Nội dung chi tiết

Cần một “bà đỡ”
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 06/08/2010 .Lượt xem: 3845 lượt. [In bài]

Tồn tại hàng trăm năm, làng nghề đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Điện Bàn) đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng, bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa - kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây làng nghề này gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Thừa thợ, thiếu... vốn

Trước năm 1975, làng nghề đúc đồng Phước Kiều sản xuất theo từng hộ và theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ, tiêu thụ trong tỉnh. Sau năm 1975, địa phương đã có nhiều chính sách hợp lý nên làng nghề đúc đồng Phước Kiều  theo đó được phục hồi. Trong những năm 1987-1988, Phước Kiều có 74 hộ sản xuất với 196 lao động/345 nhân khẩu, hằng năm sản xuất ra hơn 220 tấn sản phẩm chủ yếu là chiêng, thanh la, lư hương, đèn trầm và các sản phẩm bằng nhôm, đồng gia dụng… Thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng ra ngoài tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi và Tây Nguyên. Gần đây, do biến động về thị trường, các cơ sở sản xuất lại chưa có sự đổi mới về phương thức sản xuất, kinh doanh nên làng nghề lâm vào cảnh khó khăn. Trong đó vấn đề về vốn, thiết bị, công nghệ… gần như bế tắc.

                   Lao động ở làng nghề đúc đồng Phước Kiều ngày càng “hao hụt”.

Ông Dương Ngọc Truyền, chủ Xí nghiệp Nhôm đồng Điện Phương trăn trở: “Mặc dù có đến 28 cổ đông (18 hộ) nhưng phần lớn là lao động lớn tuổi. Việc phát huy những kinh nghiệm từ thời cha ông để lại trong làm nghề rất cần thiết, tuy nhiên nếu không có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật thì chúng tôi cũng rất khó để làm nghề chứ chưa nói gì đến phát triển nghề phù hợp với thị trường hiện nay. Hơn nữa, vấn đề về vốn để phát triển sản xuất đối với chúng tôi lại là điều kiện tiên quyết, trong khi các cổ đông trong xí nghiệp đều xuất thân từ những người thợ nên việc huy động vốn rất khó khăn”. Từ năm 2005, xí nghiệp này đã có nhiều dự án về khôi phục và phát triển làng nghề trình các cơ quan, ban ngành của tỉnh để có điều kiện vay vốn kinh doanh, sản xuất, nhưng số tiền được vay còn quá ít ỏi, với 5 hộ được xét duyệt cho vay. 

Chưa được tiếp cận với bất kỳ nguồn vốn vay ưu đãi nào, ông Dương Ngọc Thắng (Điện Bàn) bộc bạch: “Công ty chúng tôi thành lập cách đây hàng chục năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức lương ổn định. Tuy nhiên, sau khi đã đi gõ cửa các sở ban ngành để làm thủ tục vay vốn nhưng chưa được đáp ứng kịp thời, đến nay công ty cũng chỉ sản xuất cầm chừng để tồn tại, số lao động cũng phải cắt giảm nhiều, chỉ còn trên dưới 40 công nhân.

“Bà đỡ”

Làng đúc đồng Phước Kiều hiện chỉ còn 30 hộ đang sản xuất. Phần lớn là làm theo kinh nghiệm đời trước truyền lại cho đời sau, việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghề là rất hạn chế, dẫn đến hiệu quả, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao. Ông Dương Minh, chủ một cơ sở sản xuất tại Làng đúc Phước Kiều và cũng là một người thợ lâu năm tại đây cho biết: “Từ trước tới nay, duy chỉ có một lớp đào tạo nghề cho lao động làm nghề này được mở hồi tháng 10-2008 do Sở Công Thương và Trung tâm Khuyến công của tỉnh tổ chức. Ngoài ra chưa có một lớp đào tạo, hay tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nào cho lao động địa phương về lĩnh vực này”.

      Công ty TNHH Dương Ngọc Thắng giới thiệu sản phẩm làng nghề của mình.

Xuất phát từ chính những khó khăn, vướng mắc mà các cơ sở sản xuất trên địa bàn đang gặp phải, được sự đồng tình của các cơ sở sản xuất, người lao động và sự quan tâm của các cấp chính quyền, sau gần 2 năm chuẩn bị, ngày 23-10-2009, Hội nghề đúc Phước Kiều chính thức ra đời, quy tụ các doanh nghiệp, thợ có kinh nghiệm, năng lực tâm huyết với làng nghề. Đây là “bà đỡ” cần thiết để phát triển làng nghề theo hướng bền vững, trên cơ sở là đầu mối tập trung sản xuất, tiêu thụ sản phẩm  tạo nên sự liên doanh, liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển. Theo Ông Dương Ngọc Tiễn, Giám đốc Công ty TNHH Đồng Phước Kiều, việc tìm ra hướng giải quyết những khó khăn đang gặp phải, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, tiếp tục tìm kiếm thị trường, chủ động trong sản xuất hàng hóa... là vô cùng cần thiết lúc này. 

Thiết nghĩ, cùng với chủ trương xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị  các làng nghề, với sự ra đời của Hội nghề đúc Phước Kiều, đã đến lúc làng nghề truyền thống Phước Kiều cần tìm ra được hướng đi mới cho chính mình nhằm giải quyết những khó khăn đang gặp phải, thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống, qua đó kêu gọi sự đầu tư vào làng nghề. Có như vậy mới bảo tồn được truyền thống văn hóa của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và người thợ “sống” được với nghề.

MINH PHONG (Theo Báo Quảng Nam)

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Hiệu quả áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng ở huyện Điện Bàn
Điện Quang trúng đậm mùa đậu xanh
Sức bật mới trên quê hương Điện Phong
Gần 9 tỷ đồng bê tông hóa giao thông nông thôn
Hợp tác xã Dịch vụ-Sản xuất-Kinh doanh nông nghiệp 1 Điện Trung nỗ lực chống hạn
Hùng "trang trại"
Thành công từ Sơn Trang
Giá trị thực tiễn của Đề tài khoa học sản xuất nấm rơm theo phương pháp thâm canh
Triển khai mô hình nuôi cá lăng nha và cá rô đồng tại huyện Điện Bàn
Công ty Syngenta Việt Nam toạ đàm giải pháp sâu bệnh hại trên cây lúa
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm