Nội dung chi tiết

Dự báo tình hình sinh vật gây hại trên cây trồng vụ Đông Xuân 2024 - 2025
Tác giả: Trung tâm KTNN thị xã .Ngày đăng: 12/12/2024 .Lượt xem: 63 lượt. [In bài]
Căn cứ vào quy luật phát sinh, phát triển của các đối tượng dịch hại trong vụ Đông Xuân nhiều năm; Điều kiện khí hậu, thời tiết trong và số liệu điều tra sâu bệnh chuyển vụ và ký chủ trên đồng ruộng vụ Đông Xuân 2024 – 2025; Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp thị xã Điện Bàn dự báo thời gian phát sinh, sinh vật gây hại của một số loại sâu bệnh chính trên cây trồng như sau:

A. ĐỐI VỚI CÂY LÚA:

I. SINH VẬT HẠI:

1. Ốc bươu vàng: Gây hại lúa giai đoạn mới gieo sạ.

2. Tuyến trùng rễ: Phát sinh gây hại giai đoạn mạ, chú ý trên đất thịt nặng, nghèo dinh dưỡng.

3. Bọ trĩ: Từ 10/01/2025- 20/01/2025 gây hại diện rộng trên lúa chính vụ và kéo dài đến giữa tháng 02 trên lúa sạ muộn.

4. Chuột:

Cần quan tâm và phòng trừ tốt ngay từ đầu vụ, có 02 đợt gây hại mạnh như sau:

- Đợt 1: Từ 30/12/2025 chủ yếu ăn hạt giống mới sạ.

- Đợt 2: Từ 30/01/2025 cắn phá lúa đẻ nhánh rộ đại trà và kéo dài đến giai đoạn đòng - trổ.

5. Sâu cuốn lá nhỏ: có các đợt sau

- Đợt 1: Từ 20/01 - 05/02/2025 gây hại trên lúa đẻ nhánh.

- Đợt 2: Từ 25/02 - 10/3/2025 sâu non gây hại trên lúa đứng cái - làm đòng, cục bộ có nơi mật độ cao, gây trắng lá.

- Đợt 3: Từ 20/3 - 10/4/2025 sâu non gây hại trên lúa trổ, trà muộn (làm đòng)

  6. Sâu đục thân: Có các đợt bướm sau:

- Đợt 1: Từ 25/12/2024 - 10/01/2025, sâu non gây dảnh héo trên lúa chính vụ trà 1.

- Đợt 2: Từ 30/01 - 20/02/2025, sâu non gây dảnh héo trên lúa trà 2, 3 và lúa sạ muộn.

- Đợt 3: Từ 15/3 - 30/3/2025, sâu non gây bông bạc trên lúa trổ. Đây là đợt sâu đục thân rất quan trọng.

 7. Rầy nâu -  Rầy lưng trắng: Có các đợt gây hại chính sau:

- Đợt 1: Từ 10/02 - 30/02/2025 phát sinh diện rộng và hại mạnh từ cuối tháng 02 sang đầu tháng 3/2025.

- Đợt 2: Từ 10/3 - 25/3/2025 và kéo dài đến 15/4/2025, gây hại trên lúa trổ, vào chắc, cục bộ có nơi mật độ cao, gây cháy chòm.

8. Bọ xít đen: Gây hại từ lúa giai đoạn đẻ nhánh - trổ, chín; có các đợt cao điểm sau:

- Đợt 1: Từ 15/01 - 25/01/2025, gây hại trên lúa đẻ nhánh.

- Đợt 2: Từ 20/02 - 25/3/2025, gây hại lúa đòng - trổ, cục bộ có nơi mật độ cao.

Cần chú ý những vùng đã có bọ xít đen gây hại trong các vụ trước (Điện Minh, Điện An, Điện Ngọc).


    II. BỆNH HẠI:

1. Bệnh đạo ôn: Thường gây hại trên những giống nhiễm, ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, bệnh phát sinh gây hại 02 đợt chính sau:

- Đợt 1: Từ 10/2 - 20/2/2025 phát sinh gây hại trên lá.

- Đợt 2: Từ 15/3 - 05/4/2025 phát sinh gây hại mạnh trên lá, cổ lá đòng, cổ bông và cổ gié. Đặc biệt chú ý các giống nhiễm nặng như BC15, TBR225, Đài Thơm 8...

2. Bệnh khô vằn : Phát sinh từ 20/02/2025 kéo dài đến cuối vụ và gây hại mạnh ở thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông.

3. Bệnh lem lép thối hạt: Phát sinh từ 20/3/2024 giai đoạn lúa trổ - chín. Lưu ý các giống dễ mẫn cảm với thời tiết rét lạnh, trổ gặp mưa như BC15, Đài Thơm 8, Thiên ưu 8.

4. Bệnh thối thân: Phát sinh từ 20/02/2025 trở đi và hại tập trung trong tháng 3/2025.

          B. ĐỐI VỚI CÂY MÀU:

          I. CÂY NGÔ:

1. Sâu xám, sùng hại rễ: Gây hại thời kỳ cây con từ 15/12/2024 - 15/02/2025 (hại ngô sớm trong tháng 12/2024, ngô chính vụ và ngô muộn trong tháng 01/2025 đến 15/02/2025, có thể kéo dài đến cuối tháng 02/2025).

2. Sâu keo mùa thu: Gây hại trên ngô giai đoạn cây con trong tháng 12/2024, sau đó tiếp tục gây hại đại trà trong tháng 01 - 02/2025 và kéo dài đến 30/3/2025 (trên ngô trổ cờ - cho quả), đặc biệt chú ý trên các giống ngô nếp, ngô ngọt tại các vùng đã phát hiện sâu keo mùa thu các năm trước.

3. Rệp cờ: Phát sinh từ đầu tháng 02 - 15/3/2025, hại giai đoạn trổ cờ, phun râu.

4. Sâu đục thân, đục quả: Có các đợt gây hại:

- Đợt 1: Từ 10/02 - 25/02/2025, gây hại rải rác.

- Đợt 2: Từ 15/3 - 10/4/2025, gây hại diện rộng giai đoạn ngô trổ cờ - có quả.

5. Bệnh khô vằn: Phát sinh từ 10/02 - 15/4/2025, gây hại diện rộng trong tháng 3/2025.

6. Bệnh thối thân vi khuẩn: Gây hại cục bộ từ cuối tháng 12/2024 - 15/3/2025.

Ngoài ra, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại cục bộ.

II. CÂY LẠC:

1. Sâu xám: Phát sinh trên lạc sớm từ giữa tháng 12/2024, gây hại cục bộ trên lạc chính vụ trong tháng 01/2025 và hại lạc muộn đến cuối tháng 02/2025.

2. Rệp muội (rầy mềm): Gây hại cục bộ từ cuối tháng 01 - 3/2025.

3. Sâu xanh, sâu khoang: Có hai đợt chính:

- Từ 15/12/2024 - 10/01/2025: Phát sinh gây hại trên lạc tỉa sớm.

- Từ 10/02 - 05/3/2025: Gây hại trên lạc chính vụ, cục bộ có nơi mật độ cao.

4. Bệnh lở cổ rễ: Phát sinh trên lạc sớm từ 05/12/2024, gây hại cục bộ trên lạc chính vụ từ 05/01 - 05/02/2025 và kéo dài đến 15/02/2025 (hại lạc muộn).

5. Bệnh mốc trắng, mốc đen: Phát sinh từ 05/01/2025, cao điểm gây hại trong tháng 02 và kéo dài đến cuối tháng 3/2025.

6. Bệnh héo xanh vi khuẩn (chết ẻo): Phát sinh trên lạc tỉa sớm từ 05/01, cao điểm gây hại từ giữa tháng 01 đến giữa tháng 02/2025; phát sinh diện rộng và gây hại cục bộ trong tháng 02 - 3/2025 (giai đoạn lạc phân cành - tạo quả).

7. Bệnh thối hạch: Gây hại cục bộ từ 15/01/2025 đến cuối tháng 02/2025 (bệnh sẽ gây hại mạnh khi nhiệt độ dưới 200C).

8. Bệnh thối tia, thối quả: Phát sinh hại cục bộ từ đầu tháng 02/2025 đến cuối vụ.

9. Bệnh đốm lá: Phát sinh từ 25/01 - 25/3/2025.


    III. CÂY ỚT:

1. Sâu xám: Tập trung gây hại ở thời kỳ cây con mới trồng.

2. Sâu đục quả: Từ 10/2/2025 gây hại ở giai đoạn có quả đến cuối vụ.

3. Bệnh lở cổ rễ: gây hại ở giai đoạn cây con.

4. Bệnh thối gốc, thối thân: Phát sinh gây hại từ 25/01 - 20/2/2025 từ khi cây ở giai đoạn phân cành, tạo quả.

5. Bệnh héo vàng vi khuẩn: gây hại từ giữa tháng 2/2025,  gây hại mạnh vào tháng 3 và kéo dài đến cuối vụ.

6. Bệnh thán thư: Gây hại từ 05/3 - 05/4/2025 và kéo dài đến khi thu hoạch.

C. ĐỐI VỚI RAU, ĐẬU CÁC LOẠI:

1. Sâu xám, bệnh lở cổ rễ: Phát sinh gây hại thời kỳ cây con, gây hại chủ yếu trong tháng 01 - 02/2025.

2. Rầy, rệp các loại: Phát sinh gây hại từ 10/01/2025 trở đi.

3. Sâu đục quả: Phát sinh và gây hại từ tháng 01 đến tháng 4/2025.

4. Bệnh thán thư, phấn trắng, đốm lá, sương mai: Phát sinh gây hại trên cây họ bầu bí và đậu các loại... trong suốt cả vụ.

5. Bệnh thối nhũn trên rau họ thập tự: Phát sinh gây hại ngay từ đầu vụ, tập trung gây hại trong tháng 01-02/2025.

6. Bệnh thối hạch: Phát sinh từ cuối tháng 12/2024 - 10/3/2025, gây hại tập trung trong tháng 01-02/2025. Bệnh thường gây hại trên đậu cô ve lùn, lạc, bắp cải, khổ qua...; bệnh phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết âm u, rét lạnh kéo dài (t0 <200C).

7. Bệnh nứt thân xì mủ: Bệnh phát sinh gây hại từ tháng 01 và kéo dài sang tháng 02/2025, bệnh gây hại chủ yếu trên dưa hấu.

Ngoài ra, ruồi đục quả trên cây họ bầu bí phát sinh từ đầu tháng 01/2025 và gây hại đến đầu tháng 4/2025.

D. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CẦN CHÚ Ý:

1. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng: Các địa phương khuyến cáo người dân khẩn trương thu dọn lượng đất bồi lấp, chỉnh trang lại ruộng, kênh mương; thu dọn tàn dư thực vật, bón vôi và cày lật gốc rạ sớm nhằm cải tạo đất, đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển vụ, kết hợp diệt chuột và ốc bươu vàng.

Lưu ý: Công trình thủy lợi không cấp nước tưới cho sản xuất đầu vụ, vì vậy cần chủ động đắp bờ giữ nước để có nước làm đất trước khi gieo sạ.

2. Thực hiện đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống của Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành. Nên sạ cùng trà, cùng loại giống trên từng cánh đồng để dễ áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm, dễ chăm sóc, thu hoạch và hạn chế sâu bệnh gây hại. Riêng đối với các giống dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn, mẫn cảm với thời tiết rét lạnh, trổ gặp mưa như BC15, Thiên ưu 8, TBR225, VNR20, HN6, Sơn Lâm 1, VN121, Đài Thơm 8..., ngay từ đầu vụ cần lưu ý bón phân chuồng, phân Kali để giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi; các giống HT1, Bắc Thịnh, Đài Thơm 8 dễ bị nhiễm rầy, cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp quản lý hợp lý.

3. Quản lý cỏ dại trên đồng ruộng: Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ (tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm) thích hợp cho từng chân ruộng và đúng kỹ thuật. Để sử dụng thuốc trừ cỏ hiệu quả, liều lượng và cách sử dụng phải tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc; phun thuốc khi ruộng đủ độ ẩm; không hỗn hợp thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm để phun. Nếu thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm chưa xử lý được, cần kiểm tra ruộng và xử lý thuốc hậu nảy mầm sớm khi lúa có 2-3 lá thật. Cần cho nước vào ruộng ngâm chân sau 1-2 ngày xử lý thuốc. Không phun thuốc trừ cỏ khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 200C (dễ gây ngộ độc cho lúa).

4. Các địa phương tổ chức vận động nông dân ra quân diệt chuột bằng biện pháp thủ công, bẫy, bả và bắt Ốc bươu vàng ngay từ đầu vụ.

5. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa và sản xuất theo hướng an toàn, đúng hướng dẫn để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như quản lý sinh vật gây hại.

6. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sớm trước 40 ngày sau sạ.

7. Thực hiện đầy đủ các biện pháp thâm canh, áp dụng phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM/ICM) và gói kỹ thuật 1 phải 5 giảm trên cây lúa

8. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

9. Đối với rau màu cần làm đất kĩ, vệ sinh đồng ruộng, lên luống, áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại tổng hợp để hạn chế bệnh do nấm, vi khuẩn trong đất.

10. Tăng cường phối hợp với cán bộ đứng điểm của Trung tâm KTNN theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời, có hiệu quả.

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
Các tin cũ hơn:
PC Quảng Nam tri ân khách hàng năm 2024 với nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng
Hội Nông dân thị xã Điện Bàn phát động ra quân đầu vụ sản xuất nông nghiệp Đông Xuân 2024 – 2025
Kết quả mô hình nâng cao chất lượng đàn lợn giống trong dân
Chuyện lão nông xuất sắc ở Điện Thọ
Lễ kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Y khoa Trí Tâm
Phường Điện Thắng Bắc tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2024
Bảo hiểm xã hội thị xã Điện Bàn phối hợp với Công an thị xã tăng cường thu hồi tiền chậm đóng BHXH, BHYT
Đoàn cán bộ Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Sê Koong – Lào tham quan học tập tại thị xã Điện Bàn
Hoàn thành bàn giao 55.000 cây cau giống trên địa bàn thị xã Điện Bàn
Phường Điện Nam Đông tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2024.
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm