Nội dung chi tiết

Kỷ niệm Quốc khánh trên đất Pháp
Tác giả: Phạm Thị Ngọc .Ngày đăng: 31/08/2022 .Lượt xem: 824 lượt. [In bài]
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập chính thức tuyên bố với toàn thể nhân loại về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tròn một năm sau ngày 2/9/1946, Người cũng có một bài diễn văn quan trọng kỷ niệm ngày quốc khánh ngay trên đất Pháp.

 Ngày 23/9/1945 được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp tiến công Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngày 31-5-1946, trong bối cảnh tình hình đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp, “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lên đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Chuyến thăm của Người là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.

Ngày 2/9/1946, Người đã tới dự và đọc bài diễn văn bằng tiếng Pháp kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hội liên hiệp Việt kiều và Hội Hữu nghị Pháp – Việt tổ chức. Kỷ niệm ngày Quốc khánh ngay trên đất Pháp, Người không khỏi xúc động và vui mừng: “Việc có mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng, với một cử toạ đông đảo như thế này, khiến cho buổi lễ trọng thể này có một ý nghĩa sâu sắc. Hôm nay, nhân dân Việt Nam kỷ niệm lần thứ nhất bản Tuyên ngôn long trọng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Tôi xin bày tỏ sự biết ơn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với những đại diện của nước Pháp, những đại diện của các quốc gia dân chủ khác, cũng như đối với những đại diện nhân dân các nước là thành viên tương lai của Liên hiệp Pháp. Các bạn hãy tin tưởng rằng, nhân dân Việt Nam đánh giá cao mối thiện cảm đã được thể hiện bằng hành động của các bạn và sẽ giữ mãi kỷ niệm về nó.”


            Chủ tịch Hồ Chí Minh và trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tại Pari

Mong muốn của Người trong chuyến thăm Pháp lần này là gắng hết sức để tránh xung đột với thực dân Pháp, với ý chí mạnh mẽ về nền hòa bình hết mức có thể vì hơn ai hết Người hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam khi trải qua chiến tranh, đặc biệt đối với nhân dân miền Nam đang ngày đêm tiếp tục xông pha vào cuộc chiến giữ vững nền độc lập mà ta mới có được, Người như trút hết tâm can tâm sự với kiểu bào và nhân dân Pháp, khẳng khái với chính phủ Pháp: “Trong buổi tối hôm nay, làm sao chúng ta lại không nghĩ tới đồng bào Nam Bộ với một tình cảm trìu mến đặc biệt. Nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam là Tổ quốc đang hồi sinh của chúng ta không bao giờ bị chia cắt và không gì chia cắt được.”

Dù trong hoàn cảnh nào, Người cũng tranh thủ sự ủng hộ người dân Pháp, Hồ Chí Minh cũng chính là người đặt nền móng cho tình hữu hảo giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân yêu chuộng hòa bình và các đảng phái ủng hộ Việt Nam tại Pháp: “Tình hữu nghị Pháp – Việt là điều kiện cho sự chấn hưng nước ta, cũng như cho sự phát triển ảnh hưởng của nước Pháp ở châu á. Tôi tin chắc rằng một sự hợp tác chặt chẽ là có lợi cho cả hai bên. Chúng ta là hai dân tộc yêu chuộng công lý và tự do, quan tâm đến vǎn hoá, đến sự nảy nở của những tư tưởng đạo lý. Việc có chung những tình cảm trên làm hài hoà mối quan hệ của chúng ta, lý tưởng và lợi ích của chúng ta, tất cả đều khiến chúng ta xích lại gần nhau.”


              Kiều bào giương cao cờ, biểu ngữ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh
           và phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Là nhà lãnh đạo và còn là một nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vai trò và tác dụng tuyên truyền của báo chí trong hoạt động ngoại giao, vì vậy trong bài diễn văn Người tiếp tục dùng những lập luận sắc bén của mình để cố gắng tránh một cuộc chiến tranh: “Nước Pháp mới đặt ra cho mình mục đích là giải phóng các dân tộc. Tại sao nước Pháp mới lại vô tình trước số phận của nhân dân các nước đang đeo đuổi những lý tưởng của chính mình?

Vả lại, hoàn toàn độc lập quyết không có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích vǎn hoá và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam; hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tǎng cường vị trí và củng cố uy tín của Pháp ở châu á.

Sự đóng góp của Việt Nam cho sự vĩ đại của nước Pháp và cho sức mạnh của Liên hiệp Pháp, điều đó tất nhiên tuỳ thuộc mức độ phồn vinh của Việt Nam, mà sự chia rẽ và chia cắt không thể mang lại phồn vinh. Thật là phi lý nếu toan tính dựa vào nước Việt Nam suy yếu, chia rẽ và bị chia cắt để đạt được sự hùng mạnh của Liên hiệp Pháp. Liên hiệp Pháp chỉ có được vai trò với điều kiện nó giữ được sự vững chắc, thống nhất và gắn bó của nó; và điều kiện đó chỉ có thể thực hiện được khi mỗi thành viên của nó cũng giữ được sự vững chắc, thống nhất và gắn bó của mình.”

Kết thúc bài diễn văn, Người nêu cao tình hữu nghị Việt – Pháp và mong muốn “Mong sao tình hữu nghị giữa nước Pháp và nước Việt Nam độc lập và thống nhất trở thành sự thực! Một tương lai biết bao xán lạn lẽ nào lại không mở ra trước hai nước chúng ta. Một tình hữu nghị như vậy giữa hai nước chỉ có lợi cho sự phồn vinh của Liên hiệp Pháp và sự bừng nở lý tưởng dân chủ trên thế giới.

– Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà muôn nǎm!

– Nước Pháp mới muôn nǎm!

– Tình hữu nghị chặt chẽ, lâu dài và phong phú giữa Pháp và Việt Nam muôn nǎm!”

Những nội dung trong bài diễn văn góp phần quan trọng làm cho nhân dân Pháp cũng như nhân dân các nước hiểu thêm về đất nước, con người và cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Thể hiện khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam, làm cho số đông người Pháp trở thành bạn hữu của nhân dân Việt Nam. Chuyến thăm Pháp năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành chuyến thăm ngoại giao dài ngày nhất, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và là một biểu hiện khát vọng hòa bình, quyết tâm và ý chí độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2022), chúng ta càng thêm tưởng nhớ đến vị Cha già kính yêu của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đem hết tâm sức, trí tuệ để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân như lời Người đã nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu: “Mua sắm, lắp đặt thiết bị” thuộc dự án: Xây dựng phòng họp không giấy phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân thị xã
Thấm nhuần tư tưởng đại đoàn kết của Bác
Bệnh dại nguy hiểm ra sao?
Dưới gốc đa Tân Trào
Công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm; thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Công văn về việc tuyên truyền thông tin “Festival mỹ thuật trẻ” lần thứ 7 năm 2024
Phụ nữ Điện Thọ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Mùa xuân đầu tiên
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ VỀ ĐIỆN BÀN - Quý IV NĂM 2023
Điện lực Điện Bàn thông báo về lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 09/9/2023 đến ngày 15/9/2023 trên địa bàn thị xã.
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Hiệu quả bước đầu từ một mô hình tiêu biểu
Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng (Nhân kỷ niệm 92 năm truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 1.8.1930-1.8.2022)
Tấm lòng của Bác đối với thương binh liệt sĩ
Đảng bộ phường Điện An sinh hoạt chuyên đề Nâng cao văn hoá chính trị của cán bộ đảng viên theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Chi bộ Đông KHương 2 Học tập và làm theo Bác từ nhận thức
Lan tỏa mô hình học tập và làm theo Bác từ một chi bộ trường học
Tuổi trẻ Vĩnh Điện với tháng thanh niên năm 2022
Cho đi là còn mãi
Học Bác từ các chuẩn mực đạo đức
Tấm gương sáng trong giáo dục
    
1   2   3  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm