Nội dung chi tiết

Những người giữ hồn cho tre
Tác giả: Ngọc Đức .Ngày đăng: 20/04/2021 .Lượt xem: 1365 lượt. [In bài]
Từ những cây tre tại mảnh đất Điện Bàn, qua bàn tay khéo léo của những người thợ của làng Bầu Lát (thôn Hà Tây 1, xã Điện Hòa), nhiều sản phẩm như: Giường, bàn, ghế, chõng, thang, cụi, nôi cho trẻ em … đã được tạo nên những sản phẩm với một bản sắc rất riêng và có mặt ở khắp mọi miền đất nước được người tiêu dùng ưu chuộng. Thời gian trôi qua, làng nghề đồ gia dụng bằng tre tại làng Bầu Lát cũng phải trải qua nhiều thăng trầm, nhưng cho đến nay, những người thợ yêu nghề vẫn âm thầm giữ gìn và tìm cách truyền cho con cháu hôm nay.

Đã sáu mươi lăm tuổi, bà Lê Thị Nghê không thể biết chính xác nghề làm đồ gia dụng từ cây tre của làng Bầu Lát quê bà có từ bao giờ. Chỉ biết bắt đầu từ năm mười hai tuổi, bà đã được cha truyền nghề, và cha bà nói rằng ông cũng được truyền nghề lại từ cha mình năm lên mười tuổi. Nếu tính ra, nghề tại làng cũng tồn tại ít nhất hơn trăm năm. Bà Nghê kể: “trước đây (khoảng những năm sáu mươi đến chín mươi của thế kỉ trước) tiếng đục đẻo vang lên khắp làng mỗi ngày, làng ngày đó chỉ chừng năm mươi hộ dân, nhưng hầu hết đều làm nghề đồ gia dụng từ cây tre. Những đứa trẻ, ngay từ nhỏ đã quen với tiếng đục đẻo từ trong nôi, con trai thì mười tuổi, con gái thì mười hai là bắt đầu được cha ông truyền nghề”. Bài học đầu tiên không phải từ vót nan, hay đục đẻo… mà đầu tiên là phải biết cách “đốn tre”, bởi cái khó của việc đốn tre thì như ông cha ta thường hay ví von “nhất đốn tre, nhì ve gái”, để đốn được một cây tre ra khỏi bụi mà giữ được cho bản thân an toàn không bị trầy xước là điều không dễ. Cho nên, biết lựa thế để đón tre là bài học vỡ lòng đầu tiên của những đứa trẻ làng nghề nơi đây. Còn việc tre già hay non thì không quan trọng lắm, bởi làng làm nhiều sản phẩm khác nhau nên mỗi loại tre đều có ích và người dân làng có bí quyết riêng để xử lí cho tre bền đẹp theo thời gian. Tre sau khi được đốn về sẽ được phân loại theo độ tuổi và hình dáng, những cây tre già, thẳng sẽ được ưu tiên cho làm giường, thang, còn lại theo nhu cầu sẽ làm chõng, nôi, hay kệ bếp… Tất cả tre đốn về đều phải được xử lí qua hai công đoạn đó là “ngâm” và “qua lửa” cho bền chắc…Bà Nghê  cho biết: “Công đoạn đốn tre là phải học và thực hành nhiều nhất, tiếp đến là việc xử lí để chống mỗi mọt cho cây tre và để cây tre lên nước cho bóng thì mẫu mã sản phẩm mới đẹp. Ông bà ngày xưa có một vốn quý là truyền nghề con trai, con gái và cho cả dâu, rể mà không hề giấu diếm. Đó là điều bà bản thân mỗi người chúng tôi đều thấy tự hào khi được sinh ra và học nghề trên mảnh đất quê hương mình…”
Ông Nguyễn Thanh Dũng, người có hơn 50 năm làng đồ gia dụng từ tre tại làng Bàu Lát cho biết: “Các sản phẩm từ tre tại làng thịnh hành nhất là vào cuối những năm 80 đến cuối những năm 90 của thế kỉ trước. Chăm chỉ như vợ chồng tôi bấy giờ, một ngày có thể kiếm được tiền lãi một chỉ vàng là điều bình thường. Thời đó, nhiều sản phẩm của làng có mặt tận ngoài Bắc, trong Nam được khách hàng ưu chuộng vì sự bền, đẹp, tiện dụng. Mỗi ngày có đến và chục xe tải và hàng trăm chiếc xe bò vào làng kéo các sản phẩm đi khắp nơi để bán. Đời sống của dân làng vì thế cũng vào loại “sung túc” hơn so với nhiều nơi khác tại Điện Bàn”.

Nhưng cái gì cũng có tính quy luật, bắt đầu từ đầu những năm hai ngàn, khi mà diện tích tre ở Điện Bàn giảm mạnh, giá tre cũng lên cao cùng với sự ra đời của các sản phẩm gia dụng được làm công nghiệp thì làng nghề bước vào giai đoạn khó khăn. Sản phẩm làm ra ít lại bị đội giá lên cao do nguyên liệu đầu vào tăng. Theo thời gian, số hộ gia đình bỏ nghề tăng lên rất nhiều và cho đến nay, cả làng chỉ còn đúng 7 hộ còn sản xuất. Có nhiều khó khăn, bấp bênh, nhưng 7 hộ này đều quyết tâm bám lấy nghề, bởi nghề truyền thống của làng đã ngấm vào trong máu thịt của họ, họ coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình.
Thật may, sau nhiều lần vận động, tổ chức truyền dạy, đã có nhiều thanh niên trong làng học nghề và đã có nhiều sáng tạo mới cho nghề truyền thống của gia đình. Họ bắt đầu học cách gia công truyền thống của cha ông để lại, tham khảo thêm tài liệu và mẫu mã trên mạng; đầu tư máy móc hiện đại để quá trình sản xuất được thuận lợi, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đều, phù hợp với sản xuất quy mô lớn. Bắt đầu từ đầu năm 2018 đến nay, đã có một số cơ sở nghỉ dưỡng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Hội An và vùng Đông thị xã tìm đến làng để đặt hàng là những đồ vật bằng tre để phục vụ cho du lịch. Nhiều sản phẩm yêu cầu vừa có tính nghệ thuật cao vừa mang tính văn hóa làng quê xứ Quảng được đưa đến, nhưng những người thợ trẻ nơi đây đều có thể thực hiện được. Bởi họ bên cạnh những sự táo bạo của tuổi trẻ, sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, họ còn có sự tư vấn, truyền thụ của những người thợ giàu kinh nghiệm tại làng hiện nay. Với học, giữ và phát triển nghề truyền thống của làng đều điều phải thực hiện được. Anh Nguyễn Văn Kinh, người thợ trẻ của làng Bàu Lát cho biết: “Thời gian qua thì bản thân tôi và một số anh em trẻ tại làng đã nhận thấy được cái quý của nghề truyền thống của quê hương nên đã cố công học để lưu giữ. Tuy thu nhập hiện giờ chỉ ở mức tương đối, nhưng cơ sở của tôi bắt đầu đã có một số khách hàng tìm đến với ý định đặt nhiều hành làng bằng tre số lượng lớn để phục vụ du lịch. Điều này tạo động lực cho tôi cũng như nhiều anh em trẻ tại làng rất vui và yên tâm đầu tư công sức để gắn bó với nghề…”
Hai năm qua, mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid19, khiến cho nhiều đơn đặt hàng bị hoãn. Nhưng những người thợ nơi đây vẫn miệt mài với việc sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới từ cây tre, họ đăng lên mạng để tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước; đồng thời để giới thiệu, giao lưu học hỏi thêm nhiều sản phẩm từ mọi miền của tổ quốc. Từ một làng nghề có nguy cơ mai một, đến nay làng Bàu Lát đã bắt đầu có nhiều hơn những người thợ trẻ hiểu và yêu nghề làm đồ tre gia dụng truyền thống của cha ông, cái nghề đã từng nức tiếng một thời từ nam ra bắc; cái nghề đang dần phục hồi, phát triển mạnh để chuẩn bị phục vụ cho nhiều dự án du lịch trên địa bàn xã Điện Hòa cũng như thị xã Điện Bàn và trên hết là  cái nghề lưu giữ được hình ảnh đẹp về cây tre và tâm hồn đẹp của những người thợ tài hoa tại làng Bàu Lát từ xưa đến nay.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Hội đồng nhân dân phường Điện Bàn khóa I, nhiệm kỳ 2021–2026 tiến hành kỳ họp thứ nhất
Công bố các quyết định thành lập Đảng bộ phường, xã, đặc khu
Sẵn sàng vận hành chính quyền địa phương hai cấp
Đại Lộc, Điện Bàn và Đông Giang vận hành thử nghiệm chính quyền 2 cấp (đợt 2)
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm các cơ quan thông tấn, báo chí
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn thăm, mừng thọ Người cao tuổi
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam đến thăm và trao tặng sinh kế cho các gia đình nạn nhân da cam tại Điện Bàn
Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025
Phát hành tập sách lịch sử Đảng bộ xã Điện Hồng giai đoạn 1975-2020
UBND thị xã họp nghe tình hình quản lý trật tự xây dựng, đất đai
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Bàu Sen - Lăng Bà Viêm Minh
Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú
Điện Bàn đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bầu cử cho hội viên phụ nữ
Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2020; phát động và kí giao ước thi đua năm 2021
Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình làng Gíaos Ái
Điện Bàn phát động hiến máu tình nguyện đợt 1- 2021
Đoàn công tác tỉnh Quảng Nam làm việc với lãnh đạo thị xã Điện Bàn về công tác chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026
Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh nhà thờ chư vị tiền hiền làng La Qua, xã Điện Minh
Hội Liên hiệp phụ nữ phường Vĩnh Điện qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ phường
Lãnh đạo thị xã Điện Bàn tặng hoa chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8.3 và 1.981 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm