Tính từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/8/2022, trên địa bàn thị xã Điện Bàn có 42.082 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó 38.999 ca cộng đồng và 3.083 ca đã giám sát, cách ly; Có 25 ca tử vong. Tính từ tháng 5 năm 2021 đến nay, thị xã Điện Bàn đã được phân bổ 36 đợt vắc xin phòng bệnh Covid-19, với 494.308 liều để triển khai tiêm cho 3 nhóm đối tượng: từ 05 đến dưới 11 tuổi, 12 đến dưới 18 tuổi và nhóm từ 18 tuổi trở lên. Kết quả tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên: Số người được tiêm ít nhất 1 mũi: 161.756 người (đạt tỉ lệ 100%); Số người đã tiêm đủ liều cơ bản: 159.922 người (đạt tỉ lệ 98,87%); Số người đã tiêm mũi bổ sung: 62.207 người (đạt tỉ lệ 38,46%); Mũi 3 (nhắc lại lần 1): 67.122 người (đạt tỉ lệ 42,89%); Mũi 4 (nhắc lại lần 2): 17.648 người (đạt tỉ lệ 54,13%). Hiện nay, đối với nhóm tuổi từ 18 trở lên: Điện Dương là địa phương có tỷ lệ tiêm thấp nhất với 11,98%; địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất là xã Điện Quang, với 78% dân số.
Thị xã Điện Bàn có 18.943 trẻ có độ tuổi từ 12 đến 17 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Kết quả: Số trẻ được tiêm ít nhất 1 mũi: 18.943 trẻ (đạt tỉ lệ 100%); Số trẻ được tiêm đủ liều cơ bản: 18.428 trẻ (đạt tỉ lệ 99,33%); Số trẻ được tiêm mũi 3: 4.162 trẻ (đạt tỉ lệ 22,43%).
Đối với nhóm trẻ từ 5 đến 11 tuổi, Vĩnh Điện là địa phương có tỷ lệ tiêm văcxin thấp nhất: 18,33%; Điện Nam Đông là địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất tỷ lệ: 48,82%....Nhiều địa phương có tiến độ tiêm văcxin rất chậm như Điện Dương, Điện Thắng Bắc, Điện Nam Trung…Kết quả tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; Thị xã Điện Bàn có 21.725 trẻ có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Kết quả đạt được: Số trẻ được tiêm mũi 1: 10.150 trẻ (đạt tỉ lệ 46,72%); Số trẻ được tiêm mũi 2: 2.734 trẻ (đạt tỉ lệ 12,58%). Đối với nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi, Vĩnh Điện là địa phương có tỷ lệ tiêm văcxin thấp nhất: 2,33%; Điện Trung là địa phương có tỷ lệ tiêm cao nhất 63,12%.
Hiện nay, đối với tiến độ tiêm vắc xin đợt 35: đối với nhóm tuổi từ 12 tuổi trở lên thì 3 địa phương tiêm nhanh nhất là Điện Phước, tỷ lệ 145,3%; Vĩnh Điện: 101,9%; Điện Thọ: 100,4%. Ba địa phương có tiến độ tiêm chậm nhất là Điện Dương:31%; Điện Thắng Bắc: 60,5%; Điện Nam Trung: 69,6%. Đối với văcxin cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi: 3 địa phương có tiến độ tiêm nhanh nhất là Điện Thắng Nam: 106%; Điện Hồng và Điện Nam Đông đạt 100%. Ba địa phương có tiến độ tiêm chậm nhất là Vĩnh Điện 42,8%; Điện Minh 45,7%; Điện Tiến: 54,5%.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận nêu ra những khó khăn, vướng mắc, những nguyên nhân để tỷ lệ tiêm đạt thấp, đồng thời đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến. Nhiều địa phương có tỷ lệ tiêm thấp như Điện Dương, Điện Phong, Điện Minh lý giải nguyên nhân tỷ lệ tiêm đạt thấp là do tỷ lệ mắc Covid 19 trên địa bàn cao; người dân chưa đủ điều kiện tiêm, nhận thức một bộ phận nhân dân về tiêm văcxin còn chưa đầy đủ…Lãnh đạo xã Điện Quang cũng chia sẻ kinh nghiệm trong vận động nhân dân tiêm văcxin phòng covid 19 thì cán bộ, đảng viên phải có tính tiên phong, gương mẫu, xã chú trọng công tác tuyên truyền, tăng cường vai trò tổ giám sát cộng đồng…
Dự cuộc họp, ông Trần Hải Vân – Phó Bí thư TT Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã đã chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các địa phương và ngành y tế thị xã trong thời gian qua, đồng thời, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian đến cần tập trung một số nhiệm vụ cụ thể: như tập trung tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao tỷ lệ tiêm văcxin phòng Covid-19 trên địa bàn thị xã, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên trên địa bàn thị xã…
Ông Phan Minh Dũng - Bí thư Thị uỷ kết luận đề nghị: từ nay đến 31/8, các cơ quan, ban ngành, địa phương trên địa bàn thị xã cần tập trung phát động chiến dịch tiêm văcxin theo kế hoạch, đạt được tiến độ đề ra, phấn đấu đến cuối tháng 8 có trên 90% dân số trên địa bàn tiêm văcxin Covid 19 mũi nhắc lại, 100% đảng viên tiêm văcxin Covid 19; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được tiêm văcxin vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ đối với cộng đồng…
Bài học kinh nghiệm ở giai đoạn trước khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, người dân chưa tiếp cận được vắc xin, năng lực y tế hạn chế nên đã khiến cho công tác phòng chống dịch vừa lúng túng, bị động, vất vả, vừa để lại nhiều mất mát, hy sinh và ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thực tiễn đó đã cho thấy vắc xin vẫn là vũ khí quyết định trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trước tình hình dịch bệnh có thể một lần nữa bùng phát trở lại, việc duy trì các biện pháp phòng chống dịch và đặc biệt là đẩy mạnh tiến độ tiêm vắc xin là hết sức cần thiết