Nội dung chi tiết

Khởi nghiệp với giống sen Oga Nhật Bản
Tác giả: Song Thanh .Ngày đăng: 02/11/2023 .Lượt xem: 529 lượt. [In bài]
Với phương châm “ly nông bất ly hương” bằng sự táo bạo dám nghĩ dám làm cùng với quyết tâm phải làm giàu trên mảnh đất quê hương, Sau 3 năm tiếp nhận giống sen Oga của Nhật Bản, anh Mai Chí Công 30 tuổi ở thôn Nông Sơn 1, xã Điện Phước đã nhân giống và bảo tồn thành công loài sen quý hiếm này đồng thời tạo ra thu nhập cho bản thân.

Tìm một con đường riêng

Hoa sen là một trong những loại cây dễ trồng và được khai thác sử dụng với nhiều mục đích như: lấy hoa trang trí, lá, củ, hạt làm thực phẩm, dược liệu và tạo vẻ đẹp cho cảnh quan, thanh lọc môi trường... Dựa vào đặc điểm của thổ nhưỡng khí hậu của vùng đất đang sinh sống, anh Công nhận thấy hoa sen thích ứng cao với đồng đất địa phương, không mất quá nhiều thời gian chăm bón. Hơn thế nữa, thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng của người dân không chỉ dừng lại ở việc lấy hoa trang trí, dùng hạt làm thực phẩm mà còn tận dụng cả lá, củ, ngó…  làm dược liệu nên cây sen được trồng phổ biến hơn. Trước đây, sen trồng trong ao, đầm thì chỉ cần trồng một lần, hết vụ sen tàn rồi sang năm đúng tiết sen đâm chồi nảy lộc

Nhớ về hành trình khởi nghiệp, anh Công không khỏi xúc động sau một lúc trầm ngâm anh chia sẻ với chúng tôi… “Tôi tuy còn trẻ nhưng sương gió cũng nhiều Nam, Bắc có đủ nên kinh nghiệm sống từ đó cũng nhiều hơn. Lúc 17 tuổi, tôi vào Sài Gòn làm nhiều nghề để mưu sinh, lúc đó bản thân đã cố gắng rất nhiều khi quyết định chọn Sài Gòn là mảnh đất khởi nghiệp đầu tiên. Sau nhiều năm bon chen nơi đất khách quê người, tích lũy được ít vốn, cuối năm 2019, tôi quyết định về quê và chọn cây sen để khởi nghiệp.


   Anh Công chia sẻ bản thân mình có duyên với loài hoa thân thuộc này; Hoa sen Oga tượng trưng cho sự cần cù, chăm chỉ và kiên cường của người dân Nhật Bản và sẽ tiếp tục kết nối hai nền văn hóa với nhiều nét tương đồng, giàu truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hoa sen cũng là biểu tượng văn hóa, đại diện cho ý chí, cốt cách của người Việt bởi dung nhan thuần khiết, tâm nhụy sáng trong, sống giữa đầm lầy mà thanh tao hương sắc, vượt lên nghịch cảnh, làm đẹp cho đời. Việt Nam và Nhật Bản cùng cội nguồn văn hóa phương Đông. Sen song hành với đời sống tín ngưỡng và văn hóa tâm linh của người Việt và người Nhật từ những chốn linh thiêng của chùa, đền, miếu, phủ đều trồng sen. Nhận thấy ruộng đồng quanh năm ngập trũng, cỏ mọc um tùm nếu làm lúa sẽ không hiệu quả, thế là năm 2020 anh dùng toàn bộ số tiền tích lũy - gần 200 triệu đồng để thuê đất, cải tạo đất ruộng của gia đình thành ao hồ và mua sen giống về trồng thử nghiệm.

 “Lúc nhỏ, tôi hay theo cha mẹ đi chăn vịt, thấy hoa sen ngoài đầm mọc và ra hoa đẹp, tôi rất yêu thích. Cùng với đó, ở Điện Bàn nhiều mô hình trồng sen làm du lịch và thu hoạch hạt để lấy hạt bán dễ có lãi” - anh Công chia sẻ thêm.

Ban đầu việc trồng sen anh gặp khó do chưa có kinh nghiệm, mặc khác ở khu vực anh sinh sống khá nhiều ốc bươu vàng và cá rô phi, đây là những loài hay ăn cây sen khi còn nhỏ. Để có kiến thức và kinh nghiệm, anh thường xuyên lên mạng tìm đọc về quy trình trồng sen và cách xử lý các loài động vật gây hại.

Dần dần, anh Công đã trồng thành công loài sen bản địa. Cùng với việc trồng sen làm kinh tế, anh Công còn làm cầu tre, thuyền nan để mỗi khi đến mùa sen nở, du khách ghé thăm và chụp hình lưu niệm. Mỗi năm doanh thu từ việc bán hạt sen và dịch vụ du lịch đem lại cho anh khoảng 60 triệu đồng/vụ. Tiếp nối thành công ban đầu, anh lấy ngắn nuôi dài để đầu tư ao sen hằng năm. Đến nay diện tích trồng sen của anh đã hơn 1ha. Tuy nhiên, việc trồng sen đang thuận lợi thì đến năm 2022 do ảnh hưởng thời tiết nên cây sen chậm phát triển, năng suất thấp, doanh thu giảm đáng kể, nhưng anh vẫn theo đuổi với loại cây trồng này.

