Nội dung chi tiết

Ông Cường hàng vải
Tác giả: UBND Điện Bàn .Ngày đăng: 12/03/2011 .Lượt xem: 4724 lượt. [In bài]

- Hoàng Dũng -

Vùng ven thị trấn Vĩnh Điện huyện Điện Bàn nói riêng hỏi ra ai cũng biết ông Cường. Tên gọi đầy đủ là Lê Hữu Cường, ở khối phố 6, thị trấn Vĩnh Điện.

Tiếng lành đồn xa, tôi tìm đến nhà ông trong lúc cả nhà đang làm việc. Nhìn những mặt hàng bày ra nhan nhản mới thấy được sự đa dạng, phong phú, nét đặc thù, khéo léo của từng thành phẩm. Trò chuyện với tôi, ông thân mật nói về ''nhân duyên'' của nghề thủ công này. Đó là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, lặn lội học hỏi. Từ khi ông là kép chính của đoàn hát tuồng huyện Điện Bàn đến khi làm công việc hoá trang cho các diễn viên phục vụ các đêm diễn lưu động khắp nơi trong tỉnh. Bản tính cần cù, chất phác, chịu khó và tâm nguyện tân tạo nét đẹp truyền thống đã thôi thúc ông sáng tạo nên nhiều sản phẩm thủ công có sự kết hợp hài hoà giữa cổ và kim, là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong những dịp lễ, tết...Ông Cường bộc bạch: Nghề này chẳng khác gì ''làm dâu trăm họ'', mỗi tộc, họ, mỗi thôn bản; mỗi dịp cúng tế lễ thần đều có nét độc đáo riêng. Ngoài việc chọn màu sắc phù hợp, người sản xuất phải hiểu được phần nào điều kiện thổ nhưỡng nơi khách hàng yêu cầu. Cờ ngũ sắc phải kết hợp hài hoà, tương đắc ''kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ''; cờ may cho chùa phải chọn gam màu hợp với quan niệm ''sinh, lão, bệnh, tử''. Đó là chưa kể các bức liễn, nghi, châu...phục vụ các đám tang. Hình ảnh ''bát tiên'' mỗi vị một sắc màu đặc trưng được thêu nổi trên nền vải nhung đỏ, xanh lục đen; hình ảnh ''hổ phục rồng chầu'', ''long, lân, quy, phụng'' được bày trí khá đẹp mắt đối với từng thành phẩm khi khách hàng yêu cầu; những hoa văn kết nối bằng hạt cườm, hột sáng, bằng dây ru băng nhiều màu sắc...càng tạo nên vẻ đẹp hài hoà của sản phẩm.

Một bộ trang phục cho ông công bao gồm: cái mão (mũ), nịt lưng, cặp saphu (đeo ở chân), bộ xiêm, giáp, đôi giày vải và cặp sinh (bằng gỗ). Nhìn khối lượng nguyên vật liệu trong nhà đủ thấy việc hoàn chỉnh sản phẩm là cả một quy trình. Ngoài niềm đam mê, người thợ cần có tính kiên nhẫn, chịu khó. Tất cả các sản phẩm đều làm bằng thủ công, từng công đoạn phải tỉ mỉ. Cầm trên tay cái mão đang hoàn chỉnh công đoạn cuối, tôi không khỏi thán phục và lân la hỏi chuyện. Ngỡ ngàng khi biết được cả nhà (4 người) phải làm xuyên suốt trong 5 ngày mới hoàn chỉnh sản phẩm. Từ khâu chọn vải, cắt rập (theo khuôn), kết hột sáng, cườm nổi, kết kim tuyến...đến những chi tiết phụ hoạ để hoàn chỉnh sản phẩm...tất cả đều qua đôi tay khéo léo, cẩn trọng của người thợ. Áo dài (lấy nguyên mẫu áo dài xưa) may cách tân, hai vạt áo thêu nổi rõ hình ảnh ''hổ phục rồng chầu'', khâu làm khuy, kết nút cũng chiếm một khoảng thời gian không ít. Tất cả nút áo đều làm bằng vải. Có áo khách hàng yêu cầu nút tròn, có áo  buộc bằng dây...ấy vậy mà khi hoàn chỉnh sản phẩm nhìn áo nào cũng rất đẹp mắt.

Một trong những sản phẩm được người tiêu dùng hiện nay chuộng nhất vào dịp lễ, tết, xuân kỳ thu tế...đó là áo dài, khăn đóng. Mỗi ngày bình quân cả gia đình may khoảng 15 bộ (áo + khăn đóng), lúc cao điểm có ngày may từ 50-70 bộ (thuê thêm thợ). Những dịp lễ hội như : lễ hội Quảng Nam- hành trình di sản; lễ hội bà Thu Bồn; Ngũ xã Trà Kiệu...ngoài việc may khăn đóng, áo dài, gia đình ông còn nhận may cờ, phướng, áo, mão phù hợp với tính chất của từng lễ hội. Những lúc như thế không chỉ cả gia đình vào cuộc mà bà con chòm xóm, nhất là những người biết may vá  cũng góp một tay. Người xếp giấy để làm khăn, người làm khuy, kết nút, người cho hàng thành phẩm vào bao...Mỗi người một việc, tất bật từ sớm đến tối để phục vụ thành công lễ hội.

Thời gian gần đây, đời sống người dân ổn định và có bước phát triển, việc tang lễ cũng được các gia đình có người thân qua đời chú trọng về hình thức, ông Cường lại mày mò học hỏi và  “chế tạo” ra các mặt hàng “Bao phủ quan tài”, “bàn phật, bàn vong”, hướng dẫn cách lắp đặt để trang trí quan tài. Với uy tín và niềm đam mê của người thợ, chẳng bao lâu sản phẩm này cũng đã có mặt ở nhiều vùng quê trong tỉnh. Tùy theo khả năng tài chính của mỗi khách hàng, Ông tư vấn nguyên vật liệu phù hợp khi đặt hàng. Chính vì thế, hầu hết khách hàng có nhu cầu đều có  được trọn vẹn bộ sản phẩm. Những mặt hàng này đã phục vụ kịp thời các tang lễ khi gia chủ có yêu cầu, ông Cường lại được tiếng thơm.

Đam mê với nghệ thuật tuồng, cả một đời cần mẫn như con ong thợ, ông Cường đã dần dần thổi hồn vào vải qua từng thành phẩm mình sáng tạo ra. Các mặt hàng vải do nhà ông sản xuất có mặt ở hầu hết các nơi trong và ngoài tỉnh. Đã có nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm, ông vui vẻ truyền nghề, hàng vải nhái lại sản phẩm ông đã từng làm xuất hiện ngày càng nhiều, cạnh tranh với sản phẩm cuả gia đình. Song, với niềm say mê về nghề, ông Cường không ngừng học hỏi, nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm phù hợp và giữ được uy tín trên thị trường. Dẫu chưa phải là ''nghệ nhân'' nhưng việc ông Cường đã và đang làm cũng đã phần nào tạo tiếng vang khá xa trong và ngoài huyện. Ông rất cần có một thương hiệu riêng cho ngành, nghề mình.

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Giao ban đánh giá hoạt động dịch vụ tinh, nitơ năm 2024
Hướng dẫn chăm sóc, quản lý dịch hại cây trồng giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025
Số liệu thống kê chủ yếu năm 2023 thị xã Điện Bàn
Bổ nhiệm Phó Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn
Hướng dẫn chăm sóc các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện rét lạnh
Điện lực Điện Bàn tổ chức vệ sinh công nghiệp cách điện
Bế giảng lớp nghề kỹ thuật pha chế đồ uống tại phường Điện Ngọc
Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong mùa Đông
Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Điện Bàn tổ chức tập huấn hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cho cán bộ, hội viên
Hội Nông dân các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột
    
1   2   3   4   5  
    
Các tin cũ hơn:
“Người thổi tù và” thời nay
Hiệu quả từ việc ứng dụng phương pháp bảo quản thức ăn xanh cho trâu bò dự trữ cho mùa mưa lũ
Năm 2010 đạt tổng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế của xã Điện Thọ đạt 136,76 tỷ đồng
Một số biện pháp phòng, chống rét cho gia súc
Thanh niên làm kinh tế giỏi
Quỹ tín dụng nhân dân xã Điện Dương tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2010
Thông xe kỹ thuật cầu Gò Nổi
Vững bước vào năm mới
Đồng hành vươn đến thị xã.
Lãng phí từ một công trình cấp nước sinh hoạt
    
1   2   3   4   5  
    

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập
Lượt trong năm