Chính vì vậy, đề tài khoa học“Khả năng tận dụng phụ phẩm đồng ruộng sản xuất nấm ăn theo phương pháp thâm canh trên địa bàn huyện Điện Bàn” do kỹ sư Hoàng Ngọc Thủy - Phó Chủ tịch Hội làm vườn huyện làm Chủ nhiệm đề tài được nhiều người quan tâm và được Hội đồng khoa học huyện thống nhất cho triển khai và nghiệm thu vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy quy mô đề tài không lớn nhưng thể hiện sự đầu tư nghiên cứu công phu và nghiêm túc của tác giả và nhóm cộng sự. Từ kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ thực trạng sản xuất nấm hiện nay. Thông quá đó, đề tài khẳng định việc ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất nấm theo phương pháp thâm canh đảm bảo hiệu quả ổn định về năng suất và sản lượng nấm trong một chu kỳ sản xuất, tạo việc làm trong nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập nông hộ.
Bằng phương pháp điều tra thống kê, tác giả đã có nghiên cứu đánh giá tổng quát về dân cư, hộ và lao động tham gia nghề trồng nấm, cơ sở sản xuất nấm trên địa bàn 10 xã. Qua xây dựng mô hình, bố trí thí nghiệm thăm dò và kiểm tra đối chứng, đề tài đã đưa ra kết luận: năng suất, sản lượng thu hoạch tăng lên 63,7% khi ứng dụng phương pháp mới. Hiệu quả, lợi ích của việc sử dụng phương pháp hấp thanh trùng nguyên liệu nhiệt độ 1000C và không hấp thanh thanh trùng nguyên liệu rơm rạ sẽ cho lãi 695.000 đồng/lứa (tương đương 1.390.000 đồng/tháng). Quan trọng hơn, qua quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, các hộ tham gia mô hình đều tiếp tục sử dụng và có cải tiến phương pháp xử lý nguyên liệu hấp thanh trùng 1000C để sản xuất nấm rơm.
Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến phương pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, chất lượng giống ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nấm. Mặt khác, đây là đề tài ứng dụng nhưng tác giả đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường tiêu thụ nấm rơm vì đầu ra cho sản phẩm là nhân tố quan trọng thể hiện được hiệu quả, qua đó thu hút bà con nông dân đầu tư, phát triển nghề trồng nấm rơm. Bên cạnh đó, đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn tác động của nhà xưởng trong việc quyết định năng suất, sản lượng nấm rơm sản xuất như mô hình cụ thể về nhà xưởng, chất liệu xây dựng nhà xưởng, hướng gió, độ ẩm, ánh sáng, cảnh quan môi trường xung quanh…có đầy đủ những đánh giá này sẽ dễ dàng khuyến cáo cho người trồng nấm có lựa chọn đúng.
Điện Bàn là địa phương có nguồn nguyên liệu đồi dào, nguồn nhân lực có trình độ học vấn khá, thị trường tiêu thụ lớn. Vì vậy đề tài “Khả năng tận dụng phụ phẩm đồng ruộng sản xuất nấm ăn theo phương pháp thâm canh trên địa bàn huyện Điện Bàn” là một trong những đề tài có giá trị thực tiễn cao. Việc ứng dụng đề tài vào sản xuất nấm trên địa bàn theo phương pháp thâm canh sẽ góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết lao động trong nông nghiệp-nông thôn hiện nay. Đặc biệt nó càng có ý nghĩa hơn khi mà huyện nhà phát triển đô thị hóa, nhu cầu việc làm và thu nhập cho người mất đất sản xuất đang đặt ra cần giải quyết nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững./.