Để thực hiện tốt công tác này, thôn đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, và các hộ gia đình trên địa bàn hưởng ứng. Trước đây, trong nhân dân vẫn còn quan niệm hạn hẹp về ý nghĩa của xây dựng xã hội học tập, còn quá coi trọng, nặng nề việc học tập theo trường, lớp chính quy, các lớp tập huấn, chuyên đề ở Trung tâm học tập cộng đồng, chưa quan tâm các hình thức, phương thức học tập đa dạng, học ngoài nhà trường và tại các thiết chế giáo dục khác. Đây cũng là hạn chế, chưa phản ánh đầy đủ bản chất, ý nghĩa của học tập suốt đời hiện nay. Chính vì vậy, tuyên truyền về mục đích của học tập suốt đời thông qua việc xây dựng các mô hình học tập ở cơ sở “ Gia đình học tập”, “ Dòng họ học tập” ,“Cộng đồng học tập” không chỉ để có bằng cấp mà thực sự phải là nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, học hỏi trang bị thêm kiến thức để làm việc, tồn tại, thích nghi và chung sống ở đồng dân cư. Để “Xây dựng xã hội học tập” thì nhất thiết phải xây dựng mô hình học tập từ gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị... bởi mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị... đều là tế bào của xã hội.
Từ nhận thức trên, hằng năm, Chi hội Khuyến học thôn phối hợp với Ban vận động xây dựng ĐSVH thôn tổ chức triển khai và tuyền truyền đến từng hộ gia đình, tộc họ, cộng đồng dân cư làm cho mọi người nhận thức rõ: Trong xã hội học tập, mọi cá nhân, cộng đồng có trách nhiệm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân; học để góp phần phát triển quê hương đất nước; Học tập suốt đời luôn xảy ra trong cuộc sống, qua lao động thực tiễn, giao tiếp, trao đổi, đọc sách, nghe đài, xem tivi, qua mạng Internet qua các buổi họp, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, các buổi sinh hoạt các hội đoàn thể, cộng đồng dân cư… mọi người có thể ngồi ngay tại nhà nhưng vẫn có thể học được. Từ đó, thông qua các buổi sinh hoạt ở khu dân cư, Chi hội Khuyến học thôn đã tổ chức cho từng gia đình, tộc họ, cộng đồng dân cư đăng ký, cam kết xây dụng mô hình “Gia đình học tập”,“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” gắn với xây dựng “ Gia đình văn hóa”, “ Thôn văn hoá”, với 100% hộ gia đình, Tộc họ và khu dân cư đăng ký hằng năm. Ông Trần Ngọc Thanh, Bí thư chi bộ thôn cho biết: “Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền và nêu gương nhiều gia đình thực hiện tốt việc khuyến học khuyến tài, nên chỉ sau hai năm thực hiện, mô hình cộng đồng thật sự đã lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả các tổ chức, cá nhân, gia đình và mỗi cá nhân tại thôn Nhị Dinh 1 hiện nay. Tất cả đều thực hiện việc một các tự giác, người cao tuổi thì học cách dậy dỗ con cái, cách bảo vệ sức khỏe bản thân; nông dân, phụ nữ thì học kiến thức phát triển kinh tế. chăm sóc trẻ em; trẻ em ngoài học ở trường thì còn tự có ý thức cao trong học ở nhà, tham gia các hoạt động xã hội để hiểu biết thêm về lịch sử, văn hóa tại địa phương…”

Với sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện mà qua trong 5 năm Xây dựng “Cộng đồng học tập” gắn với thực hiện các phong trào, các cuộc vận động ở khu dân cư ở thôn Nhị Dinh 1 đạt được một số kết quả đáng ghi nhân. Hằng năm Chi hội khuyến học thôn đều tổ chức gặp mặt khen thưởng các em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập ở các cấp học và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục học tập, do vậy nên toàn thôn không có học sinh bỏ học, tỉ lệ thi đổ vào các trường Đại học năm sau cao hơn trước, từ đó đã góp phần xây dựng và phát triển mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập và công đồng học tập ngày càng bền vững. Cũng từ phong trào này trình độ dân trí của nhân dân trong thôn được nâng lên rõ rệt, góp một phần lớn cho việc dồn điền, đổi thửa, thu gom xử lý rác thải, tạo cảnh quang môi trường, phát triển KT-XH… Đặc biệt chăm lo việc học tập của con em ở từng gia đình, tích cực tham gia xây dựng các thiết chế văn hoá ở cộng đồng dân cư. Đến nay, thôn Nhị Dinh 1 có thiết chế Văn hoá ở thôn khang trang; có phòng đọc và tủ sách; mạng lưới truyền thanh phủ khắp các cụm dân cư; 100% hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn; 42,2% hộ gia đình sử dụng Internet, WIPI (193/437 hộ); hiện nay không còn hộ nghèo; hộ cận nghèo giảm đáng kể, còn 1,6 %. Thôn Nhị Dinh 1 đã xây dựng thành công và được Công nhận là Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019. Hằng năm trong thôn có 394/414 (không tính những hộ già đình già yếu), đạt tỉ lệ: 95,2% gia đình đạt danh hiệu gia đình học tập và gia đình văn hóa; 100% học sinh ở thôn trong độ ra đúng độ tuổi; lớp không có con em bỏ học. Có 7/10 dòng Tộc đạt dòng tộc học tập đạt tỉ lệ: 70% và có Quỹ khuyến học phát thưởng cho học sinh hằng năm quỹ khuyến học của thôn có từ 30 triệu đến 50 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Hùng, người dân thôn Nhị Dinh 1 cho biết: “Cũng nhờ sự hỗ trợ từ chi hội khuyến học thôn mà nhiều năm qua những gia đình khó khăn như gia đình tôi đều được hỗ trợ học bổng cho con em mình. Đó có thể là tiền mặt, là quần áo, sách vở… tất cả đều đáng quý và là nguồn động viên để gia đình tôi cố gắng phấn đấu trong cuộc sống để lo cho con em mình. Bản thân tôi cũng tự giác tìm tòi học tập qua sách báo để có thể tìm ra mô hình phát triển kinh tế phù hợp với gia đình hiện nay…”
Chính nhờ sự sự nổ lực không ngừng nghỉ, trong năm 2021 này, thôn Nhị Dinh 1 được Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học xã đề nghị Chủ tịch UBND xã Cấp giấy công nhận “Cộng đồng học tập” và đạt thôn văn hóa 6 năm liền; đề nghị UBND thị xã Điện Bàn khen thưởng công tác “khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2016-2020.
Phát huy kế quả đạt được, thời gian đến cả hệ thống chính trị của thôn sẽ tích cực vận động tuyên truyền và tổ chức từng hộ gia đình, từng dòng tộc, khu dân cư đăng ký mô hình học tập theo Đề án 281 của Ban chỉ đạo xã Điện Phước; gắn xây dựng mô hình “Gia đình học tập”,“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” với xây dựng “ Gia đình văn hóa”, “ Thôn văn hoá” “ Khu dân cư văn hoá”….Tích cực vận đồng các nguồn hộ trợ để kịp thời động viên, khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong học tập và học sinh vượt khó trong học tập; đồng thời khuyến khích các mô hình học tập của từng gia đình, bởi vì gia đình chính là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng gia đình học tập, gia đình Văn hoá, làm nòng cốt quyết định để xây dựng Dòng tộc học tập và Cộng đồng dân cư học tập có hiệu quả.
|