Nội dung chi tiết

HÃY GẮNG VƯỢT QUA NỔI ĐAU!
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 05/03/2009 .Lượt xem: 4590 lượt. [In bài]

DUY NHÂN

             Nguyễn Phi Thành Bang, sinh năm 1932, quê ở Điện Phong, Điện Bàn, Quảng Nam. Anh tham gia cách mạng từ năm 1955, cùng đồng bào đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơ – ne – vơ, hiệp thương tổng tuyển cử.

            Bám trụ trên mảnh đất Gò Nổi kiên trung, trước ngày đồng khởi, gia đình anh nuôi giấu cán bộ nằm vùng tại nhà. Ban ngày, anh Bang đưa cán bộ vào hầm bí mật, đêm đưa cán bộ đi hoạt động. Năm 1964, cơ sở bị bể vỡ, anh Bang được lãnh đạo cho chuyển ra Đà Nẵng tìm thế hoạt động hợp pháp, được đào tạo rồi lo lót vào làm y tá tại nhà thương Duy Tân. Cũng từ đây, anh có điều kiện chuyển thuốc men giúp đỡ cho cá bộ kháng chiến.

            Quê hương Gò NỔi phá kèm, giải phóng. Từ đó cửa ngõ vào Đà Nẵng bị siết chặt hơn, anh bị rình rập, tra xét trên những chuyến đi về. Vì vậy, Thành Bang quyết định về hẵn quê để tham gia công tác. Về, lúc đầu anh Bang được tổ chức bố trí làm trưởng an ninh xã Điện Tân ( Điện Phong ngày nay). Ngày 8 tháng 3 năm 1967, Nguyễn Phi Thành Bang vinh dự được kết nạp vào Đảng và được điều về anh ninh Điện Bàn, phụ trách vùng K ( Gồ Nổi), năm 1968 được điều về làm Chánh Văn phòng an ninh huyện Điện Bàn.

            Năm 1971, chuẩn bị cho đợt tiến công vào Tết Tân Hợi, anh Bang được phân công về đứng chân tại Điện An, bám những cơ sở Tháp Bằng An, nhằm để chỉ đạo thanh trừng tề ngụy. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, anh bị địch phát hiện, bao vây, nên phải mở đường máu thoát lên hướng Bồ Bồ, lên gần tới Bồ Bồ thì gặp lực lượng địch đi càn đang bủa vây, đành phải rúc hầm. Không may, hầm bí mật bị khui trúng, Thành Bang vừa kịp thủ tiêu tài liệu thì bọn chúng ném lựu đạn xuống hầm khiến anh bị ngạt, ngất đi. Địch vội đưa anh đi cấp cứu và liền sau đó tổ chức tra hỏi. Thành Bang một mực khai rằng bị Việt Cộng bắt  lên núi đi dân công nhưng mới đi nữa đường trốn chạy về thì thấy lính, sợ quá nên rúc hầm trốn. Bị tra xét kỹ vẫn cũng không tìm ra chứng cứ gì ở Thành Bang, song bọn địch vẫn xếp anh vào diện tình nghi và chuyển ra trại tù Non Nước để tiếp tục thẩm vấn. Nói “ thẩm vấn” cho lịch sự nhưng thực tế là kẻ thù thường dùng lối bức cung, với đủ các đòn tra tấn nhục hình để tìm ra manh mối. Nguyễn Phi Thành Bang rơi vào mê man bởi những trận đòn thù ác hiểm. Song, giữ vững khí tiết, anh không chịu hé răng một tin tức gì về cách mạng, về các cơ sở kháng chiến. Vậy là chúng đưa Nguyễn Phi Thành Bang ra Tòa án quân sự, xử tại Sơn Trà, ghép anh vào tội phá rối an ninh, trật tự, kêu án 3 năm tù. Sau khi kêu án, chúng đưa anh vào nhà tù Chí Hòa. Tại đây, vì tham gia chống chào cảng sọc nên Nguyễn Phi Thành Bang lại bị chuyển đến nhà lao Tân Hiệp – Biên Hòa. Anh lại chống nội quy hà khắc, ở nhà lao mới và bị chuyển tiếp xuống Bạc Liêu. Đến Bạc Liêu thì địch nhốt anh chung với bọn tù quân phạm, nhằm mượn tay bọn đầu gấu uy hiếp tinh thần đấu tranh của người chiến sĩ cách mạng. Anh đấu tranh không chịu ở tù chung phòng với quân phạm, đồng thời chống chào cờ. Bọn cai ngục cho anh là “ ngoan cố không chịu cải tạo”, nên càng đánh đập dự tợn. Dù vậy, không khuất phục được Bang nên kẻ thù lại chuyển ngược anh về lao Tân Hiệp ( Biên Hòa). Sau Hiệp định Pari, tổ chức đấu tranh mạnh, nhưng ở một số nhà tù địch vẫn không trao trả những cán bộ bị bắt làm tù binh. Hơn thế chúng còn đàn áp dã man. Trước tình thế đó, ta chủ trương đấu tranh nhưng tránh bớt đổ máu và kẻ thù đã phân tán tù binh đi các nơi. Tháng 8 năm 1974, kẻ thù bất ngờ đưa anh Bang ra ngã tư Bảy Hiền – Sài Gòn thả xuống. Được tự do, Thành Bang được cơ sở ta đưa về một ngôi chùa ở La Ngà - Định Quán.

            Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Phi Thành Bang trở về quê nhà và được tiếp nhận và công tác ở Công an huyện Điện Bàn. Sau đó được tăng cường về Công an xã Điện Tân.

            Cuộc đời của người cụu tù Nguyễn Thành Bang chưa vơi nổi đau khi gia đình riêng của anh quá nhiều sóng gió. Vợ sinh 2 đứa con trai thì thân hình quặt quẹo ( nghi nhiễm chất độc da cam), chết tức khắc khi mới chào đời. Vợ chồng anh sinh tiếp một đứa con gái thì cũng bị dị tật bẩm sinh. Còn bản thân anh cũng nghi nhiễm chất độc da cam nặng, da dẻ thâm đen, ngón tay mỗi ngày căn tròn như bỏng nước, đêm sốt ly bì. Vợ anh phải tần tảo chăm sóc cả chồng và con. Chị kể rằng nhiều đêm ròng thấy anh mê sảng, mắt trợn tráo, người nóng bức. Chị cũng là thương binh 4/4 và được nhận Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, riêng anh được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì và hiện được hưởng chế độ mất sức nhưng những đồng tiền chính sách có thấm tháp gì đâu bởi hoàn cảnh quá ngặt nghèo.

            “Mình đã sống thì hãy gắng vượt qua nổi đau!” - lời tâm sự của người cựu tù Nguyễn Phi Thành Bang, sao giống như lời vọng về của những ngày xưa, khi mà những nguời tù luôn động viên nhau từng giờ đấu tranh để vượt lên thử thách cuối cùng trước quân thù...

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
PHÙ SA CÁCH MẠNG
VƯỢT NGỤC
TRONG CHIẾC NÔI TỘC HỌ, XÓM LÀNG
TRONG BÓNG CỜ SON
THUỶ CHUNG MỘT LÒNG VỚI CÁCH MẠNG
THÂN TÙ XƯA
TẶNG ANH TÀO VĂN HÀO
PHÙ SA CÁCH MẠNG
NGƯỜI ĐÓNG NẮP HẦM
NGƯỜI CON GÁI MẸ THỨ
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
HAI ANH EM, MỘT CHÍ KHÍ KIÊN CƯỜNG
GIỮA NANH VUỐT KẺ THÙ
GIỮ VỮNG ĐƯỜNG DÂY
CHUYỆN VỀ HAI BÀ MẸ Ở ĐIỆN QUANG
CHUNG CẢNH NGỘ
CHIẾN CÔNG ÂM VANG NGỤC TÙ CÔN ĐẢO
CÂY KIM TRE
BỞI CÁCH MẠNG ĐÃ TRỞ THÀNH HUYẾT MẠCH...
ĐẤT ANH HÙNG NGƯỜI KIÊN TRUNG
TRẦN ÚT VÀ NHỮNG KỲ TÍCH ANH HÙNG
    
1   2   3  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm