Nội dung chi tiết

Lùn sọc đen - loại bệnh nguy hiểm đối với lúa đã xuất hiện ở huyện Điện Bàn
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 22/09/2010 .Lượt xem: 5879 lượt. [In bài]

- Thị Nguỵệt-

Điện Bàn là huyện có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn, với hơn 5.600 ha canh tác trong đó: 1.000 ha sản xuất lúa giống. Những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện mà trực tiếp là ngành nông nghiệp các địa phương, các HTX NN đã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng nên các vụ mùa đều thắng lợi.

Nhìn chung việc quản lý các đối tượng dịch hại trên địa bàn là tương đối tốt. Tuy nhiên, vào cuối vụ Hè Thu 2010, theo kết quả xét nghiệm mẫu lúa của Viện Bảo vệ thực vật tại cánh đồng xã Điện Hoà dương tính với virut gây bệnh lùn sọc đen, mặc dù mức độ gây hại là không lớn. 

Để đảm bảo thắng lợi cho sản xuất nông nghiệp năm 2011, nhất là vụ Đông Xuân 2010-2011 việc phòng trừ lùn sọc đen phải được tập trung chỉ đạo ngay bây giờ. Để giúp các ngành, các địa phương tổ chức triển khai phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen đạt kết quả cao nhất ngành nông nghiệp xin được thông tin tình hình, tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen :

* Tình hình nhiễm bệnh lùn sọc đen:

Trên thế giới và trong nước: bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện ở Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Tại Trung Quốc xuất hiện năm 2002 gây hại nặng vào năm 2007 tại đảo Hải Nam và một số tỉnh phía nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam bệnh này đã xuất hiện, năm 2009 cả nước có gần 45.000 ha lúa bị bệnh nặng, gây hại tại 24 tỉnh, thành, mất trắng hơn 33.000 ha. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu trị virut này trên cây lúa.

Ở Quảng Nam (tính đến ngày 18/01/2010): bệnh lùn sọc đen đã gây hại cục bộ trên lúa nước trời với diện tích 22,85 ha, cụ thể: tại huyện Đại Lộc: 9,2 ha, diện tích đã tiêu huỷ: 8,55 ha; huyện Duy Xuyên: 4 ha, diện tích đã tiêu huỷ: 3,6 ha; huyện Nông Sơn: 9,65 ha, diện tích đã tiêu hủy: 700 m2. Trên diện tích ruộng bị bệnh vẫn còn nhiều loại rầy sinh sống, chích hút, khả năng lây lan, gây hại rất cao.

Đặc biệt tại cánh đồng thuộc xã Duy Hoà - Duy Xuyên vụ Đông Xuân năm 2009-2010 trên đồng ruộng cây lúa bị nhiễm bệnh cả vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen. Đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ, nếu không kịp thời ngăn chặn, dập tắt, bệnh sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với sản xuất.

Trên địa bàn huyện Điện Bàn năm 2008-2009 bệnh lùn sọc đen đã có dấu hiệu xuất hiện trên địa bàn huyện nhưng các ngành chức năng chưa có kết luận chính thức về hiện tượng lúa bị bệnh lùn sọc đen. Đến vụ Hè Thu năm 2010, tại xã Điện Hoà bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện cục bộ trên cánh đồng  Rộc thuộc thôn Hà Tây (2 ha với tỷ lệ 5-7%) và cánh đồng Bà Thủ thôn Xóm Bùng (1 ha với tỷ lệ 4-5%), ngoài ra vùng phụ cận có nguy cơ bị lây nhiễm là 15 ha.

* Nguyên nhân gây bệnh:

Theo tài liệu của các nguồn tin cậy trong nước thì bệnh lùn sọc đen do một loại virut thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviride gây ra. Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng, cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh, rầy lưng trắng sau khi đã chích hút nhựa cây bị bệnh mang virut có thể truyền virut gây bệnh đến khi chết.

Ngoài cây lúa, bệnh lùn sọc đen còn gây hại trên ngô, cỏ lồng vực, cỏ chát, cỏ đuôi phụng, vì các cây này là ký chủ của rầy lưng trắng và cũng là nguồn chứa virut để rầy lưng trắng truyền sang cây lúa. Bệnh cũng có thể lưu tồn trên lúa chét của cây lúa bị bệnh trước đó. Virut gây bệnh tồn tại trong cơ thể rầy lưng trắng sống qua Đông hoặc di chuyển rất xa theo gió và bão để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng khác hoặc vụ tiếp theo.

* Đặc điểm chung của bệnh lùn sọc đen:

Bệnh không truyền qua hạt giống, không truyền qua đất, nước, không truyền qua vết thương cơ giới, không truyền theo gió và nước mưa, không truyền qua trứng rầy, bệnh chỉ lây lan qua môi giới là rầy lưng trắng.

Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa nhưng khi cây lúa còn nhỏ rất khó phát hiện (đặc biệt trên chân ruộng bị bệnh cục bộ), đến khi lúa trổ triệu chứng bệnh xuất hiện rõ rệt, ở các tỉnh phía Bắc và tỉnh Quảng Nam bệnh xuất hiện trên cây lúa chủ yếu là bệnh lùn sọc đen, đây là dấu hiệu rất đáng quan tâm cho các nhà quản lý và nhà chuyên môn.

Qui luật phát sinh thay đổi của rầy: trong vụ, rầy phát sinh sớm hơn và trên diện rộng. Theo nghiên cứu và điều tra thì hầu hết các giống lúa trong cơ cấu của tỉnh ta đều bị nhiễm rầy.

* Triệu chứng gây hại:

Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường, lá bị bệnh xoăn ở đầu lá, hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.

              Triệu chứng của bệnh sọc đen

Từ giai đoạn làm đòng và khi có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen (rất dễ nhận thấy u sáp khi dùng tay vuốt nhẹ thân). Cây lúa bị bệnh nặng không trổ bông được hoặc trổ bông không thoát, hạt thường bị đen.

Ở bất kỳ giai đoạn nào của cây lúa khi ta quan sát trên đồng ruộng thấy xuất hiện rầy lưng trắng.

Những công việc mà các nhà quản lý và nhà chuyên môn ở huyện ta đã làm và sẽ làm trong thời gian đến :

Ngay từ đầu vụ Đông – Xuân 2009-2010 huyện đã thành lập Ban chỉ đạo phòng từ bệnh vãng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa, ngô; xây dựng và triển khai phương án phòng, trừ rầy nâu, rầy lưng trắng và ngăn ngừa xử lý bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen hại lúa, ngô trên địa bàn huyện, dướng dẫn bà con nông dân xã Điện Hòa ( nơi phát hiện bệnh lùn sọc đen ) xử lý rầy trên diện tích bị bệnh và vùng phụ cận có nguy co lây nhiễm bệnh.

Trong các năm đến, đặc biệt là vụ Đông - Xuân 2010-2011, vụ Hè - Thu 2011, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi trên chân ruộng đã bị bệnh và có phương án phòng trừ ngay từ đầu vụ, hướng dẫn địa phương chấp hành đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống của tỉnh; tiến hành cày đất phơi ải hoặc làm dầm sau khi đã thu hoạch lúa, phải đảm bảo thời gian cách ly giữa hai vụ ít nhất 20-30 ngày; không để lúa chét tồn tại trên ruộng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ (dọn sạch cỏ trong ruộng và quanh bờ ruộng, bờ mương dẫn nước trước khi gieo sạ...); bón vôi, bón phân hữu cơ để cải tạo đồng ruộng; sử dụng giống tốt, giống kháng rầy hoặc ít nhiễm rầy; không làm thóc thịt làm giống; áp dụng chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); triển khai nhân rộng mô hình ICM  “3 giảm, 3 tăng” (giảm: giống, phân đạm, thuốc bảo vệ thực vật; tăng: năng suất, chất lượng, hiệu quả) trên các cánh đồng này; tập huấn về nhận biết, phòng trừ bệnh lùn sọc đen trên toàn huyện, hướng dẫn nông dân xử lý rầy và bệnh kịp thời để không lây lan ra diện rộng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho Nhà nước và nông dân.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra, khi phát hiện thấy bệnh lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá đề nghị cá nhân, tổ chức, thông tin báo cáo về Trạm Bảo vệ thực vật ( qua số điện thoại 0510.3869182),  Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện (qua số điện thoại: 0510.3867206 để kịp thời hướng dẫn xử lý.

                    

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
Làm giàu trên mảnh đất quê
Phân vùng cho máy gặt đập liên hợp
Giống bắp SSC năng suất đạt bình quân 70-75 tạ/ha
Điểm sáng ở một vùng quê
Người phụ nữ làm kinh tế giỏi trên quê hương cát trắng
Khảo nghiệm, đánh giá một số giống lúc triển vọng trên địa bàn huyện Điện Bàn.
Những người phụ nữ đảm đang
Đưa hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa Khu vực Quảng Nam vào khai thác, sử dụng
Cần một “bà đỡ”
Hiệu quả áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng ở huyện Điện Bàn
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm