Chủ động hưởng ứng cuộc vận động, chúng ta - mỗi cán bộ chuyên trách, công chức cơ sở cần nhận thức và thực hiện cuộc vận động một cách thiết thực nhất.
Trước là về mặt tư tưởng : Cần nhận thức sâu sắc về quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, luôn luôn tìm tòi học hỏi điều hay lẽ phải nhằm vận dụng trong quan hệ giao tiếp ứng xử, trong giải quyết công việc hằng ngày. Thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về những điều mà cán bộ công chức không được làm, bên cạnh đó cần kiên quyết loại bỏ những suy nghĩ hẹp hòi, ích kỷ . . mà lâu nay nhiều người cho rằng đó là tư tưởng “tiểu nông”.
Về hành động : Mỗi người tự chọn cho mình một phong cách làm việc khoa học, phong cách giao tiếp ứng xử văn hoá, tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức đi đôi với việc xác lập tầm nhìn cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực của địa phương, gắn nhiệm vụ cá nhân mình, ngành mình với trách nhiệm của tập thể. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng đạo đức của Bác là “đối với tự mình”. Học tập đạo đức mỗi người phải nhận thức đúng những chuẩn mực đạo đức để có những hành động tự giác thực hiện, bởi đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tự thân, tự giác, tự nguyện.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi tinh thần học tập , học hỏi điều hay điều tốt của mọi người, và Bác cũng đã từng học tập ngay cả những em nhỏ. Chuyện kể :...có lần trên đường đi công tác giữa đường gặp mưa đường mòn, vừa dốc lại vừa trơn nên phải thận trọng dò từng bước để đi, các em nhỏ bên đường kháo nhau:....Chà ! Cụ già này trời mưa đường trơn, đi không gậy để chống mà không sợ nhỉ? Từ bữa ấy về sau hễ đi đường gặp mưa, nhớ lời các cháu bác đều tìm gậy để chống....quả nhiên là hiệu quả.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình và hơn năm mươi năm cầm bút theo số liệu thống kê: Bác đã viết hơn 2000 bài báo, 276 bài thơ, gần 500 truyện và bút ký với gần 200 bút danh...ấy vậy mà có lần soạn thảo văn bản gởi đi các địa phương để nhắc nhở công việc Bác không ngần ngại gọi mời người bảo vệ xem và góp ý....
Thẩm thấu và học tập tấm gương đạo đức của Bác chúng ta phải nêu cao tinh thần tập thể, ý kiến chủ quan đã quan trọng nhưng ý kiến tập thể càng quan trọng hơn, những “dị ứng” của người này khi được người kia góp ý vào phong cách, lối sống và thí dụ nhỏ nhất là cách hành văn trong công việc hằng ngày hoặc những thái độ thờ ơ thiếu trách nhiệm ...đã đến lúc cần phải khép lại. Bởi đằng sau những “dị ứng ”; “thiếu trách nhiệm” kia là hệ lụy khó lường, tất cả những điều ấy khi xảy ra cái trước hết sẽ làm rạn nứt tinh thần đoàn kết nội bộ, khi ấy không những ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả tập thể, hơn thế nữa là ảnh hưởng đến phong trào lớn. Tư tưởng nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình của Bác cho mỗi người chúng ta trong công việc hằng ngày hoặc sau một năm công tác...... từ lâu đã cảnh báo cho ta điều ấy.
Trong công tác tiếp dân: Mỗi cán bộ cần tỏ rõ thái độ ân cần, cởi mở, khiêm tốn và giải quyết kịp thời các yêu cầu chính đáng của công dân một cách dứt khoát, chính xác, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Làm được như vậy thì người dân nào mà không tin yêu chúng ta !
Mỗi người mỗi ngày làm được việc tốt, mỗi ngành mỗi ngày làm việc thêm hiệu quả, tất yếu sẽ góp phần cùng địa phương trong mọi việc năm sau phải tốt hơn năm trước. Có như vậy cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ thiết thực và càng có ý nghĩa sâu rộng hơn trong cuộc sống hiện thực xung quanh ta./
---------------
(*) Trích thơ Tố Hữu