Nội dung chi tiết

TƯỞNG HOẰNG CƠ SỞ CÁCH MẠNG TRUNG KIÊN
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 11/03/2009 .Lượt xem: 3758 lượt. [In bài]

Phạm Nên

Cấm Lớn (xã Điện Tiến), những ngày kháng chiến trở thành một căn cứ địa cách mạng. Bao bọc quanh Cấm Lớn dày đặc cây gai quít và mây chằng chịt nên không có đường để đi sâu vào trong. Với địa hình như thế, Cấm Lớn trở thành nơi nương tựa  hoạt động của cán bộ thành phố Đà Nẵng, cán bộ huyện và các xã lân cận suốt cả hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù.

Ông Tưởng Hoằng, người ở thôn Châu Bí có nhà sát bìa Cấm Lớn, trở thành cơ sở cách mạng trung kiên của Đảng. Trong nhà ông Hoằng có rất nhiều hầm bí mật. Ngoài những căn hầm nằm sâu trong nhà, trong vườn, vợ chồng ông Hoằng còn âm thầm làm một số hầm mới dọc biền sông để các đồng chí Cao Sơn Pháo, Tưởng Cơ khi về họat động ở vùng này thì có nơi ẩn náu. Bà Nguyễn Thị Hủy, bà mẹ Việt Nam anh hùng, có chồng và bốn con là liệt sỹ, vợ thứ của ông Tưởng Hoằng nhớ lại: “Nhà tôi trong hai cuộc kháng chiến tính ra các chú cán bộ tỉnh, cán bộ huyện về ở lại. Bọn địch luôn dòm ngó Cấm Lớn và gia đình tôi. Nhiều lần bọn chúng (cả tay sai Pháp và Mỹ) truy lùng, tìm kiếm, băm nát Cấm Lớn để tìm hầm bí mật, tiêu diệt cơ sở cách mạng”.

Ông Nguyễn Quang Tiễn, nguyên bí thư Đảng ủy xã Điện Tiến (sau 1954 nhớ lại; Tên Trần Quốc Thái, quận trưởng quận Điện Bàn lệnh cho phát quang Cấm Lớn để Việt Cộng không còn chổ ở, không để cho Việt Cộng từ trên núi xuống làng. Trần Quốc Thái và tay chân bắt dân đốn tre, đóng cột làm bờ rào Sông Yên từ hồ Lạc Thành đến ba – ra An Trạch. Dọc theo bờ rào, chúng cho xây dựng một số hỏa đài, một hỏa đài trang bị một thùng dầu hảo, giẻ rách, mỏ bằng tre, một bị đá, để khi báo động có Việt Cộng là các hỏa đài đốt dầu hỏa nổi lửa sáng đỏ cả vùng để truy tìm Việt Cộng.

Sau cái chết của Nguyễn Hoành, một người dân bình thường, nhưng bọn địch vịn vào đó để lấy cớ trả thù cơ sở cách mạng. Ban ngày cán bộ rút vào núi Cấm làm việc, ban đêm vào làng tiếp xúc với nhân dân, cơ sở. Nhờ gài được cơ sở vào trong mâm hội đồng xã Thanh Sơn, nên kịp thời cung cấp tình hình để ta chủ động đối phó với địch. Thế nhưng bọn dịch đã cài cắm gián điệp quanh làng để theo dõi cơ sở ta và tìm cách truy bắt cơ sở và cán bộ cách mạng. Lê Láo, huyện ủy viên huyện Điện Bàn bị bắt, rồi Tưởng Hoằng cũng bị sa vào tay giặc.

Chị Tưởng Thị Nhỏ, con gái ông kể rằng: “Khi bọn giặc bắt ba tôi, bọn chúng cho lính vây quanh nhà tìm cơ sở và xăm nát cả Cấm Lớn. Mẹ tôi và cả gia đình cũng bị bọn nó bắt đánh tả tơi. Chúng đánh gãy cả cánh tay phải của cha tôi, vào thăm, hai cha con nhìn nhau mà nước mắt tuôn trào. Thấy đứa con gái cưng đến thăm, cha tôi nghẹn ngào nói: “Con ơi bọn gián điệp báo cho địch biết ba là cơ sở, nên nó đánh ba không còn chỗ chừa. Nhưng thà chết chứ ba quyết không khai đâu. Con về nói với mẹ, với mấy em, với mấy chú hãy bình tĩnh, và luôn giữ niềm tin ở ba. Mấy công sự ở trong nhà phải kiên quyết bảo vệ. Dù ba có hy sinh, ba cũng mãn nguyện là bảo vệ được cơ sở cách mạng”.

Ba tháng giam cầm, bọn địch thấy bất lực trước nghị lực, bản lĩnh cách mạng của anh nông dân Tưởng Hoằng nên chúng đưa ông ra xử bắn tại quê nhà. Dân làng Châu Bí, Diệm Sơn còn nhớ mãi cái ngày đau thương tan tóc ấy bao trùm lên mãnh đất quê hương. Mờ sáng ngày 30 tháng 3 năm 1960, tên quận trưởng Trần Quốc Thái dẫn hai con chó béc-rê, một đại đội lính Bảo An, một tổng đoàn dân vệ của Quận Điện Bàn ở khu Thanh Quýt, từ cơ quan Thanh Trung kéo lên cầu Bầu Sấu, Xuân Sơn, bắt dân quanh làng nổi trống mỏ, vang động cả làng để hô hào lên Thái Cẩm, Xuân Diệm truy bắt Việt Cộng. Vừa đi bọn chúng vừa la hét xăm hàm, kiếm hầm. Ông Nguyễn Quang Tiễn, một trong những người tận mắt chứng kiến cảnh xử bắn Tưởng Hoằng kể lại: “Để ly gián Cộng Sản, làm cho cơ sở cách mạng hoang mang, dao động, chúng chơi trò “Gắp lửa bỏ tay người”. Một trung đội lính dẫn ông Tưởng Hoằng, Lê Láo đi tới ngay nơi Nguyễn Hoành chết (đoạn Cỏ Cò sát Sông Yên) để xử bắn. Tới nơi nó trói ông Tưởng Hoằng nhưng không bịt mắt, nhưng mở trói Lê Láo. Bọn chúng dí súng carbine vào tay, bảo Lê Láo bắn ông Tưởng Hoằng. Nhưng Lê Láo không bắn. Giận quá, bọn ác ôn sai hai thằng lính đi hai bên kèm Lê Lóa ở giữa, rồi rị tay đưa ngón trỏ của Lê Láo vào đè xuống ấn cò. Còn bọn giặc thì la hét “Tù bắn tù – Việt Cộng bắn Việt Cộng”. Nghe tin chồng hy sinh, vợ ông đến xin nhận xác về chôn cất, nhưng bọn lính nổ súng bắn dọa và gào thét: “Theo cộng sản, xác xử bắn đem phơi nắng, để đó cho nó thình, nói thúi rồi mới đem chôn”. Còn dân làng tuy thương tiếc ông Hoằng nhưng bọn địch gài gián điệp theo dõi cử chỉ từng người, nên không ai dóm ngó, dám nói. Bọn nó còn trà trộn trong dân để nhử Việt Cộng, xem ai lui tới thắp hương Tưởng Hoằng là bắn ngay.

Căm thù bọn giặc và để trả thù cho chồng, cho cha, cả vợ con ông Hoằng đều tham gia cách mạng. Đến ngày toàn thắng thì gia đình ông đã cống hiến cho Tổ Quốc 5 liệt sĩ. Vợ ông bà Nguyễn Thị Hủy, bà mẹ Việt Nam anh hùng, một người phụ nữ Điện Tiến kiên cường, bất khuất, trung hậu đảm đang, chồng hy sinh, hai vai gánh nặng cả đàn con nhỏ hai đời người một đứa (ba trai, tám gái) nhưng trong suốt hai cuộc kháng chiến bà là cơ sở cách mạng, là một cán bộ giao liên tuyệt đối trung thành với đảng.

Ông Tưởng Cơ, người cháu gọi ông Hoằng là chú, hai người cùng hoạt động với nhau, khi nhắc đến tấm gương Tưởng Hoằng đã hết lời khen ngợi: “Một người nông dân không biết chữ nhiều, không đảng viên, không phải cán bộ, chỉ là cơ sở mà bản lĩnh cách mạng như chú Hoằng là quá đăc biệt. Tộc chúng tôi rất đỗi vinh dự có một người nhứ thế. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, chú tôi làm cái gì cũng giỏi giang. Đặc biệt là thợ tre, buổi sáng ra vườn đốn gốc tre, đến chiều là ông che nan đan xong cái nong. Mỗi khi con cháu ngồi nhắc đến chú Hoằng, lòng đầy khâm phục, ai ai cũng rưng rưng, nhớ nhung, thương tiếc…”

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
NHÀ LAO VĨNH ĐIỆN
NHÀ YÊU NƯỚC LÊ ĐÌNH DƯƠNG
NHÀ YÊU NƯỚC PHAN THÀNH TÀI
BÀI THƠ CA NGỢI ĐỒNG CHÍ ĐINH TÙNG
BÀI THƠ THƯ NHÀ
MỘT HỘI PHÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
CÁI CHẾT NGHIỆT NGÃ CỦA PHẠM XANG
BA MẸ CON CÙNG MỘT CHI BỘ
GƯƠNG BẤT KHUẤT CHỐNG TỐ CỘNG
RA ĐI … QUYẾT TỬ !
    
1   2   3   4  
    
Các tin cũ hơn:
Ý CHÍ NGƯỜI ANH HÙNG
CHI BỘ MANG TÊN ANH
TRỊNH QUANG XUÂN – SÁNG NGỜI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
VÕ TIẾN, MỘT NHÂN CÁCH
THÂN KIỂN - NGƯỜI CÁCH MẠNG KIÊN CƯỜNG
LỜI NGƯỜI Ở LẠI
NGUYỄN VĂN TRIẾT - LAO TÙ LÀ NƠI TRUI RÈN Ý CHÍ
KHI RƠI VÀO TAY GIẶC
THÂN KIỀM BẤT KHUẤT
TỬ NGỤC CHÍN HẦM
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm