Nội dung chi tiết

NGƯỜI ĐẢNG VIÊN TRUNG KIÊN
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 14/03/2009 .Lượt xem: 4761 lượt. [In bài]

Nguyễn Thành Nhơn

Bà Trịnh Thị Thiệt–sinh năm 1921, thường gọi là bà Ba Thiệt. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo tại làng Phong Nhị xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Một gia đình có truyền thống chống ngoại xâm, cả 04 đời từ ông cha, đến các con, các cháu có 11 người là Đảng viên Cộng sản Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến có 3 người hy sinh, bà Trần Thị Buội là mẹ bà Ba Thiệt được Nhà nước phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà Ba Thiệt, lúc tuổi đời 16, đã giác ngộ tham gia cách mạng chống Tây. Đó là thời kỳ đồng chí Trịnh Quang Xuân cán bộ xứ ủy Trung Kỳ hoạt động ở  vùng đất này.

Năm 1949, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Cuộc đời đầy sóng gió vật lộn với thử thách ác liệt, khổ đau vào sanh ra tử, bà ẩn mình trong gian khó để hợp pháp hoạt động bí mật với bao chiến công thầm lặng theo sự chỉ đạo của Đảng suốt cuộc trường kỳ 9 năm chống Pháp và 21 năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 2002 bà vinh dự nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Từ sau hòa bình lập lại 1954, là một Đảng viên không đi tập kết ra miền Bắc, ở lại địa phương tham gia đòi thi hành hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhât hai miền Nam – Bắc. Nhưng bọn “can thiệp Mỹ “ hất cẳng Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành đánh phá, tố cộng, diệt cộng chống lại nhân dân ta hòng dập tắt phong trào cách mạng miền Nam với Luật 10/59 “diệt cộng là quốc sách” chúng bắt bớ giam cầm tù đày, thủ tiêu, giết lén, hành hạ người dân đủ điều khổ nhục. Ở Điện An cũng như nhiều nơi khác, nhân dân vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. Trải qua các cuộc “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” rồi “Việt Nam hóa chiến tranh” người dân làng Phong Nhị sắt son với lời thề “một tấc không đi, một ly không rời” quyết tâm nuôi giấu, bảo vệ cách mạng đến cùng, rồi cả xã Điện An với khắp nơi dấy lên phong trào nhân dân du kích chiến tranh, xây dựng phòng tuyến, gài mìn, đánh chông, xây dựng làng chiến đấu, đào địa đạo, đi dân công, nuôi thương binh, tiếp lương tải đạn, chiến đấu và  phục vụ chiến đấu, lớp thanh niên hăng say lên đường tòng quân thi đua giết giặc lập công với bao thành tích hào hùng. Là một Đảng viên hoạt động bí mật mà phải sống hợp pháp hòa mình vào phong trào cách mạng địa phương, bà Ba Thiệt 12 lần bị địch bẳt tra tấn tù đày từ các nhà tù: Vĩnh Điện, Hội An, Thanh Bình – Ty Gia Long – Kho đạn - Đà Nẵng. Làn nào sa vào tay giặc, dù tra tấn tàn bạo, bà một mực không khai báo, làm ảnh hưởng đến phong trào cách mạng.

Bà Ba Thiệt nhớ lại “có lần tên H người cùng quê chiêu hồi phản bội dẫn địch về bắt tôi, chúng bịt mắt, còng tay đưa tôi xuống Vĩnh Điện đánh tra đủ kiểu, rồi đưa xuống nhà tù Hội An tra tấn tiếp, nước ớt, xà phòng, treo tôi lơ lửng, điện dí vào người chết đi sống lại nhiều lần vẫn một mực không hé môi làm lộ cơ sở. Tức tối, hết kiểu này đến kiểu khác, chúng dùng băng đạn ga răng cày nát hai bên xương sườn, dí điện chết ngất, đánh trào máu ra, thiếp đi lúc nào, khi tỉnh dậy mới thấy mình nằm trên vũng nước đầy máu. Chúng đối chất tên H khai cho tôi, tôi quật lại khai hết cho H dụ dỗ tôi làm Việt Cộng nhưng tôi không nghe, nó vu oan trả thù cho tôi chứ tôi không biết gì cả. Tôi cắn răng chịu đựng, xác định mục tiêu và lý tưởng người Đảng viên nếu khai báo cho địch tức là đầu hàng địch, phản lại cách mạng. Không lấy được lời khai, cuối cùng chúng giam tù một thời gian rồi cũng thả.

12 lần bị chúng bắt tù, một lần đáng nhớ nhất là năm 1970, bị tra tấn sưng ù mặt mũi, đau khắp người, chúng tống vào giam ở phòng M nhà lao Hội An. Sức khỏe ngày càng kiệt quệ, xuống cấp nhanh, chắc chắn không thể sống nổi, tôi nghĩ ra một kế thà chết trước quân thù có đồng đội, chị em chứng kiến, tôi hô to: “Hồ Chí Minh muôn năm” “Mặt trận dân tộc giải phóng nhất định thắng lợi”. Nghe tiếng hô đanh thép bọn chúng lôi ra tra hỏi. Tôi nói: Tôi không phải là Việt cộng mà các ông đánh cho ra Việt cộng, chắc trước sau gì tôi cũng chết. Tôi hô khẩu hiệu để nói tôi là Việt cộng, các ông bắn tôi chết khỏi bị tra tấn nữa. Chúng hầm hừ rồi đem tôi nhốt vào xà lim 03 tháng liền rồi phải  “kết cung” thả về. Mỗi lần họp mặt tù chính trị Hội An gặp lại những chị em bạn tù cứ nhắc “Trâu lỳ chẳn sợ dao phay”.

Cuối đời bà sống cảnh đơn độc, không chồng, không con, không nhà, không có niềm hạnh phúc riêng tư, chỉ biết nương tựa vào căn nhà của bà chị  dâu và các cháu sống đạm bạc qua ngày với số tiền phụ cấp 330.000d/tháng. Đến thăm mẹ, chia sẻ nổi đau, nổi buồn của mẹ tôi đưa mắt nhìn về nơi mẹ ngủ, trên vách tường nào là Huân chương kháng chiến hạng nhất, nào là Huân chương vì sự nghiệp Phụ nữ do Trung ương Hội tặng, huy hiệu 40, 50 năm tuổi Đảng, giấy chứng nhận của Người cao tuổi mừng thọ cụ bà 83 tuổi.

Những ngày còn lại cuối đời như ngọn đèn dầu trước gió, song mẹ ngày ngày thấy quê nhà đang thay da đổi thịt làm rộn lên niềm vui, như thực hiện được ước mơ của mẹ càng làm cho mẹ khuây khỏa.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
NHÀ LAO VĨNH ĐIỆN
NHÀ YÊU NƯỚC LÊ ĐÌNH DƯƠNG
NHÀ YÊU NƯỚC PHAN THÀNH TÀI
BÀI THƠ CA NGỢI ĐỒNG CHÍ ĐINH TÙNG
BÀI THƠ THƯ NHÀ
MỘT HỘI PHÓ NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT
CÁI CHẾT NGHIỆT NGÃ CỦA PHẠM XANG
BA MẸ CON CÙNG MỘT CHI BỘ
GƯƠNG BẤT KHUẤT CHỐNG TỐ CỘNG
RA ĐI … QUYẾT TỬ !
Các tin cũ hơn:
TRẠM GIAO LIÊN GIỮA LÒNG GIẶC
CHỊ BẢY CẮT CỔ TRONG NHÀ TÙ
NGƯỜI CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG THÀNH ĐÔ
ĐỐI MẶT VỚI TỬ THẦN
NGƯỜI NỮ TÙ MANG SỐ HC.15312
CÂU CHUYỆN CỦA MỘT NỮ TÙ
NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN
MỘT LÒNG TRUNG KIÊN VỚI ĐẢNG
MỘT CƠ SỞ CÁCH MẠNG
CÒN MÃI TUỔI HAI MƯƠI …
    
1   2   3   4  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm