Sau hiệp định Giơ-Ne-Vơ năm 1954 đế quốc Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về lập chính quyền tay sai ở miền Nam, thẳng tay đàn áp khủng bố phong trào cách mạng với những thủ đoạn tàn bạo. Mỹ - Diệm tuyên bố giết lầm hơn bỏ sót, ra tay thủ tiêu, giết lén cán bộ kháng chiến cũ, gây phẫn uất trong lòng nhân dân yêu nước. Những cuộc khủng bố, học tập tố cọng, bắt sám hối … liên tiếp gây nên không khí nặng nề u ám, bao trùm lên các làng, xã. Đình làng biến thành nơi tra tấn, bắt học tập tố giác ly khai cán bộ nằm vùng. Trần Út là một trong số “phần tử” bị chúng ghi vào danh sách cán bộ nằm vùng.
Năm 1955, trong đợt bầu cử do chính quyền Diệm tổ chức tại xã Điện Thắng có một “sự cố” hy hữu: tại đình làng Viêm Tây thay vì bỏ phiếu vào thùng, nhiều người dân bỏ vào đấy hàng loạt truyền đơn chống Diệm. Trò hề gian lận theo kiểu “xanh bỏ giỏ, đỏ bỏ thùng”, cố ám chỉ buộc phải bầu cho Ngô Đình Diệm (là phiếu đỏ) theo sự chỉ huy của Mỹ đã bị lộ tẩy. Đồng thời, nhân có hội bầu cử, cơ sở ta tống vào thùng phiếu vô số truyền đơn cách mạng chống trò hề bầu cử độc diễn, chống sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam. Vì vậy, việc đầu tiên chính quyền tay sai của Diệm mới hình thành tại xã Điện Thắng là “sưu tra” nhằm truy lùng manh mối vụ bỏ truyền đơn trong cuộc bầu cử năm 1955. Cùng lúc nay, cơ sở lãnh đạo đòi hiệp thương bị vỡ, Trần Út bị bắt.
Tiếng cười ngạo nghễ
Chúng trói anh Trần Út đưa về đình làng Viêm Tây để khai thác. Tại đình làng lúc này có lớp học đầu tiên tố cộng vừa khai mạc. Bọn chúng lợi dụng lớp học này bắt Trần Út tra tấn điển hình, chúng hy vọng nhất định Trần Út sẽ cung khai hoặc ly khai. Thế nhưng, Trần Út chứng minh lòng trung thành vô hạn với Đảng, ý chí chiến đấu trước đông đảo đồng bào đang học lớp “tố cộng” bằng sự chịu đựng phi thường với các kiểu tra tấn: tắm nước ớt, uống nước xà phòng, đánh bằng dùi cui, dí điện vào người, treo người lên cao nắm chặt sợt lạt cật rồi hất ghế cho tụt người xuống. Máu chảy lai láng nhưng Trần Út vẫn hiên ngang và xác định chỉ có sự hy sinh tính mạng và sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng.
Khi vừa ngớt đợt tra tấn, Trần Út lại cưới khà khà, mọi người ai nấy đều ngạc nhiên. Kẻ thù tức rối hỏi anh : đánh không đau sao mà còn cười? anh dõng dạc: “ta cười là cười những thằng theo giặc, bất hiếu với cha mẹ, bất trung với đất nước”. Lời anh như gai châm, chúng treo ngược anh lên xà nhà rồi xúm lại cả bầy đánh vào anh như bầy sói đói lâu ngày. Cả lớp học hôm đó mọi người đều cúi đầu khấn nguyện, cầu mong anh có sức mạnh phi thường để chịu đựng đòn tra tàn bạo. Anh vẫn im lặng. Đánh mãi, chán chúng kéo dây thả anh xuống. Máu miệng hộc ra, thân hình tím tái, chúng lấy nước lạnh tát vào, anh nằm bất tỉnh. Một lúc sao, như có sức mạnh trời ban, Trần Út dần tỉnh lại, anh nhìn bà con đang ở chung quanh, môi lại mỉm cười như để động viên mọi người trong cuộc chiến đấu gian khổ này.
Cả ngày hôm đó, anh nếm đủ những đòn tra hiểm ác, và tức tốc trong đêm đó chúng bỏ anh lên đưa về nhà lao Vĩnh Điện, tiếp tục những tháng ngày đối diện với cái chết treo lơ lửng trên đầu.
Từ năm 1957 anh bị giam cầm tại nhà lao Vĩnh Điện rồi chuyển lên Khâm Đức lao động khổ sai. Đến tháng 8/1959, thoát khỏi cảnh tù ngục anh thiếp tục thoát ly lên căn cứ kháng chiến. Tại căn cứ, anh được học tập, huấn luyện, trao dồi lý luận cơ bản và bắt tay vào nhiệm vụ nắm bắt thời cơ phát động nhân dân tham gia đấu tranh và kháng chiến. Năm 1962, anh được phân công về làm đội trưởng công tác tại xã Điện Thắng. Đến năm 1963, anh làm Bí thư xã Điện Thắng, nhiều lần chỉ đạo diệt ác, phá kèm đồng thời thành lập chính quyền xã, thôn.
Sau đó anh được điều về làm Huyện đội phó Huyện đội Điện Bàn, được tổ chức Đảng tín nhiệm bầu vào Huyện ủy Điện Bàn. Những trọng trách được Đảng bộ huyện giao cho anh luôn xông xáo thực hiện. Với nhiệm vụ anh rất kiên quyết, giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, được mọi người tin yêu, quý mến.
Và những câu chuyện…
Răn đe kẻ thù, ngăn chặn tội ác
Lúc bay giờ tại xã Điện Thắng, ngụy quân, ngụy quyền ráo riết đánh phá cơ sở cách mạng, chúng ngang nhiên bắt những người dân vô tội, vu cáo “theo cộng sản” để lấy cớ tra tấn nhằm thị uy. Để chống lại bàn tay tội ác này, anh Trần Út hưởng ứng mạnh mẽ những đợt phát động quần chúng diệt tề, phá ấp mở rộng vùng giải phóng.
Tại buổi mitting trước dân, trong đó có nhiều gia đình có con theo ngụy, anh răng đe: “làm cách mạng để phục vụ lợi lích của nhân dân, kẻ nào đi ngược lại trào lưu cách mạng, phản dân hại nước, làm tay sai cho địch sẽ bị cách mạng trừng trị. Những ai biết ăn năn hối cải, từ bỏ tội lỗi quay về với nhân dân, không tiếp tay cho giặc sẽ được cách mạng khoan hồng”. Lời tuyên truyền của anh lập tức có tác dụng, các gia đình có con em theo ngụy quân, ngụy quyền không còn “dòm ngó” những gia đình cơ sở của ta; nhiều tên khét tiếng “khát máu cộng sản” cũng chùn tay không hung hăng như trước.
Tuy nhiên, bọn tề ngụy vẫn hăng máu bắt bớ cơ sở của ta. Trước âm mưu thâm độc của kẻ thù, anh Út đề ra phương châm hành động “giết nhất miêu, cứu vạn thử”, trị một tên ác ôn có nợ máu là cứu hàng trăm người dân lành vô tội. Lúc bấy giờ, ngay tại xã Điện Thắng, anh chỉ huy nhiều đồng chí hóa trang thành lính ngụy đột nhập vào vùng địch giữa ban ngành, đánh chiếm được quốc lộ, diệt bọn thám báo, bắt nhiều tên ác ôn có nợ máu nhân dân. Hành động táo tợn của Trần Út làm chấn động hàng ngũ ngụy quân, khiến bọn ngụy quyền hoang mang dao động, lo sợ trong một thời gian dài.
Anh em đối đầu
Trần Út có người anh vợ tên là Đặng Biên. Biên theo giặc làm tay sai từ thời kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, Biên theo chế độ ngụy quyền Sài Gòn, làm trung đội trưởng địa phương quân, Biên xua quân lùng ráp, phục kích giết nhiều cán bộ du kích; đồng thời tổ chức gián điệp, cài cắm nội ứng gây khó khăn cho ta rất nhiều.
Đặng Biên do tay đã “nhúng chám” nên luôn sống trong lo lắng, lúc nào cũng cảnh giác, sợ hãi. Biên đề phòng cảnh giác cả cha ruột (Đặng Trợ ), em gái và cả em rể. Lúc nào Biên cũng mang theo bên mình cây súng tiểu liên.
Một hôm Biên về thăm cha. Trần Út biết trước nên lén về nhà cha vợ trước nhưng bí mật núp phía sau hè với khẩu súng ngắn. Biên về nhà dẫn theo một toán lính bảo vệ. Khi Biên vào nhà thăm cha thì lính canh gác ở chung quanh vườn. Út theo dõi từng động tĩnh, nghe Biên hỏi cha:
- Ông có gặp thằng Út không? Nó có cho ông thứ gì không?
Cha Biên trầm ngâm:
- Tau nghe hắn nói sẽ cho mi trái lựu đạn mà chưa thấy nó đưa!
Nghe thế, Biên tái mặt, lấc láo nhìn quanh rồi trợn mắt:
- Thằng Út! Tôi sẽ giết nó.
Đặng Biên tức tối dẫn quân ra về. Ngay sao đó Trần Út đột ngột xuất hiện trong nhà. Ông Trợ hốt hoảng, vội chắp tay lạy (ông sợ con trai và con rể bắn giết lẫn nhau):
Cha lạy con, thằng Biên mới bước đi ra, coi chứng nó quay lại.
Út bình tĩnh nói với cha vợ:
Con ở trong buồng nhà mình, con thấy Biên vào nhà và nói chuyện với cha, con nghe hết. Con với Biên là 2 chiến tuyến nhưng lại là 2 anh em. Khó quá cha ơi! Làm sao cha khuyên anh Biên bỏ tính hung hăng, đừng gây tội ác. Dân oán lắm. Cha đừng sợ chi hết, cách mạng là cha con mình chứ ai.
Lần thứ hai nghe tin Biên về, Út cũng vội vã về trước. Vào nhà Út mời cha vợ lại nói:
Cha cho con ở trong buồng này, đợi anh Biên về anh em nói chuyện, còn cha làm trọng tài.
Nghe Út nói thế ông Trợ như lên cơn sốt, chân run không đứng được. Bỗng ông Trợ chỉ tay ra đầu ngõ nói không thành lời:
Thắng Biên dẫn quân về đó kìa!
Út động viên cha bình tĩnh, nhưng ông không thể bình tĩnh được. May thay, Biên chỉ đi ngang qua nhà mà không vô. Ông Trợ bàng hoàng, chạy lại ôm Út : “Cha biết tâm con rất tốt, nhất định cha sẽ khuyên nhủ thằng Biên đừng gây tội ác, quay về với chính nghĩa…”
*Đánh địch bằng xe bò
Sống giữa lòng kẻ thù với quân đội và vũ khí được trang bị hiện đại, trong khi quân ta ít, vũ khí hạn chế làm sao chống lại? Trần Út luôn suy nghĩ và băn khoăn tìm phương án “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn”. Anh nhớ như in thời chống Pháp có một trận đánh rất lạ có thể so với mưu lược trong “Tôn Tử binh pháp”, đó là đánh giặc bằng ghe bầu. Quân ta dùng ghe bầu chở bộ đội nằm ngụy trang dưới đáy, rồi giả đò đánh cá, đợi khi lính Pháp vào trận đấu bóng chuyền, quan quân đều đi xem, cổ vũ, ta ập vào hốt gọn một đồn địch…Bỗng trong đầu Út lóe sáng, trước đây ở dưới sông ra dùng ghe bầu, bây giờ giữa cánh đồng này ta sẽ đánh địch bằng xe bò thì ai mà phát hiện được.
Nghĩ vậy, Trần Út trình bày ý tưởng với Ban chỉ huy Huyện đội, Thường vụ Huyện ủy. Phương án được duyệt cho cho phép hành động với 6 đồng chí bộ đội huyện và 3 đồng chí du kích xã Điện Thắng, giao cho đồng chí Trần Kỳ-xã đội phó, trực tiếp chỉ huy tác chiến. Ta dùng 3 chiếc xe bò chở phân heo bón ruộng, bên dưới mỗi xe có 3 đồng chí ẩn mình. Ba xe có 9 đồng chí ngụy trang đắp phân lên trên, trong tư thế sẵn sáng chiến đấu.
Đúng 12 giờ, một ngày nắng nóng của năm 1966, tại Ngũ Giáp có 3 chiếc xe bỏ của 3 nông dân kéo phân ra đồng bón ruộng, ba chiếc xe bò tách ra và thằng hướng các lo cốt. Phương án tấn công ban trưa, bọn chúng chắc chắn sẽ chủ quan, ta chắc chắn sẽ chiến thắng.
Khi 3 chiếc xe bó kéo đến các điểm định sẵn, bằng một ám hiệu nhỏ, 9 đồng chí trong xe bò cầm súng tung lên làm chủ tình thế. Đánh sáp lá cà, trong khi bọn địch hòan toàn không hay biết, cả trung đội của chúng bị ta diệt gọn.
Những câu chuyện về mưu trí đánh giặc của anh Trần Út còn truyền mãi trong nhân dân. Tâm gương dũng cảm, gan dạ của anh Trần Út tô đậm thêm truyền thống yêu nước của đất Quảng trung dũng, kiên cường. Vào tháng 10/1967 trên đường đi làm nhiệm vụ, không may anh đã hy sinh, nhưng những câu chuyện về kỳ tích anh hùng vẫn còn rì rầm kể mãi…