Nội dung chi tiết

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân Covid-19
Tác giả: UBND thị xã Điện Bàn .Ngày đăng: 26/01/2022 .Lượt xem: 1212 lượt. [In bài]
Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thị xã hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho bệnh nhân Covid-19

TIÊU CHÍ NGƯỜI NHIỄM COVID-19 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

- Không có triệu chứng; hoặc có triệu chứng nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

- Nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 97%; không thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

- Tuổi: trẻ em trên 3 tháng tuổi, người lớn ≤ 49 tuổi và chưa phát hiện bệnh lý nền; đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19; không đang mang thai.

- Có khả năng tự chăm sóc bản thân và liên lạc với nhân viên y tế (riêng trẻ em cần có người chăm sóc) 

- Nhà dùng làm nơi điều kiện có ít nhất 02 khu riêng biệt, có ít nhất 02 phòng vệ sinh riêng.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

- Người bệnh viết Đơn đăng ký gửi UBND xã, phường thông qua Trạm Y tế tại nơi cư trú.

- Trên cơ sở kết quả rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, điều kiện điều trị tại nhà, Trạm Y tế tham mưu UBND xã, phường quyết định bệnh nhân điều trị tại nhà và báo cáo UBND thị xã (qua Trung tâm y tế thị xã).

- Trạm Y tế xã, phường cập nhật danh sách người bệnh trên địa bàn; kết nối vào nhóm zalo điều trị, theo dõi tại nhà.

- Trung tâm y tế cập nhật mã bệnh nhân.

- Nhân viên y tế được phân công và người bệnh thường xuyên giữ liên lạc để theo dõi sức khỏe, có hướng dẫn chuyên môn trong thời gian điều trị.

- Trạm Y tế thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 9 hoặc thứ 10 kể từ ngày có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

+ Nếu kết quả âm tính: Trạm Y tế địa phương xác nhận khỏi bệnh cho bệnh nhân và tham mưu UBND xã, phường quyết định bệnh nhân khỏi bệnh và tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định; báo cáo UBND thị xã (qua Trung tâm y tế thị xã).

+ Nếu kết quả dương tính: Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp real - time RT-PCR.

* Nếu kết quả xét nghiệm âm tính hoặc nồng độ vi rút thấp (CT>=30) thì kết thúc điều trị vào ngày thứ 10 hoặc ngày thứ 11(Tuỳ vào thời điểm lấy mẫu vào ngày thứ 9 hoặc thứ 10).

* Đối với các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real – time RT – PCR nhiều lần có nồng độ virus Ct<30 hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính được kết thúc điều trị khi có đủ các điều kiện sau:

·        Đã được cách ly, điều trị tại nhà đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

·        Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày kết thúc điều trị từ 3 ngày trở lên.

YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

- UBND xã, phường treo biển cảnh báo “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”

- Trạm Y tế cung cấp túi phân biệt chất thải lây nhiễm để người bệnh đựng đồ dùng cá nhân thải bỏ; thuốc điều trị dành cho bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

- Đối với người bệnh:

+ Sinh hoạt trong phòng riêng, tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.

+ Sử dụng dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng; trang bị đầy đủ: xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn; nhiệt kế, nước muối sinh lý súc miệng; khuyến khích gia đình tự trang bị máy đo SpO2.

+ Tự đo nhiệt độ, đo SpO2 (nếu đo được) ít nhất 02 lần/ngày hoặc khi thấy mệt, khó thở; súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý; mang khẩu trang liên tục. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt, SpO2 thì cán bộ y tế sẽ đo cho người cách ly.
    Video hướng dẫn sử dụng thiết bị đo Spo2https://www.youtube.com/watch?v=vMz7rb56Oow

+ Không ra khỏi phòng, không tiếp xúc, không dùng chung các đồ dùng với người trong gia đình (kể cả điều hòa) trong suốt thời gian cách ly.

+ Kết nối liên lạc với nhân viên y tế và thông tin tình hình sức khỏe của bản thân hằng ngày hoặc khi có triệu chứng khác thường.

+ Luôn giữ tâm lý thoải mái; Thường xuyên vận động nhẹ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây, rau xanh.

+ Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

- Khi có một trong các dấu hiệu sau cần báo ngay cho nhân viên y tế:

+ Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào;

+ Nhịp thở tăng: người lớn: ≥ 21 lần/phút; trẻ từ 1- < 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút; trẻ từ 5 - <12 tuổi: ≥ 30 lần/phút);

+ SpO2 ≤ 95% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo);

+ Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút;

+ Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo);

+ Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu;

+ Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật;

+ Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân;

+ Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,...;

+ Mắc thêm các bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,...;

+ Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của F0 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

KHÁM BỆNH VÀ THEO DÕI SỨC KHỎE TẠI NHÀ.

GÓI THUỐC A: gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Dành cho người bệnh không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ. Thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Đối với người bệnh trên 18 tuổi:

+ Uống 01 viên khi sốt trên 38,5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều; có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt. Mỗi ngày dùng tối đa 04 lần. Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Nếu sốt cao liên tục trên 02 ngày, liên hệ ngay nhân viên y tế để được hỗ trợ.

+ Uống Vitamin C 500mg: Ngày 02 lần, sáng 01 viên, chiều 01 viên.

Đối với trẻ em: Khi sốt > 38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4h00-6h00, ngày không quá 4 lần.  Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, thông báo ngay cho nhân viên y tế để phối hợp xử lý; ho: dùng thuốc giảm ho; ưu tiên thuốc ho thảo dược.

GÓI THUỐC B: là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ). Dành cho người bệnh trên 18 tuổi.

Nếu cảm thấy khó thở: Nhịp thở khi nghỉ ngơi trên 20 lần/ phút và/hoặc SpO2 dưới 95% (nếu có thể đo);

Phải LIÊN HỆ NGAY nhân viên y tế để được hỗ trợ. Nêu chưa liên hệ được, có thể uống các thuốc sau theo hướng dẫn và TIẾP TỤC LIÊN HỆ nhân viên y tế để được hỗ trợ.

1. DEXAMETHASON 0.5mg: Uống ngày 01 lần, sau khi ăn sáng: 12 viên;

Hoặc Methylprednisolone 16 mg : 06 viên; Uống ngày 02 lần: sáng 01 viên, chiều 01 viên (giữa 2 lần uống cách nhau 12 giờ), uống sau khi ăn.

2. RIVAROXABAN 10 mg: 03 viên. Uống ngày 01 lần; Sáng: 01 viên.

KHÔNG SỬ DỤNG nếu có thai, cho con bú, hoặc có một trong các bệnh về dạ dày (bao tử), bệnh gan, bệnh thận hay dễ chảy máu. 

GÓI THUỐC C: là thuốc kháng vi rút. Thực hiện khi có hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc kháng virus Molnupiravir 400 mg x 20 viên

Uổng ngày 02 lần, sáng 2 viên, chiều 2 viên x 5 ngày.

Hoặc Molnupiravir 200 mg x 40 viên: Uống ngày 02 lần, sáng 4 viên, chiều 4 viên x 05 ngày. 

KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.

Những lưu ý KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐO SpO 2

1. Chỉ số SpO2 (chỉ số bão hòa oxy trong máu): Chỉ số bình thường là 98-100%

2. Các bước sử dụng thiết bị đo SpO2:

- Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin (tùy loại máy)

- Bước 2: Xoa ấm bàn tay trước khi kẹp thiết bị đo SpO2. Để cố định bàn tay lên trên mặt bàn. Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

- Bước3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo trong vòng 01 phút. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

- Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2:

- Người bệnh bị lạnh, huyết áp thấp

- Người bệnh cử động nhiều

- Đo ở môi trường có ánh sáng chiếu trực tiếp

- Người được đo SpO2 có sơn móng tay

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Bệnh dại chỉ có thể phòng bằng tiêm ngừa
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Nam làm việc với thị xã Điện Bàn về công tác phòng, chống bệnh Dại
Những điều người nuôi chó, mèo cần biết
Cảnh báo giả mạo văn bản của Sở Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm
Bệnh ho gà và những điều cần biết
Bệnh Sởi và các phòng ngừa
Bệnh Dại - Không thể chủ quan
Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Hướng dẫn phòng chống bệnh mùa mưa lũ
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phường Điện Ngọc triển khai quản lý cách ly, điều trị người bệnh Covid-19 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà.
Doanh nghiệp hỗ trợ dụng cụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại phường Điện Ngọc
Phường Vĩnh Điện tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19
Công văn V/v thực hiện khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thị xã trong tình hình hiện nay.
Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm tra công tác tiêm vacxin phòng Covid-19 tại thị xã Điện Bàn
Ấm áp tình người giữa đại dịch COVID-19
UBND phường Điện Nam Đông tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam, mổ cấp cứu thành công một thai phụ mắc Covid-19.
Tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 bảo vệ tối đa nhiễm bệnh
Từ 0 giờ ngày 01/10/2021, thị xã Điện Bàn thực hiện Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm