỡng: Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu (Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin C).

- Người bị SXH hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây sang người khác.

- Theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngày.

4. Cách phòng chống bệnh SXH:

4.1. Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy:

- Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các dụng cụ chứa nước sạch, những nơi đọng nước mưa như bể nước, hốc cây, vỏ chai, vỏ lon, lọ hoa, lốp xe, vỏ dừa…vì vậy loại bỏ nơi muỗi có thể đẻ trứng là biện pháp quan trọng hàng đầu để diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết.

- Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy, lăng quăng, muỗi trưởng thành.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại..) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách  cọ, rửa bể, thùng, súc rửa lu, chum vại, phi…  dụng cụ chứa nước, dùng bàn chải chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ.    

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần.

+ Thu dọn rác (chai, lọ, bát , lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)

+ Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, không treo quần áo đã mặc để lâu trong nhà.

4.2. Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc áo dài tay.

- Ngủ màn kể cả ban ngày.

- Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.

Vì sức khỏe của mỗi gia đình và của cả cộng đồng. Tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết với khẩu hiệu: “ Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết” 
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tổ chức Hội thi “Điều dưỡng trưởng - Hộ sinh trưởng giỏi” năm 2025.
Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025
“05 chìa khóa để có thực phẩm an toàn”
Khai trương Bệnh viện Đại học Y khoa Phan Châu Trinh
Thị xã Điện Bàn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam
Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam
Trung tâm Y tế thị xã Điện Bàn tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam
Các địa phương tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam
Công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Bệnh dại chỉ có thể phòng bằng tiêm ngừa
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Bệnh viện Hàn Quốc khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà cho nhân dân nghèo và thăm nạn nhân da cam
Dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan sang 13 xã, phường.
Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức phối hợp với tổ chức SAP Việt Nam khám bệnh và tặng quà cho bà con tại huyện Đông Giang và Tây Giang.
Ban Dân số phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Điện Thắng Bắc tuyên truyền sức khỏe sinh sản cho hội viên phụ nữ.
Điện Bàn - Tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi với số lượng lớn.
Hội nghị triển khai chiến dịch truyền thông dân số đợt 2 năm 2019 xã Điện Thắng Bắc
Kiểm tra công tác tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế phường Điện An.
Điện Bàn, 232 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết
Trạm Y tế phường Điện Ngọc triển khai chiến dịch tiêm sởi – Rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi.
Mặt trận, các hội, đoàn thể phường Điện Ngọc triển khai công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm