Nội dung chi tiết

Bệnh dại chỉ có thể phòng bằng tiêm ngừa
Tác giả: Minh Diễm .Ngày đăng: 15/10/2024 .Lượt xem: 134 lượt. [In bài]
Khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu bệnh dại thì việc điều trị chỉ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn trước khi tử vong. Hiện chưa có phương pháp y học cổ truyền, bài thuốc dân gian nào có thể phòng và điều trị bệnh dại. Việc duy nhất phải làm đó là đến cơ sở y tể để được tiêm ngừa và xử trí vết thương đúng cách.

1. Những dấu hiệu của người bị bệnh dại là gì?

- Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

- Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp)

- Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày

- Sợ nước (chứng sợ nước)

- Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí

- Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra

- Tức giận, bứt rứt và trầm cảm

- Tăng động

- Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng.

2. Khi phát bệnh dại, bệnh nhân được điều trị thế nào?

Không có phương pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Bệnh nhân gần như tử vong sau vài ngày phát bệnh. Chúng ta hầu như không thể làm được gì, ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.

Giữ bệnh nhân trong một căn phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ như tiếng ồn lớn, không khí lạnh) vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật. Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ để tránh vết cắn hoặc tiếp xúc với nước bọt có chứa vi rút dại.

3. Bệnh dại không thể được điều trị bằng các biện pháp dân gian?

Đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng các biện pháp y học cổ truyền, bài thuốc dân gian mà không tiêm ngừa.

Việc duy nhất phải làm khi bị chó mèo cắn, cào đó là đến cơ sở y tế để được tiêm ngừa và xử trí vết thương đúng cách. Đây là biện pháp duy nhất bảo vệ bạn trước bệnh dại.

4. Tiêm vắc-xin phòng dại có an toàn không?

Có, vắc xin phòng bệnh dại là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Những lo lắng về vắc xin dại gây bệnh dại là không chính xác. Tất cả các loại vắc-xin dại cho người đều đã được bất hoạt cũng như trải qua một loạt các kiểm định về chất lượng như: hiệu lực, độc tính, độ an toàn và vô trùng. Việc tiêm phòng bệnh dại không thể gây bệnh dại.

Những lo lắng, đồn thổi về vắc-xin phòng bệnh dại có thể khiến mất trí nhớ cũng không chính xác. Theo Bộ Y tế, hàng năm trung bình có khoảng 400.000 người đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn trong vòng 5 năm gần đây, không có phản ứng phụ nặng sau tiêm nào được ghi nhận.

5. Nếu bị chó mèo của nhà cắn thì có cần tiêm vắc xin không?

Cần, bạn cần đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm ngừa dù chó mèo cắn bạn vẫn đang được theo dõi tình hình sức khỏe. Ở những nước có tỉ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo thì cần bắt buộc phải tiến hành điều trị và theo dõi chó/mèo gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày.

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, thì việc bạn tiêm vắc xin vẫn có ý nghĩa quan trọng. Vắc xin lúc này sẽ giúp bạn dự phòng trước phơi nhiễm, tức là sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Nguồn tin: Cục Y tế dự phòng. Báo sức khỏe đời sống
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Công văn về việc tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Các tin cũ hơn:
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Nam làm việc với thị xã Điện Bàn về công tác phòng, chống bệnh Dại
Những điều người nuôi chó, mèo cần biết
Cảnh báo giả mạo văn bản của Sở Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm
Bệnh ho gà và những điều cần biết
Bệnh Sởi và các phòng ngừa
Bệnh Dại - Không thể chủ quan
Hướng dẫn xử lý nước hộ gia đình bằng các biện pháp đơn giản
Hướng dẫn phòng chống bệnh mùa mưa lũ
Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam tặng 84 suất quà cho bệnh nhân chạy thận
Hội Đông y thị xã Điện Bàn tổ chức hội thảo chuyên đề “Bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại địa phương
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm