Hè năm 1964,quê hương Điện Dương được giải phóng,đang học trung học ở Hội An,Văn Đức Long tamj gát bút nghiên về quê tham gia du kích đánh giặcgiữ làng.Tháng 7.1965, Long lên đường nhập ngũ,đựoc biên chế vào Sư đoàn 2Quân khu V.Ba năm Long tham gia đánh nhiều trận đánh ở chiến trường Quảng Ngãi,Quảng Nam...
Và cuộc chiến ở trận tuyến mới
Xuân Mậu Thân 1968,chiến tranh diễn ra trên từng đường phố ,ta đưa cái chết đến tận giường ngủ của kẻ thù. Văn Đức Long được điều động để thành lập đại đội đặt công nội thành Đà Nẵng mang tên Lê Độ ngày 23.03.1968 . Hơn một tháng sau,30.04.1968,Văn Đức Long được kết nạp vào Đảng và được bổ nhiệm trung đội trưởng, làm mũi trưởng một mũi tấn công vào Đà Nẵng đợt X1-ngày 14.5.1968, điểm đánh là Quân vụ thị trấn và Toà thị chính .Phương án hợp đồng chiến đấu trục trặc Văn Đức Long bị địch bắc với cái tên trong giấy căn cước là Nguyễn Đình Thiệp.Tại trung tâm thẩm vấn Thanh Bình Đà Nẵng ,anh bị địch dùng nhiều cực hình tra tấn: đánh tứ trụ; dùng ma trắc đánh vào đầu ; cho điện giật; đổ nước xà phòng...chết đi sống lại nhiều lần.Kể thù muốn moi tin ai là người chỉ huy, quân số và mục tiêu tấn công,song Văn Đức Long vẫn một mực khai: “Nguyễn Đình Thiệp quê Hoà Hải, Hoà Vang đi làm thuê”.
Sau hơn một tháng bị liên tục tra tấn, không khai thác được gì. Đến một hôm, Văn Đức Long bước vào phòng thẩm vấn đả thấy trên bàn một gói thuốc ru-by và ba ly nước ,ngoài tên Ích cảnh sát còn có mộ cô gái. Cô ta đã nhận diện Văn Đức Long là đồng đội ở cùng đơn vị.Hoá ra cô ta đã chiêu hồi , khai báo!Một í nghĩ chợt đến,Văn Đức Long bất ngờ đập bàn nhào đến đánh tên Ích túi bụi.Tên Ích thừa lúc đó mở cửa chẩy ngoài.Thế là sau đó cảnh sát chìm xông váo đánh Văn Đức Long đến ngấc xỉu. Ba tháng trôi qua ,bằng nhiều hình hức tra tấn ,mua chuộc ,dụ dỗ,nhận diện hình ảnh,cho gặp người đối chấp,kẻ địch vẫn không khai thác được gìthêm ở Văn Đức Long đành phải chuyển anh xuống tạm giamở Ty Cảnh Sát Gia Longvới cả hai hồ sơ-một Nguyễn Đình Thiệp quê An Nông-Hoà Hải;một là Văn Đức Long,quê Cẩm Hải-Hiếu Nhơn.
Tại Ty Cảnh Sát Gia Long,Văn Đức Long đã cùng với nhiều đồng đội tổ chức chống địch tra tấn đàn áp tù nhân ban đêm hòng thủ tiêu những cán bộ cốt cán.Đồng thời tìm cách liên lạc với tổ chức bên ngoài ,nhờ đó đã được sự chỉ đạo của cấp trên để anh và đồng đội cũng cố niềm tin,có phương hướng đấu tranh chống chào cờ địch tại nhà lao Kho Đạn-Chợ Cồn những ngày sau đó.
Sau xuân mậu thân,địch điên cuồng càn quét đánh phá,nhiếu cơ sở bị vở,số người bị địch bắt giam ở các nhà lao Đà Nẵng chật ních.Thấy không thể khai thác được gị thêm,ngày 6.9.1968,chúng gôm 92 người tù cho là “nguy hiểm’từ các nhà lao Đà Nẵng,Huế, Quãng Ngãi mới chuyển đến lên máy bay C.130 đưa ra Côn Đảo.Trên máy bay,Văn Đức Long cùng những bạn tù nhanh chóng hội ý thống nhất :ra Côn Đảo tiếp tục chống chào cờ.
Máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Cỏ Ống,đoàn người tù vừa bước xuống cầu thang đã thấy hai hàng lích mặt mày hung tơn,lăm lăm cây gỗ vừa đánh tới tấp người tù vừa hăm he : “Côn Sơn chứ không phải đất liền nghe con!Côn Sơn đi dễ khó về-già đi bỏ xác ,trẻ về còng lưng...”Ở trại1, đầu tiên địch bắt anh em học tập hát quốc ca được mấy hôm,chúng lại đưa đến trại 6 vừa mới xây tạm bợ kiểu nhà đù trống hoắc nên khi trời nắng nóng mùi dầu hắc xông lên rất bức bối, khi mưa gió thì lạnh thấu xương.Chiều 11.9 vừa đến trại 6, anh Phan Chánh Dinh(Phan Duy Nhân) báo với cai ngục đòi gặp trưởng trại để thông báo sẽ không chào cờ.Địch im lặng.Thế nhưng 5 giờ sáng hôm sau ,12.9,bọn trật tự vào hỏi tối qua ai đòi gặp trưởng trại.Cả phòng đều đưa tay, nhưng bọn địch chỉ bắt 3 người gồm Phan Chánh Dinh, Trương Công Bằng và Nguyễn Đình Trung ,ra khỏi phòng chúng đánh “hội đồng” rồi kéo 3 anh lên phòng thẩm vấn ,chừng một giờ rữa sau, bọn chúng đến từng phòng gọi tù nhân ra chào cờ .Trong lúc người tù tập họp đông đủ trước sân ,mặt hướng về trụ cờ,thì anh Hoàng Nam và Văn Đức Long bước lên dõng dạc: “chúng tôi không chào cờ vì đây là cờ của những người làm tay sai cho đế quốc Mỹ” .Đich xông vào đánh tới tấp và kéo cả 2 lên phòng giam 3 người đồng đội đã bị đánh chiều qua.
Tin 5 anh em cùng chống chào cờ ở trại 6 nhà dù lan ra, một hôm khoảng 12 giờ khuya ,một y tá đến đọc thư của Đảng uỷ nhà lao biểu dương tinh thần đấu tranh của 5 người ,đưa cho thuốc bổ, thuốc tan máu bầm...qua khe cửa, Văn Đức Longnhận ra người y tá tốt bụng đó là Nguyễn Kim Phước,anh ruột của người bạn học cùng lớp ở trường tiểu học Cẩm Hà_Hội An.
Ở chuồng cọp biệt giam trại 6 nhà dù, bọn trật tự an ninh đánh đập đàn áp người tù thẳng tay.Tù nhân bị cô lập,ngày 2 bữa,mỗi bữa chỉ một chén cơm gạo mục và mấy hạt muối trắng.Địch liên tiếp uy hiếp tinh thần và ý chí chịu đựng của người tù .Gần 6 tháng biệt giam ở chuồng cọp trại 6,ngày 2.2.1969,địch đưa Văn Đức Long cùng một số người tù khác trở lại đất liền giam ở tầng 3 khu ED Khám Chí Hoà (khu biệt giam dành cho số chống chào cờ).Tại đây được sư lãnh đạo giúp đỡ của các chú ,các anh thuộc diện tù câu lưu ,47 anh em tù quê Đà Nẵng tuy còn trẻ, tuổi dưới 20 đã tổ chức thành công 3 cuộc đấu tranh đòi dân sinh,dân chủ.
Ngày2.4.1969 ,địch đưa 47 người tù về Đà Nẵng.Trên xe từ khám Chí Hoà ra sân bay Tân Sơn Nhất đông đảo nhân dân hai bên đường nhìn theo,những người tù đưa cao hai tay bị còng, miệng hát vang những bài ca cách mạng. Trở lại Đà Nẵng , Văn Đức Long lại bị nhốt vào nhà lao Kho Đạn, anh cùng đồng đội tiếp tục chống chào cờ bất chấp mọi đòn tra tấn hù doạcủa kẻ thù và đã thừa cơ đánh trả những tên ác ôn đàn áp tù nhân . Văn Đức Long chịu một kiểu tra tấn mới mà anh chưa từng gặp là “còng tréo”(tay trước choàng qua cổ , tay sau bị tréo ngược lên gần hai cổ tay để còng lại).Tù thường phạm không thể chịu đựng quá 10 phút phải khai.Thế mà Văn Đức Long vả Trần Văn Phước còn bị đặt thêm lên cổ cặp tạ 20 kg vì địch cho là 2 tên cầm đầu, “cứng cổ”.sau hơn một giờ đồng hồ cả hai vẫn không nao núng ,địch tiếp tục đưa ra phơi nắng giữa trưa song cuối cùng đành bất lực.Địch lại giam Văn Đức Long ở xà lim nóng 40 ngày,đến 15.5 đưa ra toà với tội danh phản nghịch :Nguyễn Đình Thiệp(tức Văn Đức Long) đã thông đồng với Việt Cộng chống lại Chinhs Phủ Việt Nam Cộng Hoà.Trước tòa, Long trả lời là người Việt Nam chống Mỹ có công chứ không có tội, địch lại đưa về xà lim, không kêu án .Đến 19.6.1969, lại đưa ra Côn Đảo với hồ sơ đinha kèm Nguyễn Đình Thiệp:2 lần đánh cảnh sát, 3 lần chống chào cờ tại các nhà giam Côn Đảo ,Chí Hoà và Đà Nẵng và nhiều lần chống qui định của nhà lao.
Chiến công diệt tên ác ôn Mười Ô
Trở lại Côn Đảo, Văn Đức Long lại đấu tranh chống chào cờ và lại bị giam vào chuồng cọp. Đến tháng 7.1969, nhờ dư luận trong nước và thế giới tố cáo chế độ dã man của nhà dù, địch phải nhượng bộ giải toả chuồng cọp, Văn Đức Long cùng nhiều bạn tù được đưa đến trại 4. Không khuất phục được những chiến sĩ cách mạng kiên cường, địch càng hung hăng tàn bạo . Những cuộc đàn áp vô cớ bằng thanh củi đánh vào đầu tù nhân đang tắm nắng liên tiếp xảy ra, nhiều người bị thương bê bết máu, quằn quại kêu cứu trên nền đất, có người chấn thương sọ não nằm bất động, thêm vào đó chúng còn gây tâm lý nghi ngờ chia rẽ người tù cùng phòng. Chúng đột ngột giảm tiêu chuẩn gạo ăn hằng ngày từ 5 lạng xuống còn 4 lạng...gây căng thẳng ngột ngạt bao trùm trong tất cả người tù ở trại 4.Trưởng trại 4 Nguyễn Văn Mười (tự là Mười Ô)ngày càng hống hách, thâm hiểm trong các lần đàn áp, khủng bố tù nhân.Hắn còn xúc phạm cả đến Bác Hồ.Chứng kiến,Văn Đức Long nghe ruột gan nóng bừng, tâm can đảo lộn. Không ít lần cả lao 4 tuyệt thực để phản đối sự đàn áp man rợ của bọn Mười Ô, bảo vệ đồng đội,.Đã có 4 đồng chí hy sinh vì kiệt sức.
Đêm đã khuya,Côn Đảo im ắng, chỉ có tiếng côn trùng rả rích trong các lùm cây bụi cỏ và tiếng sóng biển vỗ xa xa nghe cồn cào. Văn Đức Long thao thức không ngủ đượcvì chứng kiến cảnh tượng Mười Ô đàn áp đồng đội ban sáng. Bỗng Văn Đức Long nghe thấy tiếng thở dài của người bạn tù Trần Văn Be nằm cạnh.
- Chưa ngủ à? Long hỏi bạn
- Không ngủ được...Be thì thầm: “phải diệt Mười Ô thôi!”
Suy nghĩ của Be cũng là suy nghĩ của Văn Đức Long từ tối đến giờ,. Nhưng diệt nó bằng cách nào là việc làm đầy nguy hiểm, bởi trong người y luôn có súng ngắn, quanh y là bọn trật tự có động sẽ xông vào ngay. Phần ta, anh em tù tay không, ốm yếu đi đứng không vững vì cực hình tra tấn và ăn uống thiếu thốn .Miên man suy nghĩ Văn Đức Long càng thấy lòng quặn thắt. Lại có bàn tay đụng vào anh, đó là Nguyễn Văn Toại , người tù đồng hương quê phường Nam Dương-Đà Nẵng. Cả 3 người cùng có chung ý nghĩ phải diệt Mười Ô. Văn Đức Long khuyên đợi sáng mai sẽ cùng bàn.
Trong giờ tắm nắng , Văn Đức Long cùng với Trần Văn Be, Nguyễn Văn Toại và Trần Hồi Sinh-tức Trần Thi, quê Điện Trung, Điẹn Bàn nháy nhau ra một góc bàn bạc.Họ là những người bạn thân thiết, rất hiểu nhau, từng chia nhau từng hơi thuốc lá, từng vắt cơm, hạt muối, viên thuốc trong những ngày bị giam cầm tù ngục.
Văn Đức Long nêu ý kiến diệt Mười Ô không cần nhiều người, vì nếu lỡ thất bai thì tổn thất lớn,chỉ 4 anh em là đủ. Phương án hành động là 4 người chia ra làm 2 mũi:Văn Đức Long và Trần Văn Be đánh trực diện; Nguyễn Văn Toại và Trần Hồi Sinh đánh lạc hướng bọn trật tự và cô lập chúng. Hạn chế anh em tù tham gia đẻ tránh liên lụy. Phương án hành động đựoc báo cáo với chỉ huy bí mật. Tổ chức yêu cầu phải hành động chính xác ,diệt gọn “đánh rắn phải đánh dập đầu”, nếu không sẽ gây hậu quả khó lường.Văn Đức Long đại diện cả nhóm hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ diệt Mười Ô, trả thù cho đồng đôi, phá thế kiềm kẹp gian ác của kẻ thù, cảnh cáo những tên ác ôn khác.
Những ngày sau đó, tranh thủ lúc thuận tiện, 4 người bí mật nghiên cứu địa hình, thói quen đi lại hằng ngày để kiểm tra các phòng giam của Mười Ô, bàn phương án tiếp cận để diệt hắn đến từng chi tiết.Riêng Long và Be phải chú ý rèn luyện bồi dưỡng thể lực,chờ đợi thời cơ ra tay, chắc thắng.
Ngày giờ hành động được lựa chọn. Mọi kế hoạch được chuẩn bị chu đáo theo phương án. Từng nhóm 2 người vào vị trí , hồi hộp chờ đợi Mười Ô, vào ngày 28.3 nhưng hắn không xuất hiện.Hay hắn đánh hơi được nên bị lộ rồi chăng? Hai ngày sau nữa Mười Ô vẫn không đến, cả nhóm càng lo lắng, bồn chồn...Nhưng rồi 9 giờ 30 ngày 31.3.1972,Mười Ô xuất hiện, trang phục giám thị tươm tất , mắt đeo kính đen gọng vàng, khệnh khạng đi dọc hành lang các phòng như thường lệ.Đến phòng nào y cũng quát tháo , mắn chưởi vài câu rồi đi.Khi đến trước phòng 12,thấy một số tù nhân sớ rớ trên hành lang, trong đó có Nguyễn Văn Toại và Trần Hồi Sinh, Mười Ô quát:-“vào phòng ngay”.Thấy mọi người vẫn đứng nguyên,y nổi đoá: “có nghe không ,tai người hay tai trâu”.
Không kìm nén căm thù đang sôi sục,Trần Văn Be ở cách đó mấy mét bất ngờ lao tớ ôm ghì đầu Mười Ô . Song sức Be quá tếu nên ngã nhào kéo Mười Ô ngã theo đè lên người anh. Ngay tức khắc Văn Đức Long lao tới ,tay phải túm lấy áo Mười Ô giật ngược qua trái.Hắn cố sức nhỏm dậy bỏ chạy .Văn Đức Long đuổi theo dồn toàn lực đá một cú song phi từ phía sau, Mười Ô ngã sấp xuống mương cống. Nguyên Diêu phòng 16 cầm cán chổi chạy tới quất tới tấp vào đầu Mười Ô .Tình hình không còn kiểm soát được khi đông đảo tù nhân đang tắm nắng gần đó xông vào đánh, trút xuống đầu hắn với tất cả lòng căm thù chất chứa bao nhiêu năm. Vậy là, Nguyễn Văn Mười ,tự Mười Ô đã đền tội. Lúc ấy là 11 giờ ngày 31.3.1972.
Những người tù phòng 11 và 16 lùi vào phòng chuẩn bị đối phó với đợt đàn áp.Thật cảm động khi nhiều anh em tù xin nhận phần mình giết Mười Ô, dù biết rằng nhận trách nhiệm về mình cũng đồng nghĩa với nhận cái chết sắp đến. Nhưng Văn Đức Long nói rõ: “Đảng dạy ta phải tự giác với đồng chí đồng đội chứ không dạy ta tự giác với kẻ thù.Vì vậy không khai nhận với địch gì cả. Tuy nhiên ,để hạn chế tổn thất ,tránh địch đàn áp tập thể, bốn anh em chúng tôi xin nhận trách nhiệm về việc này.Đây là điều chúng tôi đã xác định trước với lãnh đao, mong các đồng chí chấp thuận”.
Hơn 50 người tù của phòng 11 từng trải qua các trận đòn tra tấn man rợ độc ác vẫn không hề nao núng , giờ đứng bên nhau ai cũng rớm nước mắt khi nghĩ về những cực hình tra tấn của 4 anh em đứng ra nhận giết Mười Ô. Dự đoán 4 người sẽ bị đưa về Sài Gòn để kết án ,anh em đã chỉ vẽ cách vượt ngục trên đường đi, địa điểm vượt ngục tốt nhất...Văn Đức Long thấy xúc động vô cùng. Có trải qua những giây phút thiêng liêng này mới cảm nhận hết giá trị của tình đồng chí,đồng đội.
Khi Văn Đức Long cùng 3 đồng chí sẵn sàng đối mặt với địch thì bất ngờ bọn quản trại ra lệnh dời phòng.Trong cái nắng nóng giữa trưa một ngày chớm hè Côn Đảo, tù nhân phòng11 và 16 ra sân trong khí thế hiên ngang.Bọn chúng khám sét từng người .Suốt buổi trưa chúng bắt đi 29 tù nhân trong đó có Trần Văn Be. Riêng Văn Đức Long, Nguyễn Văn Toại và Trần Hồi Sinh chúng không nghi vì khám không có vết trầy xướt trên người và quần áo không nhàu nát.
Sau gần một tháng bị tra tấn ,đánh đập, chết đi sống lại tại Ty Cảnh Sát Côn Đảo, cả 29 anh em bị bắt hôm ấy đều không khai người chủ mưu giết Mười Ô.Ai cũng tự nhận là mình bị Mười Ô hành hạ nhiếc mắn như xúc vật nên mất bình tĩnh cùng hùa theo đánh Mười Ô. Không khai thác được gì thêm, mà sức khoẻ người tù ngày một suy kiệt, ngày 26.4.1972, Ty Cảnh sát trả 29 người lại cho an ninh trại giam Côn Đảo .Địch lại nhốt tất cả vào hầm đá lao 2. Tại xà lim tối tăm lạnh lẽo này, Nguyễn Việt Hùng quê Vĩnh Điện đã trút hơi thở cuối cùng vì kiệt sức.Những người còn sống sót đoàn tụ gia đình sau giải phóng 1975.
Đã 39 năm trôi qua, kể từ ngày bị địch bắt ,7 năm bị giam cầm , đánh đập khảo tra, Văn Đức Long trải qua nhiều địa ngục trần gian của Mỹ-Ngụy.từ Kho Đạn chợ Cồn Đà Nẵng-Chí Hoà- Côn Đảo ở đâu anh cũng được sự đùm bọc , chia sẻ của tình đồng chí ,đồng đội những lúc gian khổ hiểm nguy.Hình ảnh thân thương , những hy sinh cao đẹp của những con người mình chung lýư tưởng ấy sống mãi trong ký ức Văn Đức Long, luôn thôi thúc , nhắc nhở anh sống xứng đáng trong những ngày còn lại của cuộc đời.