Nội dung chi tiết

Phát triển nông nghiệp bền vững
Tác giả: Khánh Linh .Ngày đăng: 02/02/2022 .Lượt xem: 1704 lượt. [In bài]
Tăng trưởng xanh, phát triển mô hình kinh tế trang trại, vùng sản xuất theo hướng bền vững được xác định là hướng đi chủ đạo của ngành nông nghiệp Điện Bàn hiện nay và những năm tới.

Mô hình trang trại

Ngày cuối năm, trang trại vườn cây sinh thái Tám Râu của ông Phan Quang Tám (xã Điện Phước) nhộn nhịp người ra vào. Những chùm ổi lê Đài Loan sai trái như gọi mời người tìm đến. Với giá 25 nghìn đồng/ký, ổi lê trang trại ông Tám bán cao hơn thị trường khoảng 10 nghìn đồng. Theo ông, yếu tố tạo nên sự khác biệt đó chính là chất lượng sản phẩm. Hầu như tất cả cây trái trang trại Tám Râu không dùng phân thuốc hóa học, thay vào đó là các chế phẩm phân vi sinh, phân xanh, phân chuồng hữu cơ thân thiện môi trường. Hiện trang trại trồng khoảng 500 gốc ổi lê Đài Loan, đây là giống ổi quả sai, thơm giòn, bình quân một năm thu hoạch 3 lần trái, sau khi trừ chi phí ông lời khoảng 500 nghìn đồng/cây.


   Sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại tập trung đang trở thành hướng đi chủ đạo của Điện Bàn những năm gần đây. Đến nay, toàn thị xã có 62 trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Bộ NN&PTNT, đa phần hoạt động khép kín kết hợp chăn nuôi (cá, gà, vịt, bò, heo…). Trong đó, các trang trại chăn nuôi heo liên kết với doanh nghiệp mang lại hiệu quả khá tốt, góp phần tăng thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Ông Văn Đức Thu, khối Hà My Đông B, Điện Dương cho biết, với hình thức liên kết này các chủ trang trại không lo về giá cả thị trường hay đầu ra sản phẩm do được công ty đảm bảo cung cấp con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm nên thu nhập ổn định. Hiện tại, ông Thu đang liên kết với Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng thả nuôi 4.000 con heo. Với mức chi trả bình quân 3.800 – 4.800 đồng/ký hơi (tùy vào tỷ lệ heo chết, tỷ lệ dư cám…), số tiền công ty phải trả cho ông Thu mỗi lứa heo (bình quân 5 tháng) lên đến vài trăm triệu đồng. Điện Bàn có khoảng 24 trang trại chăn nuôi heo, đa phần tập trung vùng Đông thị xã.

Theo ông Nguyễn Đức Chơi – Trưởng Phòng Kinh tế, mô hình trang trại, vùng sản xuất đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như góp phần ổn định kinh tế hộ gia đình của Điện Bàn hiện nay và những năm tới. Bên cạnh, các trang trại heo, mô hình chăn nuôi bò tập trung cũng xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là vùng Gò Nổi. Tại xã Điện Quang, chỉ riêng 2 thôn Bến Đền và Phú Tây đã có gần 300 hộ dân tổ chức chăn nuôi bò tập trung với trên 1.000 con bò (trong tổng số gần 4.300 con bò của xã). Ngoài chăn nuôi bò, thời gian gần đây xã cũng tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu lớn như đậu phụng tại thôn Phú Đông (10 hecta), dâu tại thôn Bến Đền (5 hecta)...  từng hước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa.

(Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của Thị ủy Điện Bàn nêu rõ, để thực hiện tốt Đề án Phát triển bền vững ngành nông nghiệp gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Điện Bàn. Thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục đầu tư hạ tầng nông nghiệp, huy động sự tham gia, đồng hành của doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển sản xuất, nhất là liên kết tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ và tạo điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tăng cường chỉ đạo, điều hành tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại gắn với kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, bảo vệ môi trường; triển khai đầu tư xây dựng 1 cơ sở giết mổ tập trung theo hướng hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường…)

Hướng đến sự bền vững

Trong Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị Điện Bàn giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sẽ được tái cơ cấu theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng... Hiện thực mục tiêu này, nhiều giải pháp đã và sẽ được ban hành nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tiên tiến, áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thích ứng biến đổi khí hậu, kết nối bền vững chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo lợi ích hài hoà về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Đức Chơi, phát triển nông nghiệp Điện Bàn sẽ được chia thành 2 khu vực gồm: nông nghiệp đô thị và nông nghiệp ngoài đô thị. Trong đó, nông nghiệp đô thị không chỉ đóng vai trò bảo đảm lương thực, thực phẩm cho người dân thị xã trước bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu mà còn tham gia giải quyết nhiều vấn đề về môi trường sinh thái; tạo ra hệ thống cảnh quan cây xanh, công viên, các vành đai xanh đô thị, ao hồ điều hòa… góp phần cải thiện chất lượng sống cộng đồng, thúc đẩy phát triển “đô thị sinh thái”, “đô thị xanh”…  


   Với khu vực ngoài đô thị, phát triển nông nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thị xã gắn với xây dựng nông thôn mới. Do vậy, Điện Bàn sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng tuỳ theo đặc điểm từng vùng và nhu cầu thị trường. Tiến hành quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao; quy hoạch phát triển thực phẩm, rau màu, hoa, cây cảnh; phát triển các mô hình nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; quy hoạch chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, an toàn sinh học đạt tiêu chuẩn… Đồng thời, nâng cao hoạt động của các HTX giúp người dân sản xuất hiệu quả và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. “Những năm tới thị xã sẽ tập trung khai thác và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông nghiệp thế mạnh như gạo hữu cơ Phong Thử, lúa giống vùng Tây Điện Bàn, rau an toàn bãi bồi Khúc Lũy (Điện Minh), dầu phụng Đất Quảng (Điện Quang), heo CP vùng Đông Điện Bàn, bò lai chất lượng cao vùng Gò Nổi, nước mắm Hà Quảng (Điện Dương)…; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng các mô hình phát triển tập trung bền vững, ổn định”, ông Chơi chia sẻ.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Đồng bộ hạ tầng cụm công nghiệp
Gói gém hồn quê qua từng chiếc bánh
Nông dân Điện Bàn – nhiều hoạt động đón mừng Xuân mới năm 2022
Anh Nguyễn Chương vinh dự được nhận giải thưởng Lương Định Của
Chi nhánh Thủy lợi Điện Bàn chuẩn bị các điều kiện phục vụ nước tưới cho vụ Đông Xuân
Làng nghề bánh tráng vào Xuân
Sát cánh cùng nông dân
Những nhà nông trẻ khởi nghiệp từ Nông nghiệp hữu cơ
Ngọt ngào thương hiệu sữa bắp Thu Bồn
Điện Bàn- Hiệu quả từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm