Nội dung chi tiết

Nhà nông làm giàu nhờ nuôi ốc bươu đen
Tác giả: Hà An .Ngày đăng: 23/02/2023 .Lượt xem: 946 lượt. [In bài]
Ốc bươu đen đang là loại thực phẩm được thị trường ưa chuộng. Nuôi ốc nhồi đang là một hướng phát triển kinh tế mới, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ mô hình chăn nuôi này. Ở xã Điện Quang, ông Trần Kim trú thôn Xuân Kỳ được biết đến là nhà cung cấp giống ốc bươu đen hoặc ốc bươu đen thương phẩm.

Vốn dĩ trước đây, khu vườn nhà ông Kim đang nuôi ốc là vườn tạp, gia đình ông Kim quyết định quy hoạch, cải tạo lại, dành ra diện tích đất sản xuất rộng hơn 1.000m2. Vườn được thiết kế thành các khu hồ nuôi ốc giống - sinh sản, ấp trứng - nuôi ốc con giống, nuôi ốc thương phẩm. Chung quanh, ông còn trồng nhiều hàng ổi, phía dưới nuôi gà, vịt thả vườn để tăng thu nhập. Khu nuôi ốc có bố trí mái che theo yêu cầu kỹ thuật; sử dụng hệ thống điều tiết nước tự động trong các hồ...

Nhớ lại những ngày đầu làm mô hình là những ngày không hề dễ dàng; Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm, cùng với việc thiếu nước vào mùa hè, ốc bị nhiễm phèn dẫn đến chết hàng loạt. Không nản chí, ông Kim dành nhiều thời gian đi tìm hiểu thực tế tại các mô hình nuôi ốc bươu đen hiệu quả để làm “vốn” cho mình. Thế là, ông lại tiếp tục mua giống thả nuôi với lòng tin sẽ có hiệu quả. Nhờ đã có kinh nghiệm, vững kỹ thuật nên ốc dần phát triển và sinh trưởng tốt. Để có đầu ra ổn định, ông Kim chủ động liên kết thị trường tiêu thụ ở thị xã Điện Bàn và các huyện lân cận và tham gia các hội, nhóm nuôi ốc bươu đen để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm. Qua đó, ông đã kết nối được nhiều người có cùng chung đam mê nuôi ốc bươu đen để trao đổi kinh nghiệm, thị trường, giá cả…


  Qua nhiều vụ nuôi, ông Kim cho biết, ốc bươu đen là loài dễ nuôi, thức ăn của ốc khá đa dạng và có sẵn ở tự nhiên như rau, cỏ, củ, quả…Người nuôi cần duy trì mực nước trong hồ sâu hơn 1m và thả bèo vừa làm nguồn thức ăn vừa che nắng. Quá trình nuôi ốc trong vòng 3- 4 tháng là có thể xuất bán. Theo tìm hiểu, Ốc bươu đen sau khi nuôi từ 3 - 4 tháng đạt trọng lượng thương phẩm 25 - 30 con/kg thì có thể tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch ốc trước mùa Đông. Có thể thu tỉa bằng cách dùng thuyền đi quanh bờ ao để bắt những con to buổi sáng ốc thường nổi lên bám vào lá dọc mùng, lá sắn, rễ bèo để ăn nên việc thu hoạch rất dễ). Sau khi thu tỉa ốc to, ta có thể thả bù ốc nhỏ. Nếu thu hoạch toàn bộ thì sau khi dùng thuyền để thu, số ốc còn lại trong ao có thể tháo cạn nước ao.

“Đặc biệt, việc đầu tư con giống chỉ lần đầu, còn những lần sau ốc tự sinh sản tại chỗ. Ốc bươu đen là loài ưa sạch sẽ, chỉ sống trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm, nếu không phòng tránh tốt sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Người nuôi phải thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh”- ông Trần Kim chia sẻ thêm.

Ốc bươu đen sinh sản quanh năm, nhưng nếu để nó sinh sản tự nhiên tỷ lệ nở con đạt thấp. Để có nguồn giống chất lượng, mỗi ngày, ông Kim đều gom trứng cho vào thùng ấp. Để trứng phát triển tốt, anh thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho thùng ấp luôn đạt độ ẩm thích hợp. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ; Ốc bươu đen của trang trại dần được nhiều người biết đến. Đến nay, ốc thương phẩm, ốc giống đã cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Mỗi năm, riêng nuôi ốc mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng.

Theo ông Văn Đức Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Quang, hộ ông Trần Kim là minh chứng cho phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi do địa phương phát động. Qua đó có tác động mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo hướng chuyên canh có diện tích lớn đem lại giá trị kinh tế cao. Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu, cá nhân điển hình có quy mô sản xuất đa dạng, ổn định thích ứng với cơ chế thị trường.

Hiện tại, ông Kim cũng liên kết, tư vấn kỹ thuật cho nhiều mô hình nuôi ốc bươu đen trên địa bàn. Dự định trong thời gian tới, ông sẽ mở rộng diện tích hồ, tìm kiếm những hộ trong xã có ao hồ rộng để hợp tác, liên kết phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc bươu đen.

Bằng sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi và ý chí, quyết tâm làm giàu, dám nghĩ dám làm, ông Trần Kim đã bước đầu thành công trên con đường khởi nghiệp từ mô hình nuôi ốc bươu đen. Không chỉ góp phần hỗ trợ kinh tế cho gia đình, ông Kim còn thiệu cho nông dân các vùng lân cận, giúp giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Gia đình ông Kim được xem là tấm gương điển hình tiêu biểu của tuổi trẻ có ý chí, quyết tâm vươn lên làm giàu, góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào khởi nghiệp của địa phương.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn phát động ra quân đầu vụ sản xuất nông nghiệp Đông Xuân 2024 – 2025
Kết quả mô hình nâng cao chất lượng đàn lợn giống trong dân
Chuyện lão nông xuất sắc ở Điện Thọ
Lễ kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Y khoa Trí Tâm
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Tổ chức họp bàn giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò
Lợi ích của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2022 – 2023
Phòng chống bệnh lở mồm long móng ở gia súc
Thị đoàn Điện Bàn thăm, tặng hoa và quà chúc mừng Bảo hiểm xã hội thị xã.
Điện lực Điện Bàn khai xuân đầu năm Quý Mão 2023
Khẳng định thương hiệu
Ý tưởng khởi sự, khởi nghiệp thành công
Mai vàng vào vụ hoa Tết
Điện lực Điện Bàn với nhiều hoạt động sôi nổi tháng Tri ân khách hàng 2022
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm