Tải về: vv tăng cường pc bệnh dại t11.signed.pdf
1. Đề nghị Trung tâm Y tế thị xã
- Kịp thời chia sẻ thông tin với cơ quan thú y cùng cấp ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh Dại hoặc nghi mắc bệnh Dại cắn, cào; tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân ổ dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Tổ chức điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định của Bộ Y tế tại Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người được ban hành kèm theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Cụ thể: Tối thiểu mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm phòng dại; Điểm tiêm phòng dại thực hiện nhiệm vụ điều tra, giám sát, điều trị dự phòng cho những người bị động vật nghi dại cắn, tiêm phòng bệnh dại cho người có nguy cơ cao; điểm tiêm phòng dại đảm bảo chế độ trực ngoài giờ để xử lý kịp thời các trường hợp phơi nhiễm với vi rút dại).
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên y tế xã, phường, nhân viên y tế thôn bản về giám sát và phòng, chống bệnh Dại (Nếu cần có thể đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cử báo cáo viên báo cáo nội dung cho lớp tập huấn).
2. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm VHTT-TTTH thị xã Phối hợp với ngành Y tế, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng; hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn, cào; nếu bị chó, mèo cắn, cào cần xử lý vết thương theo hướng dẫn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam hay “đi cào”. Tuyên truyền đến chủ nuôi chó, trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, phải chịu chi phí cho việc nuôi dưỡng, trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại và chịu mọi chi phí tiêu hủy chó, mèo mắc bệnh Dại theo quy định của pháp luật.
3. Văn phòng HĐND&UBND thị xã
- Phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã theo dõi, kiểm soát tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã; kịp thời tham mưu UBND thị xã văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại đạt hiệu quả.
- Đôn đốc, tổng hợp tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã, báo cáo kịp thời cho UBND thị xã và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.
- Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp danh sách các trường hợp “cào” hoặc điều trị thuốc nam cho người bị chó cắn trên địa bàn thị xã gửi về Sở Y tế đúng thời gian quy định.
4. Đề nghị UBMTTQVN thị xã và các hội, đoàn thể thị xã Phối hợp với ngành Y tế triển khai tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh Dại.
5. UBND các xã, phường
- Chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể ở xã, phường tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh nói chung và bệnh Dại nói riêng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân.
- Rà soát, lập danh sách các trường hợp “cào” hoặc điều trị thuốc nam cho người bị chó cắn tại địa phương gửi về UBND thị xã (qua Văn phòng HĐND&UBND thị xã) trước ngày 06/12/2024.2. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm VHTT-TTTH thị xã Phối hợp với ngành Y tế, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng; hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn, cào; nếu bị chó, mèo cắn, cào cần xử lý vết thương theo hướng dẫn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam hay “đi cào”. Tuyên truyền đến chủ nuôi chó, trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, phải chịu chi phí cho việc nuôi dưỡng, trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại và chịu mọi chi phí tiêu hủy chó, mèo mắc bệnh Dại theo quy định của pháp luật. 3. Văn phòng HĐND&UBND thị xã - Phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã theo dõi, kiểm soát tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã; kịp thời tham mưu UBND thị xã văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại đạt hiệu quả. - Đôn đốc, tổng hợp tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã, báo cáo kịp thời cho UBND thị xã và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. - Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp danh sách các trường hợp “cào” hoặc điều trị thuốc nam cho người bị chó cắn trên địa bàn thị xã gửi về Sở Y tế đúng thời gian quy định.2. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm VHTT-TTTH thị xã Phối hợp với ngành Y tế, Phòng Kinh tế, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng; hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn, cào; nếu bị chó, mèo cắn, cào cần xử lý vết thương theo hướng dẫn và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam hay “đi cào”. Tuyên truyền đến chủ nuôi chó, trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, phải chịu chi phí cho việc nuôi dưỡng, trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại và chịu mọi chi phí tiêu hủy chó, mèo mắc bệnh Dại theo quy định của pháp luật. 3. Văn phòng HĐND&UBND thị xã - Phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã theo dõi, kiểm soát tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã; kịp thời tham mưu UBND thị xã văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại đạt hiệu quả. - Đôn đốc, tổng hợp tình hình bệnh Dại trên địa bàn thị xã, báo cáo kịp thời cho UBND thị xã và Sở Y tế tỉnh Quảng Nam. - Theo dõi, đôn đốc và tổng hợp danh sách các trường hợp “cào” hoặc điều trị thuốc nam cho người bị chó cắn trên địa bàn thị xã gửi về Sở Y tế đúng thời gian quy định.
|