Nội dung chi tiết

QUẢN CƠ – HÀ TÂN VỚI PHONG TRÀO NGHĨA HỘI
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 10/03/2009 .Lượt xem: 3308 lượt. [In bài]

HỮU DŨNG

Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bọn quan lại hèn yếu, nặng tư tưởng vinh thân phì gia. Đất nước chìm ngập trong khói lửa chiến tranh. Nhân dân lầm than dưới hai tầng áp bức. Trước cảnh nước nhà suy vong, lấy cớ phụng dưỡng mẹ già, Phó bảng –Hồng Lô Tự Khanh Nguyễn Duy Hiệu lui về quê. Năm 1885 hưởng ứng hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, Nguyễn Duy Hiệu cùng tiến sĩ Trần Văn Dư, cử nhân Phan Bá Phiến thành lập Nghĩa Hội Quảng Nam chống Pháp. Nhiều trai tráng sĩ phu giác ngộ thời cuộc, căm thù giặc hăng hái tham gia nghĩa hội đánh đuổi bọn giặc cướp nước. Bấy giờ, ở làng Châu Phong (tức thôn Phong Ngũ xã Điện Thắng, Điện Bàn ngày nay) sĩ phu Hà Tân với bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân, tạm biệt mái ấm gia đình, để lại nơi quê hương một người vợ trẻ cùng hai con thơ dại, gia nhập nghĩa binh, cống hiến thân mình cho quê hương, xã tắc.

Cụ Hà Cừ, bậc cao niên trong làng kể lại: Sĩ phu Hà Tân sinh trưởng trong một gia đình nho học, thuở nhỏ, ông học rất sáng dạ, thông minh. Thời cuộc rối ren không màng khoa cử, ra sức luyện tập võ nghệ cung kiếm chờ cơ hội cứu nước, cứu dân. Là sĩ phu am tường đạo học nho giáo ái quốc thương nòi. Trước cảnh nước mất nhà tan, quân thù tàn bạo, dù sống trong cảnh gia đình ấm êm, nhưng ông quyết một dạ đến với nghĩa hội xông pha trận mạc. Dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của Chủ Tướng Nguyễn Duy Hiệu, ông cùng nghĩa binh lập nhiều phen tổn thất nặng nề. Một ngày mùa hạ 1886, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, ông trở về quê nhà thi hành nhiệm vụ tiêu diệt bọn giặc Pháp, kéo đường dây thép (tức là kéo dây điện thoại ngày nay) trên tuyến quốc lộ 1A, thuộn khu vực Gò Phật, thôn Viêm Tây xã Điện Thắng. Qua nhiều ngày theo dõi, bám sát hiện trường, với vũ khí thô sơ là một chiếc đục làm bằng gốc tre đặc và một lửa đục làm bằng sắt. Lợi dụng sơ hở của giặc, ông xông vào tấn công trực diện với hai tên Pháp. Hai tên giặc Pháp không thể nào chống đỡ những miếng võ dân tộc bí truyền của ông. Quá sợ hãi, chúng bỏ chạy trên đồng Viêm Tây vào mùa cuốc đất bệ, vấp ngã, không bỏ lở cơ hội, Hà Tân cùng đồng đội giúp sức lao tới dùng đục dánh vào người chúng. Hai tên giặc Pháp đành cúi đầu đưa hai tay xin hàng, bị trói chuyển về Tân Tỉnh (nơi căn cứ của nghĩa hội). Qua chiến công dùng tay không bắt sống giặc, chủ soái nghĩa binh tuyên dương và phong cho ông giữ chức Quản Cơ (một viên quan võ của nghĩa hội), có nhiệm vụ tổ chức đánh phá các hệ thống thông tin trên tuyến quốc lộ 1A. Nhận nhiệm vụ mới, ông tổ chức nhiều trận xuất quỹ nhập thần gây cho giặc Pháp nhiều phen thất điên bát đảo. Tên tuổi của ông ngời sáng được lan truyền rộng rãi trong nhân dân cả xã, cả tổng. Bọn giặc nghe tên ông là hồn xiêu phách lạc. Cho nên chúng quyết tâm trừ khử. Một ngày không may lại đến với ông, giữa lúc đang thi hành công vụ, thuộc khu vực thôn Thanh Quýt, xã ĐiệnThắng, bọn tay sai điểm chỉ cho quan thầy Pháp, chúng tổ chức mai phục. Khi bị giặc phát hiện, bằng món võ nhà nghề ông phi thân qua hàng rào để chạy thoát. Do búi tóc bị sổ mắc vào gai tre, chúng ập tới bắt ông. Mặc dù sa vào tay giặc, cá nằm trên thớt, nhưng Quản Cơ Hà Tân vẫn ngẩng cao đầu, dùng những lời đanh thép chửi thẳng vào mặt quân thù, trước sự chứng kiến của dân làng trong sự cảm phục và bùi ngùi thương xót! Sau đó, chúng giải ông vào nhà ngục tỉnh Quảng Nam. Tại đây, bọn giặc dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, dụ dỗ và hứa phong chức sắc, giúp tiền của… nếu ông thành khẩn khai báo cơ sở hoạt động của nghĩa hội. Với khí tiết của người anh hùng hào kiệt, một lòng trung thành tuyệt đối với chủ soái, tình yêu nước, yêu nhân dân, thà hy sinh mạng sống chứ nhất quyết không khai báo, để bảo vệ cơ sở, bảo vệ nghĩa binh. Thế là bọn cai ngục thẳng tay tra tấn, hành hạ theo kiểu hình phạt của thời trung cổ một cách đầy man rợ. Xét thấy không thể nào khuất phục, lay chuyển ý chí sắt đá của ông, vào ngày mồng 5 tháng 9 năm Bính Tuất 1886, bọn giặc đưa ông đến Bến Thuế Vĩnh Điện để hành hình. Trước khi xử trảm, Quản Cơ Hà Tân vẫn ung dung bình thản không một chút sợ hãi mà thay vào đó những lời đanh thép vạch trần tội ác của kẻ thù. Thật đớn đau thay, lưỡi dao sắc lạnh vô hồn của kẻ thù chém vào cổ ông. Đầu rơi, máu đổ nhộm đỏ cả một vùng, trên đất mẹ thân yêu. Dã tâm hơn, thi thể của ông, bọn giặc không chôn cất mà vứt xác phi tang chỉ để lại cái đầu đem phơi giữa nắng tại Bến Thuế. Cảm kích trước tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn quên thân của ông, dân làng Châu Phong cùng người thân trong gia đình đứng ra nghinh chiếc đầu còn lại để lên bè tra xuôi dòng sông Cái về quê nhà chôn cất.

Để tỏ lòng nhớ ơn sự hy sinh quá đổi lớn lao của Quản Cơ Hà Tân phong trào đấu tranh chống giặc, năm 1930, không ngần ngại sự rình rập, theo dõi của quân thù, dân làng Châu Phong đóng góp kinh phí xây lăng miếu để thờ tự, hương khói. Hai bên bàn hương án với hai câu đối của làng suy tôn ông:

Vạn cổ huân ba danh tại sử

Thiên thu dân quốc kỉnh lưu nhơn

(Tạm dịch: Nghìn năm công đức có tên trong sử sách. Nghìn năm nhân dân nhớ ơn người).

Khu lăng miếu này trở thành khu di tích văn hóa ở địa phương, đồng thời là nơi giáo dục về truyền thống yêu nước, căm thù giặc cho thế hệ trẻ quê nhà. Noi gương người sĩ phu yêu nước Quản Cơ Hà Tân, trong hai cuộc kháng chiến, nối gót truyền thống của cha ông, lớp lớp thế hệ trẻ làng Châu Phong sẵn sàng lên đường tham gia cách mạng, trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, đem lại bình yên cho xứ sở.

Hằng năm vào dịp lễ, tết, bà con trong làng tề tựu tổ chức dâng hương tế lễ tưởng nhớ một người con ưu tú của làng, vì nghĩa lớn anh dũng hy sinh, góp phấn thắp lên ngọn lửa về lòng yêu nước, thương nòi trên làng Châu Phong xưa, thôn Phong Ngũ hôm nay.

 

Lăng miếu thờ phụng nhà sĩ phu yêu nước Quản Cơ - Hà Tân do nhân dân làng Phong Ngũ, xã Điện Thắng phục chế vào năm 1930 và được trùng tu năm 2002.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
NHÀ LAO VĨNH ĐIỆN
NHÀ YÊU NƯỚC LÊ ĐÌNH DƯƠNG
NHÀ YÊU NƯỚC PHAN THÀNH TÀI
BÀI THƠ CA NGỢI ĐỒNG CHÍ ĐINH TÙNG
BÀI THƠ THƯ NHÀ
MỘT HỘI PHÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
CÁI CHẾT NGHIỆT NGÃ CỦA PHẠM XANG
BA MẸ CON CÙNG MỘT CHI BỘ
GƯƠNG BẤT KHUẤT CHỐNG TỐ CỘNG
RA ĐI … QUYẾT TỬ !
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
CỤ TRẦN CÔNG CHƯƠNG NGƯỜI CHỦ MƯU ĐỐT PHÁ TỈNH THÀNH QUẢNG NAM TRONG PHONG TRÀO DUY TÂN KHỞI NGHĨA NĂM 1916
TRƯỚC THỀM TRĂM NĂM TUỔI
TỪ MẢNH ĐẤT KIÊN TRUNG BẤT KHUẤT
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm