Nội dung chi tiết

Đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp
Tác giả: Phú Trung .Ngày đăng: 31/01/2022 .Lượt xem: 1558 lượt. [In bài]
Sau hơn 10 năm cơ bản thành huyện công nghiệp (2010), Điện Bàn từ một huyện nông nghiệp trở thành Thị xã (năm 2015) và đến nay đang tập trung phát triển mạnh mẽ để trở thành đô thị phía Bắc Quảng Nam. Trong tổng giá trị ngành công nghiệp Thị xã, các cụm công nghiệp (CCN) cũng góp phần để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng. Năm 2021, giá trị sản xuất ở các CCN trên địa bàn đạt 1.141 tỷ đồng, tăng 5,58% so với năm 2020.

Nghị quyết phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của Thị uỷ Điện Bàn: “Đầu tư các cụm công nghiệp, tập trung giải quyết, tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ(…) Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh; đồng thời, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các phương án sản xuất "thích ứng an toàn với dịch Covid-19". Ưu tiên thu hút đầu tư đối với các ngành nghề tạo ra giá trị gia tăng lớn, ứng dụng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường đi đôi với kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền chấm dứt đầu tư đối với một số dự án không triển khai, vi phạm quy định phát luật về đất đai, bảo vệ môi trường”.

   Hiện nay, trên địa bàn Thị xã có 10 CCN, trong đó 09 CCN, cụm làng nghề đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, có 78 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư theo dự án khoảng 4.129,37 tỷ đồng. Diện tích đất đăng ký thuê 175,66 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân các CCN là 93,14%. Với 41 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, hằng năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 4.732 lao động.

Thuận lợi cơ bản của các CCN trên địa bàn thị xã là có hạ tầng đối ngoại khá tốt, gần thành phố Đà Nẵng, nằm trên các trục giao thông chính Bắc Nam. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên thời gian qua, việc đầu tư hạ tầng trong các CCN chưa đồng bộ và hoàn chỉnh như KCN Điện Nam – Điện Ngọc nên chủ yếu thu hút được các doanh nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ. Thị xã đã ưu tiên lựa chọn các dự án thân thiện với môi trường và giải quyết nhiều lao động địa phương. Trong thời gian đến, tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng để đưa CCN Thái Sơn (Điện Tiến) đi vào hoạt động như theo quy hoạch và bổ sung thêm CCN mới Tây Điện Bàn tại xã Điện Phước. Việc phát triển các CCN góp phần hoàn thành mục tiêu chung về công nghiệp của Thị xã, đem lại nguồn thu, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong 9 CCN đang hoạt động, CCN có quy mô lớn nhất là CCN Trảng Nhật 1 nằm trên địa bàn của hai xã Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam với tổng diện tích là 52,25 ha, tỷ lệ lấp đầy là 96,56% với 18 doanh nghiệp đã thuê đất đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong năm, CCN Trảng Nhật 1 đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 1265 lao động. CCN có quy mô nhỏ nhất là Vân Ly, thuộc xã Điện Quang, được thành lập vào năm 2017. Tổng diện tích quy hoạch là 3 ha, tỷ lệ lấp đầy là 91,71%. Hiện nay, CCN Vân Ly chỉ có 1 doanh nghiệp đầu tư, giải quyết cho khoảng 250 lao động địa phương. CCN có tính chất khác biệt là làng nghề Đông Khương được phê duyệt quy hoạch từ năm 2009 với tổng diện tích là 7.224 ha. Tuy nhiên, do đặc trưng của các làng nghề trên địa bàn Thị xã là sản xuất nhỏ lẻ và không ổn định nên các doanh nghiệp chưa tập trung vào CCN này. Hiện nay chỉ có 2 cơ sở là Chạm gỗ mộc Nguyễn Văn Tiếp và gốm nung Lê Đức Hạ đang hoạt động, cao điểm giải quyết việc làm cho khoảng 60 lao động làng nghề. Đây là một trong những điểm đáng tiếc cần có chính sách hỗ trợ tốt nhất cho các cơ sở làng nghề di dời vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ giải quyết được tình trạng phân bố rải rác, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, giao thông không thuận lợi của các cơ sở nghề trong các khu dân cư mà góp phần xây dựng cụm làng nghề Đông Khương thành khu làng nghề tập trung, trở thành điểm đến thu hút khách du lịch. Điện Bàn với nhiều làng nghề truyền thống đặc trưng chính là một sản phẩm du lịch khác biệt, nhưng để khẳng định được thương hiệu, thành công thu hút khách phải có sự kiên trì, tạo điều kiện, đồng thuận giữa chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp, các chủ cơ sở làng nghề.


   Theo báo cáo của Phòng Kinh tế thị xã, cơ quan quản lý CCN, nguyên nhân tồn tại hạn chế của các CCN là do hạ tầng kỹ thuật thiếu nguồn vốn đầu tư, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Các hệ thống xử lý nước thải, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng... chưa đồng bộ, chưa thu giá sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích. Đề xuất mô hình quản lý CCN hiệu quả trong thời gian đến là chuyển đổi đầu tư hạ tầng kỹ thuật do nhà nước sang doanh nghiệp làm chủ đầu tư. Kêu gọi đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư theo tiêu chí để xây dựng, quản lý, kinh doanh khai thác hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật CCN.

Trong niềm thương cảm, sẻ chia và nghẹn nỗi xót xa khi chứng kiến hàng ngàn con người ”tháo chạy” khỏi các thành phố, khu công nghiệp lớn, tìm đường trở về quê hương trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh covid-19, mới thấy hết giá trị của bài học ”ly nông nhưng bất ly hương”! Cùng với các khu công nghiệp trên địa bàn, đầu tư phát triển các CCN tại địa phương chính là một giải pháp hữu hiệu nhất để người dân có công ăn việc làm ổn định ngay tại quê nhà, góp phần xây dựng Điện Bàn ngày càng thịnh vượng!

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Gói gém hồn quê qua từng chiếc bánh
Nông dân Điện Bàn – nhiều hoạt động đón mừng Xuân mới năm 2022
Anh Nguyễn Chương vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của
Chi nhánh Thủy lợi Điện Bàn chuẩn bị các điều kiện phục vụ nước tưới cho vụ Đông Xuân
Làng nghề bánh tráng vào Xuân
Sát cánh cùng nông dân
Những nhà nông trẻ khởi nghiệp từ Nông nghiệp hữu cơ
Ngọt ngào thương hiệu sữa bắp Thu Bồn
Điện Bàn- Hiệu quả từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
Điện Thắng Trung tổ chức tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2021, triển khai sản xuất nông nghiệp năm 2022
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm