Nội dung chi tiết

TRẦN VĂN PHÙNG – NGƯỜI CHIẾN SĨ BẤT KHUẤT
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 11/03/2009 .Lượt xem: 3503 lượt. [In bài]

Đỗ  Tha

Trong ngày Hội kỷ niệm 30 năm giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước, giữa sắc màu rực trời của băng cờ, biểu ngữ khắp các đường làng,  thôn xóm, tôi về Điện Phong. Hòa trong đoàn người mừng lễ chiến thắng, tôi như bắt gặp trong các ánh mắt, gương mặt với những ký ức khó quên về những tháng năm đối mặt với quân thù. Cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đầy gian khổ nhưng rất đổi oai hùng, nhớ lại bao tấm gương chiến sĩ cách mạng gan dạ, những người tù yêu nước, bất khuất. Tôi đã tìm gặp người thân, gia đình, đồng đội của anh Trần Văn Phùng, nghe kể về câu chuyện một chiến sĩ cách mạng gan dạ, kiên trung.

Trần Văn Phùng sinh năm 1956, con ông Trần Văn Thảng, nguyên là Chủ tịch UBND xã Điện Phong. Mẹ anh, bà Đỗ Thị Ninh, có ba người con hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Trần Văn Phùng sinh ra và lớn lên trong lúc nước nhà tạm thời bị chia cắt. Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn phục vụ cho tuyền tuyến lớn tại chiến trường miền Nam chống Mỹ. Trong những năm phong trào cách mạng còn nhiều khó khăn, vùng đất Gò Nổi trong đó có Điện Phong – quê hương anh – cũng như nhiều nơi khác, kẻ thù thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng” rồi dồn dân, lập ấp, đánh phá ác liệt, dập tắt phong trào cách mạng trong nhân dân. Năm 1965, phong trào cách mạng ở Điện Phong được mở ra, anh Trần Văn Phùng tham gia du kích xã Điện Nhơn, hàng ngày đào hầm ngụy trang, rào làng chiến đấu. Đến khi chiến tranh lan ra quyết liệt, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, anh Phùng lên đường tham gia bộ đội địa phương huyện Điện Bàn, đơn vị Q82. Cầm cây súng ở đơn vị mới, anh vô cùng sung sướng, tự hào, nguyện sẽ giết được nhiều tên giặc để trả thù cho quê hương, cho ba người thân trong gia đình anh bị giặc sát hại. Đồng thời còn nhớ mãi lời anh: Đi bộ đội để đánh giặc giải phóng cho nhân dân, nếu còn một tên xâm lược thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Cứ mỗi lần xuất quân ra trận, anh thường nâng cao cây súng với tâm niệm “Một xanh cỏ, hai đỏ ngực”. Chiến công anh ngày càng nối tiếp chiến công. Đến đợt chuẩn bị tiến công Tết Mậu Thân năm 1968, anh được bổ sung vào đơn vị C3 Tiểu đoàn R20, hoạt động chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau những lần chiến đấu gan dạ, anh được kết nạp Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam với cấp bậc lúc ấy là quân hàm thiếu úy – Trung đội trưởng. Trận tấn công đợt 2 (1968), trong lần đột nhập vào yết hầu của địch tại quận lỵ Điện Bàn (Vĩnh Điện), không may anh bị thương nặng và bị địch bắt làm tù binh. Giặc đưa anh vào nhà tù Non Nước với bao cực hình tra tấn dã man. Trước thái độ kiên trung của anh, địch không thể nào khai thác được các hoạt động của cách mạng. Cuối cùng, chúng đày anh ra làm tù binh ở Đảo Phú Quốc, giam tạ khu A, M2. Nơi đây, anh dã nhiều lần tham gia đấu tranh chống sự hà khắc của nhà tù. Anh được tín nhiệm cử làm Bí thư chi đoàn Thanh niên xung kích phòng M2. Mặc dù trong cảnh tù đày đầy hy sinh gian khổ, song anh vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan cách mạng, thường xuyên làm tốt công tác động viên, giáo dục thanh niên, đồng đội giữ vững niềm tin thắng lợi, giữ tròn khí tiết cách mạng.

Một hôm nọ, sau khi làm lễ kết nạp Đoàn viên tại phòng M2, cũng là thường lệ, bọn địch kéo đến lục soát phòng anh. Giặc dùng cây sắt xăm nát, tìm kiếm khắp phòng, thoạt nhiên, chúng tìm ra xấp tài liệu có tên và chữ ký của anh đang chôn dưới sạp nằm. Bọn giặc bắt anh đến phòng khai thác, cố tìm ra đầu mối người lãnh đạo trong tù, trong ba ngày đêm ròng rã, từ dụ dỗ đến mua chuộc, rồi dàn áp. Bọn cai ngục thay phiên nhau tra tấn đủ kiểu nhưng anh một lòng quyết chí, một mực không khai. Anh còn lên án bọn côn đồ tay sai, vạch mặt bọn tiếp tay cho đế quốc bán nước. Trước những lời lẽ sắc bén của anh, bọn giặc nhẫn tâm đánh anh chết ngay trên phòng tra tấn tại nhà ngục Phú Quốc.

Anh Phùng bị giặc giết. Cả tù binh khu A và các khu biệt lập Phú Quốc nổi dậy đấu tranh:

Cả nhà giam Phú Quốc rộn lên không khí đấu tranh bất bạo động, toàn nhà tù hưởng ứng tuyệt thực 3 ngày để phản đối hành động giết người vô nhân đạo của bè lũ tay sai chúa Đảo. Toàn nhà tù làm lễ truy điệu và đưa thi hành anh an táng tại khu mả tù Phú Quốc.

Sự hy sinh của anh Trần Văn Phùng đã thể hiện được đức tính cao cả và lòng kiên trung bất khuất trước kẻ thù, càng nung nấu thêm lòng căm thù sâu sắc cho hàng ngàn đồng chí, đồng đội đang bị xích xiềng tại ngục tù đen tối đầy đau thương tại hải đảo Phú Quốc đầy tội ác này.

 

                  (Ghi theo lời kể của anh Tâm và đồng đội trong nhà tù Phú Quốc).

[Trở về]
Các tin mới hơn:
NHÀ LAO VĨNH ĐIỆN
NHÀ YÊU NƯỚC LÊ ĐÌNH DƯƠNG
NHÀ YÊU NƯỚC PHAN THÀNH TÀI
BÀI THƠ CA NGỢI ĐỒNG CHÍ ĐINH TÙNG
BÀI THƠ THƯ NHÀ
MỘT HỘI PHÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
CÁI CHẾT NGHIỆT NGÃ CỦA PHẠM XANG
BA MẸ CON CÙNG MỘT CHI BỘ
GƯƠNG BẤT KHUẤT CHỐNG TỐ CỘNG
RA ĐI … QUYẾT TỬ !
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUẢ CẢM !
NHỚ MÃI TẤM GƯƠNG PHAN ĐỜN
TƯỞNG HOẰNG CƠ SỞ CÁCH MẠNG TRUNG KIÊN
Ý CHÍ NGƯỜI ANH HÙNG
CHI BỘ MANG TÊN ANH
TRỊNH QUANG XUÂN – SÁNG NGỜI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
VÕ TIẾN, MỘT NHÂN CÁCH
THÂN KIỂN - NGƯỜI CÁCH MẠNG KIÊN CƯỜNG
LỜI NGƯỜI Ở LẠI
NGUYỄN VĂN TRIẾT - LAO TÙ LÀ NƠI TRUI RÈN Ý CHÍ
    
1   2  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm