Nội dung chi tiết

Khí phách Lê Đình Dương
Tác giả: Đặng Trương .Ngày đăng: 26/01/2023 .Lượt xem: 915 lượt. [In bài]
Trong số các yếu nhân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, chí sĩ Lê Đình Dương là một người đặc biệt. Đặc biệt không phải vì ông còn trẻ tuổi mà chính vì ông là danh sĩ tân học đầu tiên, dấn thân tham gia cuộc khởi nghĩa yêu nước do một vị vua lãnh đạo.

Vì sao một con người được sinh ra trong gia đình Nho học bề thế, được Pháp đào tạo bài bản để trở thành Y sĩ nhãn khoa Đông Dương, có tài, có cơ hội tiến xa trên con đường công danh sự nghiệp…lại từ bỏ tất cả để tham gia Việt Nam quang phục Hội và khởi nghĩa Duy Tân? Đây quả là một câu chuyện đầy thú vị về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và khí tiết của một người con được sinh ra trên vùng đất Gò Nổi-Điện Bàn…

          Đất linh sinh người tài

          Nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng nhận định rằng: Đất linh thì bao giờ cũng sản sinh ra những con người kiệt hiệt. Vùng đất Gò Nổi-Điện Bàn nhiều người có học nhưng lại sinh ra trong hoàn cảnh bi đát quá, cuộc sống lầm than một cổ hai tròng. Nếu có tự chủ thì chắc chắn sẽ khác hơn là làm nô lệ cho ngoại bang. Do đó nhiều người luôn có ý thức ra sức phấn đấu học hành để hòng thay đổi vận mệnh…. Có lẽ vì vậy, mà nguồn văn hóa, ý chí tự lập, tự cường dường như được hun đúc nên bởi khí thiêng sông núi, bởi cần cù chịu thương, chịu khó…cứ dằng dặc chảy mãi trên vùng đất này mà những người tiếp nối thế hệ tiền nhân làm rạng danh quê hương Gò Nổi, trong đó có chí sĩ Lê Đình Dương.


   Lê Đình Dương sinh năm Giáp Ngọ 1894 tại làng Na Kham, xã Điện Quang, là thứ nam của cụ Lê Đỉnh - Đông các Đại học sĩ, Binh bộ Thượng thư và là Tổng đốc Hà An (Hà Nội-Hưng Yên ) dưới triều Tự Đức và bà Phan Thị Hiệu. Ngay từ nhỏ cả hai anh em Lê Đình Dương, Lê Đình Thám đều được giáo dục cẩn thận từ nền giáo dục Nho giáo từ cha. Nhưng khi nhận thấy chế độ khoa cử đã lỗi thời thì lập tức chuyển sang tân học. Về điều này, thạc sĩ Phùng Tấn Đông, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tìm hiểu về chí sĩ Lê Đình Dương cho rằng: Sự chuyển hướng này rõ ràng rất tương thích với bối cảnh của Đông Du, Duy Tân thời bấy giờ. Từ bỏ Nho học để đi theo con đường Tây học….

          Dấn thân vào lao khổ

          Tốt nghiệp Á khoa Đông Dương y sĩ khóa đầu tiên của trường Cao đẳng y khoa Đông Dương, Hà Nội năm 1915, Lê Đình Dương được chính quyền thuộc địa bổ nhiệm về làm tại bệnh viện Hội An, Quảng Nam, chuyên trách về nhãn khoa. Có lẽ với một người bình thường, cuộc đời sẽ diễn ra suông sẻ trong vai trò một vị y sĩ, tận tụy công việc và tận hưởng cuộc sống đủ đầy. Nhưng với Lê Đình Dương lại khác, ông tự nguyện tham gia vào Việt Nam Quang phục hội, một tổ chức chính trị do nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng,  cùng với các ông Lê Ngung, Nguyễn Súy đứng mũi, chịu sào để lãnh đạo phong trào kháng Pháp và tay sai ở địa bàn Quảng Nam, Quảng Ngãi. Góp phần lý giải điều này, Thạc sĩ Bùi văn Tiếng-Hội khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng nhận định: Những gia đình quan lại phong kiến lúc bấy giờ không chỉ có điều kiện sung túc về vật chất mà còn có điều kiện tiếp xúc với sách báo tiến bộ. Đầu óc được mở mang, thấy được xu hướng tất yếu thay đổi vận mệnh của các tầng lớp cần lao. Đó là lý do giải thích vì sao họ lại có sự lựa chọn cái khổ về mình. Lê Đình Dương là một điển hình như thế… Nhìn theo một hướng khác, nhà nghiên cứu Nguyễn Q.Thắng cho rằng: Là nhà tân học, Lê Đình Dương thấm nhuần tư tưởng nhân quyền của Pháp nhưng lại vẫn làm việc, cộng tác với người Pháp để tùy hoàn cảnh mà khơi dậy lòng yêu nước của người Việt Nam với mong ước làm sao lật đổ chế độ thực dân và quan lại phong kiến Nam triều...

          

   Khi tiếp cận với nguồn tư liệu được nhà nghiên cứu quá cố Nguyễn Trương Đàn công bố cách đây chưa lâu từ Trung tâm lưu trữ quốc gia Hải ngoại tại thành phố Phơ-rô-van-xơ nước Pháp, chúng tôi đã thật sự bất ngờ trước khối tài liệu đồ sộ, mới mẻ và ấn chứa nhiều bí mật chưa từng được công bố về cuộc khởi nghĩa Duy Tân và các nhân vật lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, trong đó có Thái Phiên, Trần Cao Vân và chí sĩ Lê Đình Dương của Quảng Nam. Trong khối tài liệu dày 800 trang, được chụp lại nguyên bản, có nhiều tài liệu quý lần đầu được tìm thấy, như tài liệu số 204, là bức chiếu ký ngày mồng 5 tháng 5 năm 1916, bản gốc viết bằng mực son đỏ của vua Duy Tân. Trong chiếu dụ này, vị vua yêu nước Duy Tân đã ủy quyền và trao trọn niềm tin cho Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lâm Nhĩ, Lê Đình Dương cùng nhiều yếu nhân khác với vai trò lãnh đạo khởi nghĩa, trong đó Lê Đình Dương được giao trọng trách như một nhà ngoại giao của khởi nghĩa: Trách nhiệm của Lê Đình Dương là vận động số binh lính sắp được đưa sang chiến trường Châu Âu phục vu chiến tranh đang đóng ở cảng Đà Nẵng, đồng thời tìm cách liên lạc với viên đại tá người Pháp gốc Đức Harmaudes và những người lính Pháp trung lập…không đàn áp, cũng không tham gia phong trào…-Nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Q.Thắng nhấn mạnh thêm về vai trò của Lê Đình Dương trong khởi nghĩa Duy Tân 1916. Điều này cho thấy, Lê Đình Dương đóng vai trò không hề nhỏ, lại phụ trách công tác rất đặc biệt là ngoại giao, đúng với sở trường, sở học của mình.

          Chớ đem thành bại luận anh hùng

          Thạc sĩ Bùi văn Tiếng, cho rằng: Thời của Trần Cao Vân, Thái Phiên, Lê Đình Dương…đã sau cách mạng Tân Hợi 1911 nên bước đầu cũng có ý thành lập một nước cộng hòa ly khai khỏi chế độ quân chủ, nhưng sau đó các cụ chọn chế độ Quân chủ lập hiến nên đã dựa vào ngọn cờ hiệu triệu của vua Duy Tân. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức giúp cho đất nước ta thoát khỏ vòng nô lệ… Khởi nghĩa Duy Tân thất bại do nhiều nguyên nhân. Nhưng rõ ràng, đây không phải là cuộc binh biến mà là một cuộc tìm đường giải phóng dân tộc. Do đó dù không thành công nhưng đã có một tiếng vang rất lớn, đủ sức làm lung lay chế độ thực dân, phong kiến bấy giớ…-Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh-Đại học Huế nhận định. Khởi nghĩa thất bại, số phận mỗi yếu nhân lãnh đạo đều khá bi đát. Riêng Lê Đình Dương chỉ chịu án khổ sai 20 năm ở nhà tù Buôn Mê Thuộc rồi chọn cái chết bằng độc dược khi tuổi đời mới chỉ 26. Có nhiều lý giải cho sự “ưu ái” trong án xử cũng như sự lựa chọn cái chết của ông. Nhưng cũng như những bậc kiệt hiệt xứ Quảng, Lê Đình Dương trước hết là một nhà yêu nước, khí tiết của ông là sự không màn danh lợi, chọn lao khổ về mình và chọn cách tự kết liểu cuộc đời khi đại sự và lý tưởng không thành.      

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giải Cờ tướng “Mừng Đảng - Mừng Xuân”, Đại hội TDTT thị xã lần thứ X năm 2025
UBND xã Điện Trung tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Dance Kids
Tập huấn phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn
Hội thi “Bé tài năng – Sáng tạo” cấp học mầm non thị xã Điện Bàn
Hội Cựu chiến binh phường Điện Thắng Bắc tổ chức giải cờ tướng
Giải Bóng đá nữ viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Điện Bàn năm học 2024-2025
UBMTTQVN thị xã tổ chức toạ đàm về xây dựng đô thị văn minh
Điện Bàn tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW và sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW.
Bế mạc giải Cầu lông các Chi bộ Đảng xã Điện Thọ năm 2024
UBND thị xã tổng kết Đại hội TDTT cấp xã, phường năm 2024
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phạm Phú Thứ nhìn ra thế giới
Những danh nhân Điện Bàn trên đường phố Đà Nẵng
Xây dựng điểm đến du lịch bền vững
Cảng thị Kẻ Chiêm
Theo dấu thành cổ
Trung tâm VH-TT&TT-TH phối hợp với Hội Cựu chiến binh thị xã tổ chức giải Cờ tướng
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng thành tích xuất sắc trong Đại hội Thể dục thể thao
Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2022
Lễ phát động sưu tầm hiện vật, tư liệu, hình ảnh phục vụ phòng trưng bày chuyên đề “Hoằng Hoá – Điện Bàn – Nghĩa nặng tình sâu”.
Khai mạc giải bóng đá thiện nguyện tranh cúp AT Spost lần thứ I năm 2022
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm