Đồng thời, do điều kiện thời tiết nắng nóng, ruộng khô nước, cỏ dại còn sót nhiều, chuột bắt đầu cắn phá mạnh. Để chăm sóc và quản lý tốt dịch hại trên đồng ruộng. Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:
1. Biện pháp chăm sóc:
- Cần be bờ giữ nước trong tình hình thời tiết nắng hạn.
- Trên các chân ruộng bị ngộ độc hữu cơ, bộ rễ kém phát triển, không bắt phân, cần bón bổ sung thêm phân DAP (1-2 kg/sào) để kích thích phát triển bộ rễ và phun phân qua lá làm lúa nhanh chóng hồi phục.
2. Biện pháp xử lý cỏ dại:
- Do thiếu nước nên nhiều diện tích xử lý thuốc tiền nảy mầm không hiệu quả, sót cỏ nhiều.
- Đối với những diện tích sạ trà 3 kiểm tra ruộng nếu sót cỏ thì xử lý thuốc hậu nảy mầm như: Butapro 550 EC,Quinix 32WP, TopShot 60OD… không để cỏ mọc lấn át lúa làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phun thuốc khi ruộng có nước 1-2cm. Sau phun cần cho nước vào ruộng giâm chân.
- Đối với diện tích sạ trà 1, 2 hiện nay lúa đã đẻ nhánh rộ, biện pháp là nhổ cỏ thủ công hoặc cắt bông khi cỏ ra bông để tránh phát tán hạt cho vụ sau.
3. Biện pháp diệt chuột:
Hiện nay, chuột đang bắt đầu cắn phá mạnh. Các địa phương cần tiếp tục thông báo nông dân biện pháp đặt bẫy, bã để diệt chuột thường xuyên trên đồng ruộng.
Đặt bẫy nên đặt vào lúc chiều tối, thu bẫy vào sáng hôm sau. Bẫy được đặt trên đường đi của chuột. Với những đám chuột cắn từng chòm vạt thì đặt trên đường đi và xung quanh vạt cắn cách xa tầm 1m vì xu hướng chuột sẽ đi theo lối mòn và cắn lan rộng ra.