Cũng trong tháng 1/2020, ông Nikai Toshihiro - Tổng thư ký Đảng LDP, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt đã trao tặng giống sen cổ Oga cho tỉnh Quảng Nam. Sau đó các chậu sen này được tỉnh phối hợp với thị xã Điện Bàn di thực về đầm sen của gia đình anh Công để theo dõi, chăm sóc và quản lý.

Bước đầu thành công nhờ sự kiên trì học hỏi

Anh Công nhớ lại, anh may mắn được tỉnh giao tặng khoảng 93 củ sen cổ Oga đã lên mầm trong 10 chậu. Có được giống sen quý, anh Công đào ao, khoanh vùng khoảng 500m² và trồng tách biệt sen Oga với các loại sen bản địa trong ao để tiện theo dõi.

 “Lúc mới đầu tiếp nhận sen Oga tôi vui lắm, vì biết đây loài giống sen hữu nghị giữa hai nước. Vừa mừng vừa lo, vì tôi sợ sen Nhật không thích nghi với khí hậu Việt Nam lỡ trồng không được thì tiếc lắm” - anh Công kể.

Để trồng hiệu quả giống sen Nhật, anh Công lên mạng tra cứu, tìm cách dịch sách báo để tìm hiểu nguồn gốc, kỹ thuật chăm sóc sen Nhật rất kỹ lưỡng. Từ những củ sen ban đầu, sau một thời gian trồng và chăm bón, sen Oga phát triển rất nhanh, phủ kín diện tích khoanh nuôi.


   Sen Oga dễ trồng như sen Việt, lá lên cách mặt trước khoảng 20cm thì không phát triển, khoảng 3 - 4 năm sen mới ra hoa. Để cây sen phát triển tốt, anh thường dùng phân NPK và trùn quế để bón. Mỗi năm, chính quyền thị xã hỗ trợ khoảng 20 triệu đồng để chăm sóc và bảo tồn giống sen này. Được biết, giống sen cổ Oga được tiến sĩ sinh vật học Oga Ichiro - Trường Đại học Tokyo phát hiện ra hạt giống đã vùi sâu trong lòng đất từ 2.000 năm trước, ông đã chăm sóc những hạt giống này và cho nảy mầm.

Tháng 4/2023, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam có ban hành văn bản chỉ đạo các sở ban ngành có liên quan và chính quyền thị xã Điện Bàn hỗ trợ anh Công chăm sóc, bón phân đảm bảo yêu cầu theo hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản nhằm giúp cây sen Oga ra hoa trong điều kiện đồng ruộng...

Anh Công cho hay sẽ chăm sóc tốt gót sen Oga, khi có điều kiện thuận lợi và sen ra hoa sẽ trình diễn để giới thiệu với mọi người thành quả chăm sóc giống sen đặc biệt này.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Khẩn trương đưa vào hoạt động mô hình chính quyền hai cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
Điện lực Điện Bàn nâng cấp lưới điện tiếp nhận từ 4 hợp tác xã, đáp ứng tốt nhu cầu điện của người dân
Người trẻ chung tay “giải cứu” dưa hấu cho nông dân Quảng Nam
UBND thị xã Điện Bàn tổ chức sàn giao dịch việc làm
Điện lực thực hiện chốt số lưới điện hạ áp nông thôn của các Hợp tác xã bàn giao cho ngành điện
Hội thảo đầu bờ giống lúa Hương Xuân
Phòng ngừa tình trạng lừa đảo qua các thông tin giả mạo
Đảm bảo cung cấp điện Phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Điện Bàn (29/3/1975-29/3/2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ Điện Bàn (5/4/1930- 5/4/2025); 10 năm thành lập thị xã Điện Bàn (2015-2025)
Khánh thành giai đoạn 1, Dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng Lai Nghi
Hội Nông dân thị xã phát động mô hình diệt cây mai dương
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam tập huấn chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho hội viên phụ nữ
Hội LHPN phường Điện Ngọc phối hợp tuyên truyền Luật BHYT và BHXH tự nguyện
BHXH thị xã Điện Bàn đánh giá kết quả hoạt động Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT 9 tháng đầu năm 2023
Điện Bàn - Gặp mặt kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10
Thư gửi cộng đồng Doanh nghiệp, Doanh nhân thị xã Điện Bàn của Chủ tịch UBND thị xã - Trần Úc
Bảo hiểm xã hội Điện Bàn - Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng “Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10”
Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Báo cáo kế hoạch thay đổi ngày ghi chỉ số công tơ mua bán điện về ngày cuối tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Hội thảo mô hình trồng nấm bào ngư tím
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm