Nội dung chi tiết

Đổi thay ở Điện Quang
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 16/05/2010 .Lượt xem: 2458 lượt. [In bài]

Tài sản” của xã Điện Quang sau giải phóng là... vùng “trắng”, đất đai canh tác bị hoang hóa, lau sậy ngập tràn. Một đại bộ phận nhân dân từ các khu dồn, thành phố về lại quê hương khi cái đói bủa vây, cái mặc thiếu thốn, cái ở đơn sơ tam bợ.

“Nhưng chỉ hơn 20 năm của thời kỳ đổi mới, chúng tôi cũng kịp đứng đậy sánh vai cùng bè bạn. 98% nhà xây kiên cố, 100% hộ có điện sinh hoạt, có nước sạch sử dụng. Các phương tiện nghe nhìn, phương tiện giao thông, máy móc phục sinh hoạt và cuộc sống… tưởng chỉ có trong mơ, nay đang tiến đến thỏa mãn nhu cầu đẹp hơn, sang hơn, đầy đủ tiện nghi hơn. Khát vọng làm giàu chính đáng của nhân dân Điện Quang đã và đang thành hiện thực” - ông Trần Công Tin, Bí thư Đảng ủy xã Điện Quang tự hào nói.

Tuyến đường ĐT610B đi qua trung tâm xã, và trên 35km đường bê tông chạy khắp các trục đường thôn xóm; trường học được xây dựng đạt chuẩn quốc gia; các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân; xóa nhà tạm cho gia đình chính sách, nhà đại đoàn kết cho người nghèo và các cuộc vận động khác đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng, đưa Điện Quang trở thành xã văn hóa trong năm 2009. Chủ tịch UBND xã Điện Quang Nguyễn Đức Chơi cho biết: “Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo ra bước chuyển biến tích cực. Chương trình điện thủy lợi hóa đất màu (chủ động 73% diện tích nước tưới), cơ giới hóa đồng ruộng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phát triển mạnh. Nhiều mô hình sản xuất đạt 80 - 100 triệu đồng/ha, từng bước được nhân ra diện rộng. Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất  kinh doanh tổng hợp Điện Quang là “bà đỡ” hiệu quả cho các hộ nông dân, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, đầu tư bao tiêu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa giá trị cao, góp phần cho kinh tế hộ phát triển. Một số doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả tại địa phương như Công ty TNHH Lụa Việt, Công ty TNHH Seo Nam, giải quyết việc làm cho gần 400 lao động, thu thập bình quân 1,5 triệu đồng/người/tháng. Đồng thời, xã gắn với việc trồng, thu hoạch, tổ chức sơ chế thuốc lá tại địa phương, giải quyết việc làm cho trên 50 lao động…

Cây cầu Bến Đường bắc qua “ốc đảo xanh” được xây dựng bằng nguồn vốn từ xã hội hóa

Theo ông Lê Thân - Bí thư Huyện ủy Điện Bàn, xuất phát từ đặc điểm và lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương, thời gian đến Điện Quang phải tập trung xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả cao, là cơ sở tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp chế biến và cung cấp nguồn hàng nông sản cho các hoạt động thương mại. Muốn vậy, cần quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phân vùng chuyên canh cao. Thực hiện tốt các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp như: dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt thủy lợi hóa đất màu, đưa cơ giới hóa vào tất cả các khâu trong sản xuất, ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật giống, các biện pháp tiên tiến để nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

“Điện Quang cần tìm hướng đi cho việc phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa truyền thống đã bị mai một; sớm hình thành một làng nghề vừa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và phục vụ chương trình phát triển du lịch làng nghề, du lịch làng quê theo định hướng phát triển du lịch của huyện trong tương lai gần. Đồng thời, thường xuyên quan tâm giải quyết tốt các vấn đề trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, đặc biệt chăm lo phát triển nhân tố con người... góp phần cùng với huyện thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Điện Bàn thành thị xã vào năm 2015”.

(Ông Lê Thân - Bí thư Huyện ủy Điện Bàn)

Cùng với trồng trọt, Điện Quang đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò lai theo phương thức bán công nghiệp, phấn đấu đưa chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao trong ngành nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho nông dân. Bên cạnh coi trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, địa phương rất quan tâm phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -  hiện đại hóa.

TRẦN CÔNG TÚ (Theo Báo Quảng Nam)

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Khẩn trương đưa vào hoạt động mô hình chính quyền hai cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
Điện lực Điện Bàn nâng cấp lưới điện tiếp nhận từ 4 hợp tác xã, đáp ứng tốt nhu cầu điện của người dân
Người trẻ chung tay “giải cứu” dưa hấu cho nông dân Quảng Nam
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức sàn giao dịch việc làm
Điện lực thực hiện chốt số lưới điện hạ áp nông thôn của các Hợp tác xã bàn giao cho ngành điện
Hội thảo đầu bờ giống lúa Hương Xuân
Phòng ngừa tình trạng lừa đảo qua các thông tin giả mạo
Đảm bảo cung cấp điện Phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Điện Bàn (29/3/1975-29/3/2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ Điện Bàn (5/4/1930- 5/4/2025); 10 năm thành lập thị xã Điện Bàn (2015-2025)
Khánh thành giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng Lai Nghi
Hội Nông dân thị xã phát động mô hình diệt cây mai dương
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Đổi thay ở Điện Quang
Nhiễm mặn, nhiều diện tích thiếu nước sản xuất
Nghệ Nhân chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp dạy nghề miễn phí.
Để làng nghề mây tre đan phát triển bền vững
Màu xanh cho cây trồng từ đất
Khu công nghiệp xanh
Bích Bắc hôm nay
Tỷ phú chăn nuôi
Đất màu Điện Bàn cho hiệu quả kinh tế cao
Trở lại Triêm Tây
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm