Nội dung chi tiết

Một số yêu cầu trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Tác giả: Nguyệt Minh .Ngày đăng: 06/12/2023 .Lượt xem: 309 lượt. [In bài]
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra trên mọi lứa tuổi của lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Vi rút gây bệnh DTLCP có sức đề kháng cao với môi trường.

Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khoẻ, qua thức ăn nhiễm mầm bệnh, qua người, qua vật chủ trung gian, … Tuy nhiên, vi rút gây bệnh DTLCP không lây sang người, không gây bệnh cho các loài động vật khác.

Bệnh DTLCP đã xảy ra trên địa bàn thị xã Điện Bàn từ năm 2019, rải rác qua các năm cho đến nay. Bệnh làm cho lợn mắc bệnh và chết với số lượng lớn, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi lợn và ngân sách hỗ trợ của nhà nước cho việc tiêu huỷ lợn, hỗ trợ tái đàn trong chăn nuôi lợn, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái do tiêu huỷ lợn mắc bệnh, lợn chết.


   Để chủ động phòng, chống bệnh DTLCP hiệu quả, người chăn nuôi lợn, UBND các xã, phường cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch theo tinh thần Công điện số 1097/CĐ-TTg ngày 16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Cụ thể như sau:

1. Đối với người chăn nuôi:

- Thực hiện “5 KHÔNG” theo đúng quy định của Luật thú y: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.   

- Khuyến cáo áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; không sử dụng thức ăn thừa từ các nhà hàng, quán ăn chưa qua nấu chín để nuôi lợn; mua lợn có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm dịch của cơ quan thú y và thực hiện nuôi cách ly trước khi nhập đàn; vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại thường xuyên. Khi thấy lợn bệnh, nghi mắc bệnh cần báo cho chính quyền địa phương, nhân viên thú y cấp xã để xử lý kịp thời.

2. Đối với UBND các xã, phường:

- Thông tin tuyên truyền về bệnh DTLCP và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đảm bảo nguyên tắc vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

- Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn như: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển, tụ huyết trùng, phó thương hàn, …

- Đối với địa phương khi chưa xảy ra dịch bệnh:

+ Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi - đây là giải pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn.

+ Tăng cường theo dõi, giám sát triệu chứng lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh.

+ Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

+ Đối với cơ sở giết mổ: lợn đưa vào giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng, nghiêm cấm không được giết mổ lợn có biểu hiện của bệnh, đồng thời thông tin cho cơ quan chuyên môn để kiểm tra, xác minh và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đối với địa phương khi xảy ra dịch bệnh:

+ Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y, chính quyền địa phương khi phát hiện lợn, các sản phẩm của lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập vào địa bàn.

+ Tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y.

+ Khoanh vùng dịch, vùng đệm để áp dụng các giải pháp kỹ thuật cụ thể và phù hợp cho từng vùng.

+ Không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP.

+ Chính quyền và các cơ quan chuyên môn cần tổ chức thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống; xử lý ổ dịch theo đúng quy định của luật thú y và các Thông tư hướng dẫn thi hành luật; phải dừng việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn (kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín) từ nơi được xác định có mẫu dương tính với bệnh DTLCP.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Rộn ràng mùa lúa giống tại HTX Nông nghiệp 1 Điện Phước
Khởi công dự án Đường vành đai phía bắc tỉnh Quảng Nam
Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Phương tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2029
Điện Bàn, Hội thảo đầu bờ giống lúa Hương Xuân
Điện Bàn, hội thảo đầu bờ giống lúa thuần chất lượng cao VN121
Xã Điện Quang hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch chung
Đoàn công tác huyện Phước Sơn đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại thị xã Điện Bàn
Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch chung xã Điện Hoà giai đoạn đến năm 2030 và năm 2045
Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch chung xã Điện Trung giai đoạn đến năm 2030 năm 2045
Kết quả mô hình thử nghiệm giống lúa chất lượng cao BĐR57
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Phường Điện Ngọc tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
UBND phường Điện Nam Trung tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023.
Phường Điện Nam Bắc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp năm 2023
UBND xã Điên Trung tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
Trao tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác BHYT học sinh
Xã Điện Hồng tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
Hướng dẫn sản xuất đầu vụ Đông Xuân 2023 - 2024
Nông dân trồng mai cảnh vươn lên làm giàu
UBND xã Điện tiến tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.
UBND xã Điện Phong tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2023
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm