A. CÂY LÚA:
I. SINH VẬT GÂY HẠI:
1. Ốc bươu vàng : Đối tượng này sinh sản nhanh thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, ốc bươu vàng gây hại chủ yếu giai đoạn lúa non mới gieo sạ.
2. Chuột: Ăn hạt giống mới gieo sạ và cắn phá kéo dài lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng - trổ.
3. Bọ trĩ - Ruồi đục nõn:
- Đợt 1: Từ 30/5 - 20/6/2023 gây hại lúa trà 1;2
- Đợt 2: Từ 25/6 - 05/6/2023 gây hại trên lúa trà muộn.
4. Sâu cuốn lá nhỏ: có các đợt
- Đợt 1: Từ 5/6 - 20/6/2023 sâu non gây hại trên lúa đẻ nhánh
- Đợt 2: Từ 30/6 - 15/7/2023 sâu non gây hại trên đứng cái - làm đòng. Đây là giai đoạn gây hại quan trọng cần chú ý phòng trừ.
- Đợt 3: Từ 25/7 - 10/8/2023 sâu non gây hại trên lúa đòng - trổ, gây trắng lá.
5. Sâu đục thân:
- Đợt 1: Từ 15/6 - 25/6/2023 sâu non gây hại lúa đẻ nhánh
- Đợt 2: Từ 30/7 - 20/8/2023 sâu non gây hại trên lúa đòng - trổ
* Chú ý các xã vùng phía Đông thị xã Điện Bàn có diện tích lúa trổ từ sau 10/8/2023 sâu đục thân sẽ gây bông bạc diện rộng.
6. Rầy nâu - Rầy lưng trắng:
- Đợt 1: Từ 10/6 - 25/6/2023 gây hại rải rác trên lúa đẻ nhánh.
- Đợt 2: Từ 05/7 - 20/7/2023 gây hại giai đoạn lúa đứng cái - làm đòng.
- Đợt 3: Từ 20/7 trở đi rầy gây hại trên lúa trổ - chín. Đây là đợt rầy phát sinh gây hại mạnh, cháy cục bộ làm ảnh hưởng đến năng suất.
II. BỆNH HẠI:
1. Bệnh khô vằn: Phát sinh gây hại từ 20/6/2023 kéo dài liên tục đến cuối vụ và gây hại mạnh từ 15/7 ở thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông. Nhất là giai đoạn từ đầu tháng 8 kéo dài đến hết tháng 8/2023.
2. Bệnh lem lép thối hạt: Bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa trổ - chín.
B. CÂY NGÔ:
1. Sâu ăn lá:
- Đợt 1: Phát sinh gây hại từ 10/6 - 20/7/2023.
- Đợt 2: Phát sinh gây hại diện rộng trong tháng 8/2023.
2. Rệp cờ: Phát sinh gây hại trong tháng 7, tập trung gây hại thời kỳ trổ cờ - phun râu.
3. Sâu đục thân ngô:
- Đợt 1: Phát sinh gây hại từ 15/6 - 15/7/2023.
- Đợt 2: Phát sinh gây hại từ 20/7 - 20/8/2023.
4. Bệnh Khô vằn:
- Đợt 1: Phát sinh gây hại từ 30/6 - 20/7/2023.
- Đợt 2: Phát sinh gây hại từ 30/7 - 05/9/2023.
5. Sâu keo mùa thu: Gây hại giai đoạn ngô 3-5 lá đến loa kèn.
C. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CẦN CHÚ Ý:
1. Bà con nông dân cần thực hiện đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa của tỉnh đề ra; dùng giống kỹ thuật để gieo sạ.
2. Tranh thủ cày ải sớm để hạn chế cỏ dại, cắt cầu nối cư trú của sâu bệnh.
3. Các địa phương tổ chức vận động nông dân ra quân diệt chuột bằng biện pháp thủ công, bẫy, bả và bắt Ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.
4. Thực hiện đầy đủ các biện pháp thâm canh, áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý dinh dưỡng 3 giảm, 3 tăng (ICM).
5. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sớm trước 40 ngày sau sạ.
6. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.
7. Đối với rau màu cần làm đất kĩ, vệ sinh đồng ruộng, áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp để hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn trong đất.